Rèn Luyện Phẩm Chất Nghề Nghiệp Của Giáo Viên Mầm Non Trong Giai Đoạn Hiện Nay

Đạo đức nhà giáo là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành do tu dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên và trong cuộc sống với tư cách là một nhà giáo được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi. Vì thế đạo đức của giáo viên mầm non là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành do tu dưỡng, rèn luyện theo quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và cũng như trong cuộc sống với tư cách là một nhà giáo.

Vì ở lứa tuổi mầm non trẻ em như một tờ giấy trắng về nhận thức, còn cơ thể non nớt dễ bị tổn thương. Nhiệm vụ của chúng ta là phải chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần. Để làm được điều đó giáo viên mầm non phải rèn luyện, trau dồi đạo đức, yêu thương trẻ để mỗi khi trẻ đến trường cảm thấy yên tâm, được yêu thương vỗ về, được chăm sóc, được học những lời hay ý đẹp, được giao tiếp với bạn bè, người lớn.

Bạn đang xem: Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay

Trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ thì người giáo viên cần có năng lực trong thái độ ứng xử và ý thức trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, năng lực truyền đạt và hướng dẫn trẻ thực hiện những yêu cầu của giáo viên, năng lực tổ chức thực hiện việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Những năng lực này được thể hiện qua hàng loạt các kỹ năng trong khi làm việc với trẻ như những kỹ năng tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, kỹ năng tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân… Để thực hiện nhiệm vụ giáo viên mầm non luôn phải rèn luyện đạo đức và nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình, đặc biệt là Năng lực sư phạm. Ngoài ra giáo viên mầm non còn có năng lực sư phạm chuyên biệt, như: hát hay, múa dẻo, đàn giỏi, vẽ tranh đẹp, làm đồ chơi tài tình, kể chuyện hấp dẫn, … Những năng lực chuyên biệt này sẽ gây được nhiều hứng thú đối với trẻ nhỏ, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cảm xúc thẩm mĩ, đạo đức của các em. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên mầm non luôn thể hiện các chức năng chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ – con, thực sự là người mẹ hiền thứ hai làm yếu tố quyết định. Vì thế, lòng yêu trẻ là phẩm chất số 1 trong rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của một giáo viên mầm non.

Nhưng trên thực tế hiện nay đang cho chúng ta thấy một số ít người suy thoái về đạo đức và hành vi, lối sống, những hành vi bạo lực giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với giáo viên hoặc giữa giáo viên với giáo viên, phụ huynh với giáo viên…

Trong môi trường sư phạm giữa các hoạt động giao tiếp, sự va chạm đó sẽ hay xảy ra. Trong khi công việc còn nhiều áp lực nếu không kiên nhẫn, không có kỹ năng sư phạm mềm dẻo sẽ có những hành vi giao tiếp, hành động chưa đúng. Đặc biệt ở lứa tuổi mầm non trẻ rất tò mò hiếu động, khám phá và chưa tự mình có ý thức nên nhiều khi trong hoạt động rất dễ gây áp lực cho giáo viên. Nếu giáo viên không có tính kiên nhẫn, không có kỹ năng sư phạm mềm dẻo trong xử lý tình huống sẽ rất dễ có những hành vi không đúng có thể quát tháo, dọa nạt hoặc bạo hành trẻ.

Tất cả những yếu tố và tính chất công việc mà một số giáo viên đang thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày gặp phải, nếu như giáo viên không được bồi dưỡng trau dồi về đạo đức thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Vì vậy vấn đề bồi dưỡng nâng cao, rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên là việc làm hàng ngày, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nhận thức rõ để có biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện một cách nghiêm túc.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hiệu trưởng nhà trường đã thực nghiệm và tổ chức một số hoạt động nhằm rèn luyện nâng cao nhận thức về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên cụ thể như sau:

* Một số kinh nghiệm rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

1. Tăng cường cho giáo viên nhận thức về kiến thức pháp luật, yêu cầu chuẩn mực về đạo đức của giáo viên mầm non.

2. Rèn luyện hành vi đạo đức của giáo viên.

3. Giám sát hỗ trợ và điều chỉnh giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ.

4. Tăng cường nhận thức, nâng cao năng lực, đạo đức người giáo viên.

5. Thường xuyên quan sát các hoạt động hàng ngày của trẻ.

6. Đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường để giảm áp lực đối với giáo viên.

* Kết quả đạt được

– Người quản lý có vai trò quan trọng trong công tác quản lý, nâng cao nhận thức của giáo viên hiểu rõ yêu cầu chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, là phẩm chất quan trọng, là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết của mỗi giáo viên phấn đấu hoàn thành trách nhiệm sự nghiệp vẻ vang của mình, xứng đáng với tình cảm của trẻ, phụ huynh và xã hội vinh danh “Cô giáo như mẹ hiền”. Và giáo viên luôn phải quan tâm đến trẻ nắm bắt được tâm sinh lý, quan tâm đến từng trẻ, cuốn hút trẻ vào các hoạt động một cách tự nguyện, luôn yêu thương, chăm sóc trẻ, đối xử công bằng với trẻ.

Xem thêm: Các Mẫu Thư Mời Dự Tiệc Tri Ân Khách Hàng Tới Dự Tiệc Tất Niên

– Giáo viên luôn có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, biết ứng xử với trẻ bằng những cử chỉ dịu hiền, cởi mở, xử lý các tình huống bằng nhiều cách khác nhau khi tổ chức cho trẻ hoạt động. Tạo được hình ảnh đẹp về đạo đức của người giáo viên mầm non.

* Một số hình ảnh:

*

Đ/c Nguyễn Thị Thanh triển khai một số nội dung về kiến thức pháp luật, đạo đức nhà giáo tại buổi Họp hội đồng

 

*

Giáo viên luôn quan tâm gần gũi trẻ trong các hoạt động

 

*

Giáo viên luôn lắng nghe ý kiến của trẻ và tôn trọng ý kiến của trẻ

 

*

Đ/c Nguyễn Thị Thanh – Hiệu trưởng thường xuyên quan sát các hoạt động của cô và trẻ