Tốp 10 điều bạn chưa biết về nguồn gốc tết cổ truyền Việt Nam

Tốp 10 điều bạn chưa biết về nguồn gốc tết cổ truyền Việt Nam

Leading10.vn giới thiệu Top 10 điều bạn chưa biết về nguồn gốc Tết cổ truyền Việt Nam. Những hoạt động độc đáo dịp Tết cổ truyền mang đậm màu sắc văn hóa…

 

Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, ai ai cũng tấp nập đổ về quê hương để được đón Tết bên gia đình. Nhưng mấy ai tự hỏi rằng Tại sao lại có ngày Tết, nguồn gốc của Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đâu? Ý nghĩa của ngày Tết là gì? Trong bài viết này, Leading10.vn sẽ giúp bjan giải đáp những thắc mắc về ngày Tết cổ truyền Việt Nam cho bạn đọc. Cùng tìm hiểu ngay thôi!

Tết cổ truyền Việt Nam hay Tết Nguyên Đán được tính theo Âm lịch

Tết Nguyên Đán hay còn những cách gọi khác như Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết Ta, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản là một từ “Tết”. Đây là dịp lễ đầu năm theo Âm lịch, là dịp quan trọng và mang ý nghĩa nhất tại Việt Nam.

“Tết” là cách đọc âm Hán – Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán mang ý nghĩa thể hiện cho sự khởi đầu và “đán” là buổi sáng sớm. Vì vậy, nếu đọc chuẩn phiên âm thì phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam được tính theo Âm lịch, muộn hơn Tết Dương lịch (hay còn gọi là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán sẽ không bao giờ trước ngày 21/01 Dương lịch và sau ngày 19/02 Dương lịch. Thông thường  Tết Nguyên đán chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này.

Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 – 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

Mặc dù Tết là quốc lễ của mọi người Việt Nam, nhưng mỗi vùng miền, tôn giáo lại có những phong tục tập quán riêng. Tết ở ba miền Việt Nam có thể chia thành ba tiết, gọi là Tất niên (Trước giao thừa)- tượng trưng cho việc chuẩn bị trước Tết, Giao thừa và Tân niên (Năm mới).

Tất niên

Tất Niên xảy ra vào ngày 29 hoặc 30 của tháng cuối âm lịch. Đây là thời điểm hoàn hảo để mọi người quây quần và thưởng thức bữa ăn cuối cùng của năm bên gia đình, trong đó mọi thành viên sẽ chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc và chỉ nói về những điều tốt đẹp.

Giao thừa

Giao thừa chính là khoảng khắc năm cũ qua đi và năm mới đến. Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ – một mâm cỗ ngoài trời cúng Thần linh hoặc những vong hồn lang thang cơ nhỡ, mâm cỗ cúng tổ tiên trong nhà để cầu mong một năm mới sức khỏe, thịnh vượng và may mắn đến với mọi thành viên trong gia đình.

Đối với lễ cúng ngoài trời, một số món ăn được chuẩn bị để cúng như đầu lợn hoặc gà luộc, muối, trầu cau, hoa quả, cơm rượu /nước và gạo. Trong khi mâm cúng gia tiên, một số lễ vật là bánh Chưng, gà luộc, xôi, rượu gạo,…

Tân niên

Cũng tương tự như Tất niên, thì Tân niên thường được mọi người tổ chức tiệc họp mặt đầu năm. Họ dành cho nhau những lời chúc năm mới may mắn, tốt đẹp và mong muốn một khởi đầu mới đạt được sự thành công, tốt đẹp hơn năm vừa qua.

Xem thêm: Tốp 10 việc cần làm trước ngày cúng ông công ông táo 2022

Nguồn gốc của Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán có nguồn gốc như thế nào? Đây là vấn đề đến nay vẫn còn đang tranh cãi. Tuy nhiên, hầu hết thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.

Nguồn gốc ông Công ông Táo

Văn học dân gian xưa nói về Táo quân (hay ông Công ông Táo), một nhân vật mà cho đến ngày nay vẫn là tâm điểm của các lễ hội Tết. Người ta tin rằng Táo quân sẽ trông nom gia đình khi cư ngụ trong nhà suốt cả năm. Một phần lớn của ngày Tết được dành để bày tỏ lòng kính trọng với vị thần này, với hy vọng rằng nó sẽ mang lại may mắn cho năm sắp tới.

Mặc dù truyền thuyết có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng nhìn chung ngày cúng ông Công ông Táo là vào ngày 23 tháng Chạp. Vào những ngày này, những vị thần này sẽ về trời để báo cáo tình hình hàng năm cho Ngọc Hoàng.

Trước khi Táo quân đi, mọi nhà đều được quét dọn sạch sẽ, gia đình đoàn tụ, chuẩn bị mâm cỗ và khấn vái tổ tiên với hy vọng thu hút các linh hồn trở về nhà vui lễ. Táo quân sẽ trở về vào nửa đêm của đêm giao thừa — chuyến đi của Táo quân lên gặp Ngọc Hoàng rồi trở lại hạ giới mất tổng cộng bảy ngày.

Xem thêm: Tốp 10 việc cần làm trước ngày cúng ông công ông táo 2022

Tết chứa đựng ý nghĩa tâm linh, văn hóa

Tết Nguyên Đán là tên gọi đầy đủ của ngày Tết cổ truyền. Và mục đích của ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam là muốn tạ ơn các vị thần vì mùa xuân đến với muôn vàn loài hoa và cây cối khoe sắc sau một mùa đông khắc nghiệt và lạnh giá.

Tết cổ truyền mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đây là dịp đặc biệt để mọi người hành hương đi chùa, đền. Các thành viên trong gia đình sum họp để cùng nhau đón một năm mới, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn và tạm biệt năm cũ. Vì đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam, nên mọi thứ phải được chuẩn bị tươm tất nhất với mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng, quanh năm đầy đủ ấm no.

Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa,… Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.

Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,… và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Bên cạnh đó, đây còn được coi là dịp “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp.

Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn. Trong dịp Tết, các gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua.

Bên cạnh đó, sau Tết cũng là thời điểm hàng loạt những lễ hội được tổ chức tại 3 miền Bắc Trung Nam.

Tham khảo Tốp 10 điểm lễ hội nổi tiếng miền bắc sau Tết 2022 bạn nên tới để chọn cho mình một địa điểm du xuân vui vẻ bên gia đình nhé!

Ẩm thực ngày Tết

Nếu bạn đã từng được trải nghiệm đón Tết Nguyên đán tại Việt Nam, chắc chắc bạn sẽ biết đến 2 loại bánh trong dịp lễ này, đó là bánh Chưng và bánh Tét. Đây được coi là 2 loại bánh cổ truyền dịp Tết tại Việt Nam. Bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho triết lí Vuông Tròn của người Việt nói riêng và triết lí Âm Dương nói chung.

Chính vì lẽ đó, người ta chọn dâng bánh chưng và bánh dày vào ngày Tết để thể hiện lòng biết ơn trời đất tạo điều kiện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Ngoài ra, các món ăn phổ biến trong dịp lễ Tết Nguyên đán còn có các món như: xôi gấc, gà luộc, dưa hành nén, giò bó,…

Xem thêm: Top 10 thực phẩm nên hạn chế ăn trong ngày Tết để tốt cho sức khỏe

Những hoạt động ngày Tết Việt Nam

Dọn dẹp nhà cửa trước Tết- giai đoạn Tất niên

Nhà cửa thường được dọn dẹp và trang hoàng trước đêm giao thừa. Trẻ em thường phụ trách giúp cha mẹ quét và chà sàn. Bếp cần được dọn dẹp trước đêm 23 tháng giêng bởi đây là ngày cúng ông Công ông Táo. Thông thường, chủ gia đình lau bụi và tro từ hương trên bàn thờ tổ tiên. Người ta thường tin rằng dọn dẹp nhà cửa sẽ thoát khỏi những vận rủi trong năm cũ. Một số người sẽ sơn nhà của họ và trang trí bằng các vật phẩm lễ hội.

Công việc dọn dẹp và trang hoàng lại nhà cửa trước ngày Tết không những giúp tổ ấm sạch sẽ, mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn khác. Thông thường, vật dụng trong nhà thường gắn liền với một kỷ niệm nào đó. Vì vậy, việc dọn dẹp, lau chùi vật dụng cũng chính là lúc chúng ta ôn lại những kỷ niệm đó.

Mặt khác, thực tế khi nhà cửa được trang hoàng, dọn dẹp sạch sẽ ngăn nắp thì chúng ta sẽ cảm thấy tự tin, không gian sống trở nên trong lành hơn và tự tin khi có khách đến chơi nhà.

Chuẩn bị mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả được làm trang trí cho ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Nó bao gồm năm loại trái cây khác nhau như chuối, bưởi, quýt, dứa và cam. Có thể thay thế bằng một số loại trái cây khác như mãng cầu, táo, đu đủ, xoài, dừa. Mỗi vùng miền Việt Nam thường chọn những loại quả khác nhau nhưng ý nghĩa của mâm cỗ vẫn giống nhau – thể hiện mong muốn của gia chủ bằng tên gọi, cách sắp xếp và màu sắc.

Dựng câu Nêu

Một phong tục khác, trong ngày Tết cổ truyền, mỗi gia đình sẽ dựng “Cây Nêu” trước cửa nhà. Cây Nêu này có thể là một cột tre dài từ 5 đến 6 mét và thường được trang trí bằng các đồ vật khác nhau (tùy theo từng vùng) như vàng mã, cành xương rồng, bùa may mắn, chai rượu làm bằng rơm và bùa hộ mệnh để trừ tà. Cây Nêu này được coi là một trong những tín hiệu quan trọng để ma quỷ nhận biết ngôi nhà này là nơi ở của người sống, không được đến quấy phá.

Tuy nhiên, hiện nay, việc dựng cây Nêu đã ít phổ biến hơn ngày trước, việc sống tại thành phố rất khó để tìm được một câu tre dài 5-6m.

Xông nhà

Ngày mùng 1 Tết, người Việt tin rằng vị khách đầu tiên mà một gia đình tiếp đón trong năm sẽ quyết định vận may của cả năm, nên mọi người không bao giờ bước vào nhà nào vào ngày đầu tiên mà không được mời trước. Các gia đình Việt Nam sẽ cẩn thận lựa chọn vị khách đầu tiên bước chân vào nhà mình.

Nếu người khách có một chính khí tốt, nghĩa là họ hợp với cung hoàng đạo của gia chủ, học hành tử tế, tốt bụng và khỏe mạnh thì gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong năm. Điều này đặc biệt phổ biến trong các gia đình làm kinh doanh.

Xin chữ thư pháp

Tết cổ truyền Việt Nam ngoài các món ăn cổ truyền thì còn một thứ không thể không nhắc đến đó là câu đối đỏ. Hình ảnh Ông Đồ ngồi viết chữ thư pháp bên phố, với những lời chúc phúc vô cùng ý nghĩa. Một đoạn thơ ngắn về hình ảnh Ông Đồ:

“Năm nay hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”.

Xem thêm: Tốp 10 câu đối chúc Tết hay độc lạ và ý nghĩa nhất 2022

Vừa rồi là những điều về Tết cổ truyền tại Việt Nam, hy vọng bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngày Tết Nguyên đán. Cảm ơn đã theo dõi Leading10.vn, chúc bạn có một năm Nhâm Dần 2022 thật ý nghĩa!