Top 14 biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non mới nhất năm 2022

Dưới đây là các thông tin và kiến thức về chủ đề biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non hay nhất do chính tay đội ngũ leading10 chúng tôi biên soạn và tổng hợp:

Mục Lục

1. SKKN: “Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”

Tác giả: mnsongkhe.tpbacgiang.edu.vn

Ngày đăng: 08/15/2021 12:13 AM

Đánh giá: 4 ⭐ ( 35958 đánh giá)

Tóm tắt: I. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiSinh thời Bác Hồ nói: “Không sạch sẽ thì bẩn, bẩn thỉu sinh bệnh tật”.Bác luôn yêu cầu và kêu gọi: “Mọi người phải chý ý giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe”.Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng quan chăm sóc thế hệ trẻ vì trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ kế tục và phát triển sự nghiệp của cha ông. Trẻ em phát triển tốt nhờ vào rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố vệ sinh phòng bệnh vì trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất vì cơ thể trẻ trong giai đoạn này sức đề kháng còn yếu.Vì vậy công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng và cần thiết giúp trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh , phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai.Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 3-4 tuổi- người trực tiếp giảng dạy và chăm lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ tôi nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách. Chính vì vậy tôi luôn canh cánh trong lòng và tự hỏi mình: Làm sao? Làm như thế nào? Và cần phải làm những gì? để rèn cho trẻ cho trẻ thói quen vệ sinh một cách tốt nhất.Xuất phát từ lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”2. Mục đích nghiên cứuNhư chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển với tốc độ không ngừng, cuộc sống con người cũng không ngừng được nâng cao. Các xí nghiệp mọc lên nhanh chóng và hoạt động không mệt mỏi, đi đôi với sự phát triển ấy thì cũng kéo theo vô vàn thách thức: không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, bệnh tật gia tăng…Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lý thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Vì vậy việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ là một việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh và phòng tránh bệnh tật một cách tốt hơn.Việc giáo dục vệ sinh cho trẻ được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện được trải nghiệm, tích lũy vốn kinh nghiệm sống cho bản thân.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Điều tra thực trạng tại cơ sở.Khảo sát trên trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách.Nghiên cứu các tài liệu về công tác vệ sinh.Tìm ra giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh ở trẻ.Đối chiếu kết quả đạt được trên trẻ sau khi thực hiện đề tài.4. Đối tượng và phạm vi ngiên cứuTrẻ mẫu giáo 3-4 tuổi A trường mầm non Song Khê – Thành phố Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát.Phương pháp điều tra, khảo sát.Phương pháp trực quan: Làm mẫu, thực hành…Phương pháp dùng lời: Đàm thoại, giảng giải…Phương pháp nghiên cứu tài liệu.Phương pháp đối chiếu, so sánh.Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. Phương pháp toán học.II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1. Cơ sở lý luậnVệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn luyện và đấu tranh với bản thân. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh như: tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng… Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ sinh cá nhân. Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm, thái độ tích cực đối với việc thực hiện những hành vi văn hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói quen văn hoá vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá hành động vệ sinh của mình, của bạn… Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể chất và tinh thần – sống khỏe mạnh.2. Cơ sở thực tiễnNhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã suy nghĩ trình bày thực tế để tìm biện pháp thực hiện.* Thuận lợiTrường mầm non Song Khê trong những năm vừa qua nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo Sở, phòng Giáo dục, lãnh đạo thành phố giúp đỡ về cơ sở vật chất .Được sự quan tâm của BGH nhà trường mua sắm bổ sung các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động vệ sinh của trẻ.Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, luôn có ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Nhà trường duy trì được công tác bán trú, các cháu đi học cả ngày nên thuận lợi trong việc rèn trẻ.Các cháu đều ở cùng lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý giống nhau nên dễ dàng trong việc giáo dục.Được sự quan tâm của BGH nhà trường thường xuyên cử các đồng chí giáo viên cốt cán đi dự kiến tập về hoạt động giáo dục vệ sinh cho trẻ do Sở tổ chức và tham gia các lớp chuyên đề về công tác vệ sinh do Phòng giáo dục tổ chức nên đã có một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về hoạt động vệ sinh.100% giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.Bản thân có điều kiện tham khảo một số tài liệu, tập san qua chuyên đề hè và sách “Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ mẫu giáo” của Bộ giáo dục và Đào tạo.* Khó khănMột số cháu mới đến trường, lớp nên chưa quen nề nếp vệ sinh, chế độ sinh hoạt ở trường và một số cháu còn quá nhỏ.Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, thường làm giúp trẻ nên khả năng tự phục vụ của trẻ trong hoạt động vệ sinh còn hạn chế.Mét sè phô huynh ch­a quan tâm đến việc rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ.Công tác phối hợp với phụ huynh của một số giáo viên còn hạn chế.3. Các biện pháp nghiên cứuVới những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu tìm những biện pháp giải quyết như sau: 3.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết cho hoạt động vệ sinh* Môi trường xã hội:Muốn trẻ hứng thú với hoạt động vệ sinh thì việc đầu tiên là phải gây được hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Trẻ có thích đến lớp thì mới hứng thú tham gia vào các hoạt động khác. Chính vì vậy mà chúng ta cần xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động vệ sinh. Môi trường chăm sóc – giáo dục trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.* Môi trường vật chấtMôi trường cho trẻ hoạt động trong phòng, nhóm lớp: Giáo viên xây dựng góc “Rèn kỹ năng sống cho trẻ” với các hình ảnh mang nội dung giáo dục vệ sinh dưới dạng mở để trẻ được thỏa sức lựa chọn những hình ảnh đúng – sai theo khả năng nhận thức của trẻ.Làm tốt công tác vệ sinh môi trường nề nếp của lớp. Các cháu ở lớp mẫu thời gian rất dài, nếu cô sắp xếp đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ, mọi sinh hoạt của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm. Tất cả những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Lớp học sạch đẹp cháu không nỡ vứt rác bừa bãi, cháu không vứt đồ chơi lung tung, khi mọi thứ trong lớp điều được sắp xếp theo đúng chỗ quy định.Ngoài ra giáo viên cần làm một số sách, tranh có nội dung giáo dục vệ sinh ở góc thư viện. Các hình ảnh trong sách, tranh phải rõ ràng, màu sắc tươi sáng, ngộ nghĩnh hấp dẫn với trẻ.Cô cần tạo môi trường gần gũi, phong phú bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh tại bồn rửa tay hay trang trí góc vệ sinh cho trẻ.* Đồ dùng, dụng cụ vệ sinhTrong tất cả các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động vệ sinh thì đồ dùng trực quan đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả và ý thức vệ sinh cho trẻ. Ví dụ: Cô dạy các cháu úp ca cốc thì lớp phải giá để cốc và cốc cho trẻ thực hiện úp, có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà, cháu sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. Cô cùng gia đình kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nếu có điều kiện để rèn luyện những kỹ năng thực hành vệ sinh cho trẻ.Để đảm bảo đồ dùng phục vụ cho hoạt động vệ sinh cho trẻ ngay từ đầu năm học tôi đã thống kê đồ dùng, dụng cụ của lớp để kịp thời tham mưu với nhà trường bổ sung thêm đồ dùng, dụng cụ vệ sinh đảm bảo cho trẻ hoạt động.3.2. Biện pháp 2: Tự học tập, bồi dưỡng về kỹ năng thực hành thao tác chăm sóc – vệ sinh cho trẻ.Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo bé có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô giáo phải có kiến thức chuẩn xác về kĩ năng thực hành , chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan đến vấn đề vệ sinh để áp dụng vào dạy trẻ. Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ.Thói quen vệ sinh cần rèn luyện.Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp , giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ sinh sau:Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chải đầu, đánh răng.Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch..Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.Biết gấp cất trải nệm, gối.Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa.Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh.Cô cũng cần nắm được các kỹ năng cần rèn cho trẻ như:Trẻ phải thành thạo các kỹ năng thực hành vệ sinh của lớp mầm, ngoài ra cô cần rèn cho trẻ.Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn.Biết dùng tay – khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi…Bản thân tích cực sưu tầm, nắm vững nội dung và nguyên tắc hướng dẫn thực hành thao tác vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt…Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng phải hướng dẫn trẻ thực hiện theo đúng quy trình 6 bước:Bước1: Làm ướt tay dưới vòi nước, lấy xà phòng xoa 2 lòng bàn tay vào nhauBước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.Bản thân luôn tìm tài liệu liên quan để nghiên cứu sau đó trao đổi với hiệu phó phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng và giáo viên cùng thực hiện.Manh dạn đăng kí hoạt động vệ sinh cho buổi hội giảng của trường để BGH, giáo viên góp ý kiến, xếp loại. Đây là một cách làm tạo động lực cho bản thân chú ý đến công tác chăm sóc- giáo dục vệ sinh cho trẻ.Nghiên cứu một số tài liệu do nhà trường cấp phát: Bé giữ vệ sinh, bé sạch, thực hành vệ sinh và các lô tô vệ sinh… để tham khảo và hướng dẫn phụ huynh thực hành các thao tác vệ sinh cho trẻ.Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần phải tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo.3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm,vận dụng các bài thơ, truyện, bài hát và trò chơi vào hoạt động vệ sinh.Tổ chức các hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh: Chơi là quá trình trẻ học làm người, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các vai khác nhau. Với các chủ đề chơi về “gia đình”, “cửa hàng bách hoá”, “trường mầm non”, “Bác sỹ”… Khi trẻ tham gia vào trò chơi cũng chính là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức, kỹ năng, hình thành xúc cảm, tình cảm một cách tự nhiên không ép buộc… Ví dụ trong chủ đề “gia đình” giáo viên có thể tiến hành cho trẻ chơi các trò chơi với búp bê, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh, hoặc sử dụng các trò chơi đóng kịch (bằng các vở kịch có nội dung ngắn gọn, có thể do giáo viên soạn thảo dựa trên những hành vi của trẻ đã quan sát được), để rèn luyện cho trẻ các thói quen văn hoá vệ sinh thông qua các bước tổ chức trò chơi như; Chuẩn bị cho trẻ chơi: Cho trẻ làm quen với đời sống xung quanh (qua dạo chơi, tham quan, trò chuyện, trao đổi với trẻ…) Trong quá trình đó cần hướng trẻ chú ý tới hành động của con người, mối quan hệ của họ, kết hợp với giải thích động cơ hành động, tạo môi trường hoạt động, giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh xung quanh để chơi. Khi tổ chức cho trẻ chơi: Cho trẻ đàm thoại trước khi chơi, đàm thoại giúp trẻ có cơ hội độc lập chuyển tri thức và kỹ năng đã biết để đạt mục đích chơi, lập kế hoạch tổ chức thực hiện và xác định những điều kiện cần thiết. Trong quá trình tổ chức, điều kiển quá trình chơi của trẻ, giáo viên có thể tham gia trực tiếp vào trò chơi với trẻ, giúp trẻ phát triển mối quan hệ trong trò chơi bằng cách mở rộng nội dung chơi, vai chơi, đánh giá vai chơi trong những tình huống cụ thể, hướng dẫn trẻ, kịp thời giúp trẻ điều chỉnh hành vi phù hợp. Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên với tư cách là người điều khiển trò chơi đánh giá hành động của trẻ, giao nhiệm vụ cho trẻ tiếp tục luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày để củng cố hành vi.Với mỗi đề tài tôi luôn nghiên cứu tìm hiểu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích sự tò mò và hứng thú ở trẻ.Ví dụ: Ở hoạt động vệ sinh với nội dung “Đánh răng” ở chủ đề bản thân tôi sử dụng truyện “Gấu con bị đau răng”, cô dẫn dắt cho trẻ biết vì Gấu con hay ăn kẹo, bánh mà lại lười đánh răng nên bị sâu răng.Ngoài các câu chuyện tôi còn sử dụng một số bài thơ, bài hát để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.Ví dụ: Trước giờ ăn cơm để rèn luyện thói quen ăn uống vệ sinh sạch sẽ tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”: Giờ ăn đến rồiVào bàn bạn nhé             Nào thìa, bát, đĩa             Xúc cho gọn gàngChớ có vội vàngCơm rơi, cơm vãi.Hay với bài thơ “Bé ơi”“Bé ơi nhớ nhéGiờ ăn đến rồiRửa tay sạch sẽTrước khi ăn cơmBé ngồi ngay ngắnMời cô, mời bạnCùng bé xơi cơmNếu có hắt hơiBạn ơi nhớ nhéQuay ra đằng sauTay che miệng mũiNếu không như thếSẽ mất vệ sinhBạn bè cười chêChẳng đẹp tí nàoBé ơi nhớ nhé”.Đồng thời cũng có thể kết hợp một số bài hát như “ Khám tay”, “Tập rửa mặt”, “Thật đáng yêu”…qua đó trẻ vui vẻ mạnh dạn và hứng thú hơn với giờ học.3.4. Biện pháp 4: Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dụcGiáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh: Tổ chức hoạt động vệ sinh là cách thức tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của trẻ. Mục đích là trang bị cho trẻ những tri thức chủ yếu về vệ sinh, giúp trẻ nắm được các thao tác thực hiện trong từng hành động vệ sinh một cách chính xác, đúng đắn, làm cơ sở để luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày. Các tiết vệ sinh có thể tổ chức theo từng nhóm nhỏ từ 8 – 10 trẻ vào các thời điểm làm vệ sinh cá nhân, trước khi ăn cơm, trước khi ngủ trưa… Trong quá trình tổ chức tiết học vệ sinh cá nhân, giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ trực quan như tranh ảnh hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân (vật thật)… để giúp trẻ dễ dàng nắm được cách thức thực hiện, có hứng thú với việc thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh.Các cháu mẫu giáo bé tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được những kiến thức thông thường vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho các cháu biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.Để thực hiện tốt hoạt động vệ sinh thì cô phải chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và động tác mẫu.Các cháu có thể thực hiện các công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với những việc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích, cô có thể tập truớc cho một cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo.Ví dụ: Thao tác đánh răng một cháu thực hiện các cháu khác làm theo – cô đọc lời hướng dẫn.Nhắc nhở các cháu thực hiện thường xuyên. Muốn hình thành một thói quen vệ sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng cần phải làm cho trẻ được thực hành thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ. Hành động sẽ trở thành thói quen khi đứa trẻ có nhu cầu từ bên trong.Ví dụ: Cháu Thu Trang sau khi ăn xong nếu cháu không đánh răng cháu thấy rất khó chịu và không chịu đi ngủ.Lồng ghép vào các hoạt động học có chủ đích: Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ, thông qua những môn học, bài học cụ thể như: Khám phá khoa học; Khám phá xã hội; Làm quen với tác phẩm văn học… Giáo viên có thể tiến hành tích hợp nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên khi tiến hành lồng ghép giáo viên cần chú ý đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, khách quan của tri thức môn học; đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung hoạt động học tập; đảm bảo tính vừa sức cho trẻ. Để lồng ghép nội dung giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ thông qua các hoạt động học tập có hiệu quả, khi tiến hành tích hợp giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp, từ đó xác định nội dung giáo dục thói quen hành vi văn hoá cụ thể cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép và yêu cầu cần đạt được.Ví dụ: Qua giờ làm quen văn học với đề tài: Truyện “Gấu con bị đau răng” cô giáo dục trẻ biết vệ sinh răng miệng sạch sẽ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.Hoặc kể chuyện theo tranh “Mẹ tắm cho em bé”.Mục đích: Củng cố cho trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh các bộ phận cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay, chân..Chuẩn bị:Tranh to và màu sắc đẹp “ Mẹ đang tắm cho em bé”Một số câu hỏi để hỏi khi trẻ xem tranh Một búp bê để minh hoạ.Tiến hành: Đọc cho trẻ nghe bài thơ “Yêu mẹ” Cô hỏi trẻ ở nhà ai thường tắm cho các con? Cô cho trẻ xem tranh “Mẹ đang tắm cho em bé” và hỏi trẻ: Tranh vẽ gì đây các con? Mẹ đang làm gì? Bé đang làm gì? Sau đó cô kể cho cháu nghe câu chuyện theo sự sáng tạo của cô. Có thể kể như sau: Hôm qua chủ nhật, Băng ở nhà chơi với chị, trời nắng mà tay chân bị bẩn , mẹ tắm cho Băng, Băng thích lắm. Mẹ lần lượt gội đầu, rửa mặt, kỳ cọ tay chân và toàn thân một cách nhẹ nhàng bằng nước mát rượi. Hay ở hoạt động khám phá khoa học đề tài “Tìm hiểu một số loại quả” cô giáo dục trẻ trước khi ăn phải biết rửa tay, rửa hoa quả, gọt vỏ trước khi ăn và biết bỏ rác đúng nơi quy định.3.5. Biện pháp 5: Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngàyTổ chức cho trẻ luyện tập trực tiếp, thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày: Trẻ lứa tuổi mầm non có đặc điểm mau nhớ, chóng quên, vì vậy mỗi hành vi văn hoá vệ sinh đã hình thành cho trẻ cần phải được luyện tập củng cố một cách thường xuyên. Cho trẻ thực hành thường xuyên trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày (khi đón, trả trẻ, khi tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, chơi học..), đó là cách luyện tập tốt nhất để giúp trẻ biến những kỹ năng đã hình thành trở thành kỹ xảo, thói quen. Ví dụ khi tổ chức cho trẻ ăn cô giáo hướng dẫn trẻ rửa tay, lau miệng trước và sau khi ăn; dạy trẻ trước khi ăn phải mời mọi người, khi ăn phải nhai kỹ, không được ngậm thức ăn trong miệng, không được dùng tay bốc thức ăn, không vừa ăn vừa nói chuyện; Trong giờ chơi cô giáo hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ vật, đồ chơi, cách giao tiếp, giúp đỡ bạn trong quá trình cùng chơi; không được tranh giành đồ chơi với bạn, không được đập, phá làm hỏng đồ chơi… Khi trẻ thực hiện các hành động cô giáo cần giám sát, kiểm tra, đánh giá, động viên khen ngợi kịp thời những trẻ làm đúng, làm tốt, hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh những trẻ làm chưa đúng. Thông qua việc luyện tập thường xuyên, hàng ngày, với sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của giáo viên, trẻ sẽ có được những kỹ năng thực hiện hành động có văn hoá vệ sinh, dần dần những kỹ năng đó sẽ trở thành thói quen, thành nhu cầu bên trong của trẻ. Rèn trẻ thông qua các hoạt động của lớp trong ngày.Ví dụ: Lúc đón trẻ vào lớp phải chào cô, cô hướng dẫn trẻ xếp mũ nón vào giá, chải đầu, đi dép đúng chân.Trong giờ trò chuyện cô có thể gợi hỏi: “Mỗi sáng thức dậy các con thường làm gì? + Khi đánh răng các con cầm bàn chải bằng tay nào? + Chải răng xong các con làm gì?+ Sau khi chải răng, rửa mặt xong các con làm gì?+ Khi ăn các con có làm rơi vãi cơm không?- Giờ ăn trưa: Dạy trẻ rửa tay lau mặt, mời cô, các bạn, cầm thìa đúng tay.- Ăn nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoàm và nuốt vội.- Không ngậm thức ăn lâu trong miệng – không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, đi lại lung tung.Không xúc qua đầu, không bỏ dở suất ăn, biết nhặt cơm rơi vào đĩa riêng – ăn xong lau miệng.Uống nước từ từ, không làm đổ, không làm vỡ cốc, không rót nước quá đầy, thò tay vào bình nước, không uống nước lã.Mặc: Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ – không mặc quần áo bẩn, rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo – thường xuyên tắm rửa, thay quần áo.Với bạn bè: Biết nhường nhịn bạn khi chơi và cùng chơi không đánh cãi nhau gây gổ bắt nạt bạn yếu.Với thiên nhiên môi trường:Biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, không hái hoa ngắt lá, bẻ cành cây ở trường, lớp vườn hoa. Chăm tưới cây, nhổ cỏ, dọn vệ sinh.Giờ chơi phản ánh sinh hoạt.Dạy trẻ biết rửa chén, bát, đĩa, xoong, chảo…Dạy trẻ biết tôn trọng yêu kính người lớn tuổi, người trong gia đình… biết giúp đỡ lẫn nhau.Giờ vẽ: Dạy trẻ ngồi đúng tư thế không nói chuyện.Giờ trả trẻ: Cô nhắc nhở phụ huynh cùng với cô, giáo dục các cháu theo chủ điểm yêu cầu của lớp học.3.6. Biện pháp 6: Phát động phong trào thi đua, khen thưởngVới trẻ nhỏ việc học tập, rèn luyện muốn đạt kết quả cao thì phải tạo cho trẻ một cảm giác thoải mái. Trẻ yêu thích việc gì thì mới hoàn thành tốt việc đó. Hiểu tâm- sinh lý của trẻ ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn tham mưu với nhà trường, ban đại diện hội phụ huynh phát động phong trào thi đua “Bé khỏe – vệ sinh” và lập quỹ nhỏ để phát thưởng cho các cháu có thành tích xuất sắc về công tác vệ sinh.3.7. Biện pháp 7: Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công tác rèn thói quen vệ sinh cho trẻHồ Chủ Tịch đã dạy “Giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ở gia đình, ngoài xã hội. Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng nếu thiếu giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”Để phối hợp với gia đình trong việc giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ, giáo viên cần tiến hành trao đổi thường xuyên với phụ huynh trẻ thông qua giờ đón và trả trẻ hàng ngày, qua đó nắm bắt những đặc điểm, hành vi của trẻ ở gia đình. Đồng thời thông báo cho gia đình biết tình hình, những biểu hiện của trẻ ở lớp, những nội dung, yêu cầu giáo dục của cô đối với trẻ. Từ đó có cách thức tác động, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện hành vi văn hoá cho trẻ. Thói quen văn hoá vệ sinh cũng chính là thể hiện trình độ văn hoá của con người, có thói quen văn hoá vệ sinh mỗi cá nhân sẽ tự bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân, có lối sống văn minh, lịch sự. Chính vì vậy, cần thiết phải giáo dục cho trẻ những thói quen văn hoá ngay từ khi còn nhỏ. Hoạt động này muốn đạt hiệu quả cao, trong công tác giáo dục, giáo viên mầm non cần phải có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt, phải nắm vững nội dung chương trình giáo dục, biết cách lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, linh hoạt và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Biết cách tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Để làm được điều đó người giáo viên phải có lòng yêu trẻ, nắm vững đặc điểm của trẻ, có sự kiên trì, nhẫn lại trong khi rèn luyện cho trẻ.Luôn gương mẫu trước trẻ trong việc thực hiện các hành vi văn hoá, vệ sinh. Thường xuyên trao đổi, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ. Làm tốt được điều này sẽ là biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt.Phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục trẻ. Hàng ngày trẻ chỉ sinh hoạt ở trường mầm non với thời gian nhất định, còn lại trẻ sống ở gia đình, chịu sự giáo dục của gia đình. Vì thế, nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tác động đến trẻ một cách đồng bộ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, hình thành hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ. Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ.III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNGSau khi áp dụng một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi A Trường mầm non Song Khê tôi thấy đạt một số kết quả như sau:Đối với trẻĐa số các cháu đã thực hiện được những kỹ năng như: Tự rửa mặt, rửa tay, chải đầu, thay quần áo sử dụng thành thạo dụng cụ vệ sinh.Biết giữ nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.Biết bỏ rác vào giỏ, không vất rác bừa bãi.Biết đi tiêu tiểu đúng nơi quy định.Trẻ không ăn quả xanh, uống nước lã.Khi ăn cơm trẻ không làm rơi vãi.Các cháu đã thể hiện được nếp sống văn minh lịch sự.Biết giữ vệ sinh lịch sự nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi, khi ho, ngáp, hắt hơi đã biết lấy tay che miệng.Tỉ lệ sức khỏe: Các bệnh về mắt, răng, miệng, da giảm 15%Kết quả cụ thể như sau: Kết quả đạt đượcTrước khi thực hiệnSau khi thực hiệnKỹ năng thao tác vệ sinh10/50= 20%47/50= 94%Có ý thức việc mình làm15/50=30%45/50= 90%Tình trạng sức khỏe25/50= 50%43/50= 85%    Đối với giáo viênNắm được mục đích, yêu cầu của hoạt động vệ sinh cho trẻ trong trường mầm non. Khai thác sâu nôi dung vệ sinh cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục vệ sinh cho trẻ theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ ở nhóm lớp.Nắm vững các phương pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ, lồng ghép, tích hợp một cách sáng tạo nhằm rèn thói quen vệ sinh cho trẻ.Giáo viên tự tin hơn khi thực hiện các hoạt động vệ sinh cho trẻ.Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh một cách phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh với nhà trường: Hợp tác cùng giáo viên rèn thói quen vệ sinh cho trẻ, ủng hộ một số đồ dùng, dụng cụ vệ sinh.Phạm vi ứng dụngTác dụng của đề tài này rất lớn đối với bậc học mầm non vì vậy tôi thấy giải pháp nêu trên có thể phổ biến tới toàn bộ lớp học trong trường mầm non Song Khê, trong thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang nhằm thực hiện tốt việc đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ.IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luậnViệc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải:Trau dồi kiến thức vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết.Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.Cô giáo phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình.Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi mới chào đời.Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.Kiến nghịĐề nghị Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản thêm nhiều sách về vấn đề vệ sinh để giáo viên có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu bồi dưỡng thêm để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ.Đề nghị Phòng GD-ĐT, nhà trường tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội giảng về chuyên đề vệ sinh giúp giáo viên đặc biệt là những giáo viên trẻ mới vào ngành bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động vệ sinh. Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc dạy trẻ có những thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, bản thân tôi đã áp dụng tại trường mầm non Song Khê. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!  NGƯỜI VIẾT  Nguyễn Thị Hường

Khớp với kết quả tìm kiếm: . Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch.. Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ….. read more

SKKN: “Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”

2. SKKN một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ – Tài liệu text

Tác giả: text.123docz.net

Ngày đăng: 05/13/2019 12:09 PM

Đánh giá: 3 ⭐ ( 49604 đánh giá)

Tóm tắt: – Tại 123doc thư viện tài liệu trực tuyến Việt Nam

Khớp với kết quả tìm kiếm: – Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm Non. – Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên- trường Mầm Non Nhiệt Điện Phả Lại. – Điện thoại: 0934397235….. read more

SKKN một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ - Tài liệu text

3. Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo – Tài liệu text

Tác giả: text.123docz.net

Ngày đăng: 11/19/2020 12:29 AM

Đánh giá: 3 ⭐ ( 44199 đánh giá)

Tóm tắt: – Tại 123doc thư viện tài liệu trực tuyến Việt Nam

Khớp với kết quả tìm kiếm: Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi. Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của ……. read more

Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo - Tài liệu text

4. Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi | Xemtailieu

Tác giả: baigiang.biotest365.com

Ngày đăng: 02/15/2019 03:39 PM

Đánh giá: 5 ⭐ ( 18602 đánh giá)

Tóm tắt: Xemtailieu là thư viện tại liệu, giáo trình, bài giảng, ebook, khoá luận dành cho học tập.

Khớp với kết quả tìm kiếm: – Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và nó có vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách trẻ nói chung, giáo dục thói quen vệ sinh nói ……. read more

Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi | Xemtailieu

5. SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

Tác giả: dienbien.edu.vn

Ngày đăng: 12/13/2019 07:09 PM

Đánh giá: 4 ⭐ ( 46049 đánh giá)

Tóm tắt: Thế kỷ XXI là thế kỷ mà nền khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ do đó con người phải năng động, biết cải tạo thế giới cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trang bị vốn kiến thức cho con người để phù hợp với thời đại là chiến lược của giáo dục hiện đại. Để đạt được mục đích đó đòi hỏi

Khớp với kết quả tìm kiếm: Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh, có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Chính vì vậy, công ……. read more

SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

6. Biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non 4-5 tuổi

Tác giả: text.xemtailieu.net

Ngày đăng: 08/01/2020 02:57 AM

Đánh giá: 3 ⭐ ( 99556 đánh giá)

Tóm tắt: Biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non 4-5 tuổi Trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, việc giúp trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi

Khớp với kết quả tìm kiếm: cổ tay của bàn tay trái, tương tự rửa bàn tay phải. khi rửa xong rảy nhẹ. … tay giữa lau mắt, dịch khăn lau mũi mồm, gập khăn lau trán, má, cằm, cổ. Ảnh minh ……. read more

Biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non 4-5 tuổi

7. RÈN THÓI QUEN VỆ SINH VÀ HÀNH VI VĂN MINH CHO TRẺ.

Tác giả: mnviethung.longbien.edu.vn

Ngày đăng: 11/14/2021 08:12 AM

Đánh giá: 3 ⭐ ( 76817 đánh giá)

Tóm tắt: Rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là tuổi mầm non, vì vậy hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

Khớp với kết quả tìm kiếm: Những lúc đó tôi thường cho trẻ đọc bài thơ “ Rửa tay” Đồng thời tôi kết hợp vẽ các qui trình rửa tay. … “Miếng xà phòng nho nhỏ. Em xát lên bàn ……. read more

RÈN THÓI QUEN VỆ SINH VÀ HÀNH VI VĂN MINH CHO TRẺ.

8. Trường Mầm non Tân Mai: Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi – Công đoàn – Cổng thông tin điện tử Quận Hoàng Mai

Tác giả: sangkienkinhnghiem.net

Ngày đăng: 08/30/2020 04:58 PM

Đánh giá: 4 ⭐ ( 19824 đánh giá)

Tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Khớp với kết quả tìm kiếm: Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát ……. read more

Trường Mầm non Tân Mai: Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi - Công đoàn - Cổng thông tin điện tử Quận Hoàng Mai

9. Một số biện pháp rèn cho trẻ 4 – 5 tuổi thói quen vệ sinh và hành vi văn minh tại trường Mầm non Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sap- Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăklăk

Tác giả: thegoldbeehive.edu.vn

Ngày đăng: 02/17/2019 08:33 PM

Đánh giá: 5 ⭐ ( 28260 đánh giá)

Tóm tắt: Để rèn cho trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh thì cần phối hợp nhiều giải pháp, biện pháp với nhau. Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ khăng khít và hỗ trợ cho nhau, có sự lôgic, xâu chuỗi với nhau. Biện pháp rèn luyện

Khớp với kết quả tìm kiếm: Khi trẻ học được những kỹ năng và rèn luyện được thói quen vệ sinh cá nhân cho bản thân rồi, ba mẹ có thể yên tâm ……. read more

Một số biện pháp rèn cho trẻ 4 - 5 tuổi thói quen vệ sinh và hành vi văn minh tại trường Mầm non Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sap- Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăklăk

10. Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ ở trường mầm non

Tác giả: www.blogmamnon.top

Ngày đăng: 10/17/2020 10:28 PM

Đánh giá: 5 ⭐ ( 90349 đánh giá)

Tóm tắt: Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ Mẫu giáo mục tiêu giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể chất cho …

Khớp với kết quả tìm kiếm: – Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay dưới vòi nước và xoa xà phòng. – Bước 2: Rửa cổ tay và mu bàn tay. Dùng tay này xoay cổ tay kia. Chà lòng bàn ……. read more

Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ ở trường mầm non

11. skkn Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi – Tài liệu đại học

Tác giả: sti.vista.gov.vn

Ngày đăng: 12/25/2019 08:33 PM

Đánh giá: 3 ⭐ ( 87070 đánh giá)

Tóm tắt: Download miễn phí skkn Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Khớp với kết quả tìm kiếm: . Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch.. Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ….. read more

skkn Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi - Tài liệu đại học

12. Các bước hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ? – Eyelight.vn

Tác giả: download.vn

Ngày đăng: 03/05/2019 07:57 AM

Đánh giá: 4 ⭐ ( 83015 đánh giá)

Tóm tắt:

Khớp với kết quả tìm kiếm: – Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm Non. – Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên- trường Mầm Non Nhiệt Điện Phả Lại. – Điện thoại: 0934397235….. read more

Các bước hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ? - Eyelight.vn

13. “RÈN TRẺ CÓ THÓI QUEN VỆ SINH RỬA TAY, SÁT KHUẨN Ở TRƯỜNG MẦM NON”

Tác giả: c0liennghiavg.hungyen.edu.vn

Ngày đăng: 09/03/2020 06:29 AM

Đánh giá: 5 ⭐ ( 54632 đánh giá)

Tóm tắt: BIỆN PHÁP“RÈN TRẺ CÓ THÓI QUEN VỆ SINH RỬA TAY, SÁT  KHUẨN Ở TRƯỜNG MẦM NON”I. Thông tin giáo viên dự thi1. Họ và tên người dự thi: Dương Thị Hoa2. Chức vụ: Giáo viên3. Đơn vị: Trường mầm non Ngọc Thiện số 1 II. Tên biện pháp: “Rèn trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn ở trường mầm non” III. Nội dung1. Thực trạng * Vấn đề cần giải quyết: Như chúng ta đã biết, trẻ em là một lứa tuổi cực kì non nớt, chưa phát triển toàn diện nên rất cần chúng ta quan tâm. Sức đề kháng của trẻ còn yếu và rất nhạy cảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy việc giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân là rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Đặc biệt là rửa tay trước và sau khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh và khi tay bị bẩn. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng được cho là hiệu quả, phòng chống được rất nhiều bệnh như: Bệnh chân tay miệng, bệnh tiêu hóa…Đặc biệt là với tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh đó việc sát khuẩn khô cũng quan trọng không kém, vì sát khuẩn là quá trình tiêu diệt tất cả những vi sinh vật, vi khuẩn. Bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để trẻ có thể tự giác biết rửa tay, tự biết sát khuẩn. Đây là một vấn đề quan trọng đáng để quan tâm và thực hiện vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.Bản thân tôi là một giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy và chăm sóc các con từng bữa ăn, giấc ngủ nên tôi nhận thấy được trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng trong việc rèn trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn ở trường mầm non là vấn đề cần thiết. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn ở trường mầm non”.* Đánh giá thực trạngNăm học 2021 – 2022 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B1. Để thực hiện tốt việc rèn trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn ở trường mầm non. Ngay từ thời gian đầu tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp tôi đã và đang phụ trách, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:- Thuận lợi: Môi trường luôn sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi, đảm bảo an toàn cho trẻ. Khu vực bố trí các bồn rửa tay, bàn sát khuẩn cho trẻ hợp lý, phù hợp. Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi bồi dưỡng kỹ năng rửa tay, sát khuẩn. Nhà trường còn tổ chức chuyên đề vệ sinh rửa tay, sát khuẩn, rút kinh nghiệm và có một số biện pháp thích hợp để giáo dục trẻ.- Khó khăn: + Bản thân còn hạn chế trong việc tổ chức vệ sinh rửa tay cho trẻ.+ Nhận thức của trẻ không đồng đều.+ Trẻ chưa có thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn ở mọi lúc, mọi nơi.+ Trẻ chưa được phụ huynh quan tâm và thực hiện thường xuyên.* Nguyên nhân của hạn chế: – Bản thân tôi chưa linh hoạt, sáng tạo trong rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ. – Trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức vệ sinh rửa tay, sát khuẩn.  – Trẻ thực hiện rửa tay, sát khuẩn chưa có nề nếp. – Thời gian phụ huynh dành cho trẻ còn ít.2. Các biện pháp đã thực hiện- Biện pháp 1: Tự học tập để nâng cao kến thức, kỹ năng rửa tay, sát khuẩn ở trường mầm non.Bản thân luôn học tập để nâng cao kiến thức cho mình trong việc rèn và dạy trẻ. Để thực hiện tốt việc rèn trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn ở trường mầm non là cả một quá trình rèn luyện, nghĩ là đơn giản nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn. Bởi một ngày chúng ta tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều các đồ vật, vật dụng, đồ dùng, đồ chơi có bám rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn dễ lây lan các mầm bệnh. Muốn trẻ có được thói quen này, trước hết bản thân tôi cần trang bị cho mình hệ thống kiến thức khoa học, chính xác. Nắm chắc quy trình 6 bước rửa tay. Tôi đã giành thời gian để tham khảo sách giáo khoa thực hiện chương trình, tham khảo tài liệu, tập san, trên báo, trên mạng Internet…Tôi còn học hỏi thêm từ đồng nghiệp qua những tiết dạy chuyên đề vệ sinh do Phòng, Cụm, Trường tổ chức.Qua biện pháp này bản thân tôi đã nắm chắc phương pháp, trang bị cho mình hệ thống kiến thức khoa học trong việc rèn trẻ thực hiện tốt thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn ở trường mầm non.- Biện pháp 2: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho việc vệ sinh rửa tay và sát khuẩn          Để hoạt động vệ sinh rửa tay, sát khuẩn đạt kết quả cao, đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-19 đang còn diễn biến rất nguy hiểm nên bản thân tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường lắp đặt hệ thống bồn rửa tay ngay cổng trường, và xây bồn rửa tay cố định có gắn vòi ở ngay cạnh vị trí lớp học gần nhà vệ sinh để cho trẻ tiện việc rửa tay của trẻ những lúc tay bị bẩn, rửa trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Tôi đã chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng: Nước sạch, bánh xà phòng (chai nước rửa tay Lifebuoy), khăn lau. Như chúng ta đã biết nếu rửa tay bằng nước không là chưa đủ vì như thế mới chỉ sạch mặt ngoài, không loại bỏ được những vi khuẩn bám, ẩn sâu bên trong. Muốn sạch được vi khuẩn thì chúng ta phải rửa tay bằng xà phòng.          Để đồ dùng luôn được sạch sẽ và đảm bảo an toàn tôi đã cọ rửa bồn rửa tay, hộp đựng bánh xà phòng sạch sẽ mặt trong, mặt ngoài, khăn lau tay tôi giặt sạch và trùng qua nước nóng, phơi khô trên giá. Tôi lau chùi thường xuyên mặt ngoài của chai dung dịch sát khuẩn, tránh bụi bẩn của môi trường bên ngoài.(Bồn rửa tay giáp cổng trường)               (Bồn rửa tay gần nhà vệ sinh)                    (Khăn lau giặt sạch phơi khô) (Đồ dùng sát khuẩn)Qua việc chuẩn bị đồ dùng rửa tay, sát khuẩn đầy đủ. Học sinh lớp tôi luôn được khỏe mạnh, đôi bàn tay luôn được sạch sẽ mỗi ngày.- Biện pháp 3: Rèn kỹ năng rửa tay, sát khuẩn cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh và thông qua hoạt động khác.Như chúng ta đã biết trẻ em có suy nghĩ đơn giản hơn người lớn rất nhiều, không cầu kì, không phức tạp. Vì thế muốn có được kỹ năng rửa tay, sát khuẩn tốt ở trường mầm non là cả thời gian dài thực hiện. Chính vì vậy tôi luôn có sự quan tâm tới trẻ, đặc biệt là vấn đề vệ sinh, tôi luôn tỉ mỉ hướng dẫn trẻ những kỹ năng rửa tay, sát khuẩn cụ thể để giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của nó.Tôi hướng dẫn trẻ rửa tay theo quy trình 6 bước của Bộ y tế như sau:+ Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay dưới vòi nước sạch, lấy xà phòng chà vào 2 lòng bàn tay.+ Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia ngược lại.+ Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón tay và ngược lại.+ Bước 4: Chà mặt ngoài bàn ngón tay này vào long bàn tay kia.+ Bước 5: Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào long bàn tay kia và ngược lại (lồng bàn tay ôm lấy ngón tay cái).+ Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của bàn tay nay vào long bàn tay kia và ngược lại. Làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô.(Hình ảnh video cô giáo thực hiện rửa tay đúng theo quy trình 6 bước)Rèn trẻ có kỹ năng sát khuẩn là biện pháp cần thiết, quan trọng phải làm đối với trẻ. Giúp trẻ có được sức khỏe tốt nhất. Để cho trẻ có được thói quen này hàng ngày, tôi đã nhắc nhở trẻ thực hiện thường xuyên, động viên, quan sát mỗi khi trẻ thực hiện. Điều đặc biệt trong giờ đón trẻ buổi sáng tôi luôn nhắc nhở trẻ sát khuẩn tay trước khi vào lớp để có thể loại bỏ những vi khuẩn do tác động của môi trường bên ngoài.  Tôi luôn gần gũi trò chuyện, hướng dẫn trẻ cách xịt dung dịch sát khuẩn và thực hiện đúng thao tác. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh hiện nay rất phức tạp và nguy hiểm. (Video trẻ đang thực hiện sát khuẩn tay)Bên cạnh đó để cho trẻ có kỹ năng rửa tay, sát khuẩn tốt, tôi còn rèn cho trẻ ở nhiều hoạt động khác nhau.Qua hoạt động học: Tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay thông qua một số chủ đề phù hợp như: Chủ đề Gia đình; Bản thân…          Ví dụ như chủ đề Bản thân: Trong giờ khám phá khoa học: “Tìm hiểu cơ thể của bé”. Tôi cho trẻ hát bài “Khám tay” để lôi kéo sự hứng thú của trẻ, trò chuyện qua về nội dung bài hát giúp trẻ nhớ lâu hơn. Tôi đã đưa ra một số câu hỏi như sau: Bài hát có nhắc tới bộ phận nào trên cơ thể của chúng mình? Khi đôi tay trắng tinh thì như thế nào? Còn khi tay bị bẩn thì sẽ phải làm gì? Giáo dục cho trẻ hiểu đôi bàn tay rất quan trọng nên các con phải nhớ thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng đúng thao tác.Lồng ghép qua hoạt động ngoài trời: Trẻ được dạo chơi ngoài sân trường, nhặt lá rụng bỏ vào trong thùng rác.        (Trẻ nhặt lá bỏ vào thùng rác)                 (Trẻ đứng quanh cô trò chuyện)Khi trẻ chơi xong tôi gọi trẻ lại gần trò chuyện và hỏi trẻ:: + Bây giờ chúng mình hãy giơ đôi bàn tay cô xem nào? + Các con hãy nhìn xem đôi bàn tay của các con lúc này như thế nào nhỉ?+ Các con có muốn đôi bàn tay của mình sạch sẽ không?+ Để đôi bàn tay sạch sẽ chúng mình phải làm gì nào?…=> Từ các câu hỏi trên tôi đã giáo dục trẻ và đã rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay sạch sẽ sau khi chơi xong.Lồng ghép qua hoạt động góc: Khi trẻ đang chơi trò chơi nấu ăn hay đang chơi xây dựng công trình của bé. Tôi lại gần trò chuyện, hỏi trẻ: Con đang chơi trò chơi gì ? Trong khi chơi đôi tay của các con sẽ như thế nào? Chúng mình cần phải làm gì để đôi bàn tay được sạch sẽ?.      (Trẻ đang chơi trò chơi nấu ăn)            (Trẻ đang chơi xây dựng công trình)Trước giờ ăn cơm hay sau khi đi vệ sinh cũng vậy tôi luôn nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng theo quy trình 6 bước tạo thành thói quen cho trẻ.                             (Hình ảnh video trẻ đang thực hiện rửa tay)Qua biện pháp này bản thân tôi đã giúp trẻ có được thói quen, kỹ năng vệ sinh rửa tay, sát khuẩn đúng thao tác thông qua hoạt động vệ sinh và các hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi đạt hiệu quả. Trẻ lớp tôi luôn có đôi bàn tay sạch sẽ mỗi ngày .- Biện pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh rèn trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn.          Như chúng ta đã biết việc phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường là rất quan trọng và cần thiết trong việc rèn trẻ có được thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn. Nếu trẻ chỉ được vệ sinh ở lớp, không được vệ sinh ở nhà, không có sự phối hợp kịp thời thì trẻ sẽ không có được thói quen, nề nếp trong vệ sinh rửa tay, sát khuẩn. Để thực hiện được tốt bản thân tôi đã gặp và trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua giờ đón, trả trẻ, qua Zalo nhóm lớp, qua các buổi họp phụ huynh về tầm quan trọng của việc rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, khử khuẩn cho trẻ để phụ huynh có thể nắm bắt được kịp thời, để cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp rèn cho trẻ có được thói quen vệ sinh rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn cho trẻ ở trong chính gia đình của mình. (Hình ảnh trao đổi qua họp phụ huynh)               (Hình ảnh cô trao đổi quy trình rửa tay cùng một số phụ huynh)          Qua việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh như vậy, bản thân tôi đã giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc rửa tay, sát khuẩn cho con em mình và đã được phụ huynh dành thời gian áp dụng, rèn trẻ thực hiện đạt hiệu quả trong chính gia đình của mình. 3. Kết quả – Đối với trẻ: Qua một năm áp dụng những kinh nghiệm của bản thân tại lớp mình phụ trách tôi đã thu được kết qủa qua bảng khảo sát như sau:STTSố trẻNội dungTrước khi áp dụngSau khi áp dụngSố trẻ đạt%Số trẻ đạt%128- Trẻ hứng thú khi thực hiện vệ sinh.1553,5%28100%228- Quy trình rửa tay đúng thao tác.1657,1%2692,8%328- Trẻ có kỹ năng rửa tay bằng xà phòng.1353,5%2692,8%428- Kỹ năng sát khuẩn của trẻ.1553,5%2796,4% – Đối với giáo viên: Nắm vững phương pháp, kiến thức giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn ở trường mầm non. Tôi đã lồng ghép, tích hợp được các nội dung phù hợp giúp trẻ thực hiện thói quen linh hoạt, tự giác rửa tay, sát khuẩn mỗi khi bị bẩn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Bản thân tôi luôn tự tin truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho trẻ.- Đối với phụ huynh:Các bậc phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc vệ sinh rửa tay, sát khuẩn, đã quan tâm và chú ý hơn về việc chăm sóc, vệ sinh của con em mình. Phụ huynh đã tin yêu vào cô giáo. Đã biết phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn thường xuyên mỗi ngày đảm bảo sức khỏe cho các con.  Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện thành công đề tài: “Một số biện pháp rèn trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay, sát khuẩn ở trường mầm non” cho trẻ lớp mình. Đề tài này đã được nhà trường triển khai áp dụng cho các lớp trong trường. Trong hội thi hôm nay các đồng chí thấy đề tài của tôi mà áp dụng vào lớp của các đồng chí phù hợp tôi sẵn sàng chia sẻ. Trong bài thuyết trình của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ban giám khảo, các đồng chí, đồng nghiệp giúp đỡ, đóng góp ý kiến để các biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn.          Tôi xin chân thành cảm ơn!      Xác nhận của cơ quan đơn vị ………ngày……tháng 10 năm 2021Người thực hiện                       Dương Thị  Hoa

Khớp với kết quả tìm kiếm: Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi. Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của ……. read more

“RÈN TRẺ CÓ THÓI QUEN VỆ SINH RỬA TAY, SÁT KHUẨN Ở TRƯỜNG MẦM NON”

14. GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ MẦM NON – Mầm non Ánh Dương

Tác giả: sangkienkinhnghiem.org

Ngày đăng: 11/28/2021 04:05 AM

Đánh giá: 4 ⭐ ( 29868 đánh giá)

Tóm tắt:

Khớp với kết quả tìm kiếm: – Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và nó có vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách trẻ nói chung, giáo dục thói quen vệ sinh nói ……. read more

GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ MẦM NON – Mầm non Ánh Dương