Kinh tế là gì? Các mô hình kinh tế ở nước ta

Kinh tế là một thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong đời sống. Vậy kinh tế là gì? Có các mô hình kinh tế nào ở nước ta? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin đó, mời bạn tham khảo nhé! 

kinh tế là gì

Kinh tế là gì? 

Nhiều người thắc mắc kinh tế là gì? Kinh tế là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác lẫn nhau giữa con người với con người. Kinh tế có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường. Mục đích chính của kinh tế cũng nhằm thu về lợi nhuận phục vụ nhu cầu của cá nhân. 

Kinh tế với nghĩa rộng gồm nhiều ngành nghề trong những lĩnh vực khác nhau được nhà nước thừa nhận như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại…

Xu hướng kinh tế toàn cầu

Phát triển kinh tế là gì? 

Phần trên, chúng tôi đã chia sẻ kinh tế là gì? Vậy phát triển kinh tế là gì? Phát triển kinh tế dùng để chỉ quá trình chuyển đổi kinh tế, chuyển biến cơ cấu của nền kinh tế. Biển hiện của sự phát triển kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa, tổng doanh thu trong nước và thu nhập đầu người tăng. 

Phát triển kinh tế là gì?

Ngành kinh tế là gì?

Ngành kinh tế là môn khoa học nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Ngành kinh tế cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên hay các nguồn lực. Đặc biệt là các nguồn tài nguyên khan hiếm. 

Mục đích nghiên cứu kinh tế học nhằm giải thích cách thức nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác qua lại với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Ví dụ như trong thương mại, tài chính, giáo dục, xã hội học, luật học….

Ngành kinh tế nông nghiệp

 Các loại mô hình kinh tế ở nước ta. 

Kinh tế ở nước ta được diễn ra dưới nhiều loại mô hình khác nhau. Với mục đích, nhằm phù hợp với hướng đi, mục đích định hướng của từng chủ thể nhất định. Dưới đây là một số mô hình kinh tế nước ta hiện nay: 

Các loại mô hình kinh tế ở nước ta

 Mô hình kinh tế thị trường

Đây là mô hình kinh tế cho phép tất cả các hàng hóa được pháp luật cho phép kinh doanh đều được tự do lưu thông trong thị trường. Mô hình kinh tế này hoàn toàn dựa trên yếu tố cung và cầu. Mô hình kinh tế thị trường có xu hướng tự cân bằng, tự điều tiết mà không cần quá trình tác động, điều chỉnh. 

Một số ưu điểm của mô hình kinh tế thị trường: 

  • Mô hình kinh tế thị trường là điều kiện để thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển 
  • Tạo động lực để con người tư duy sáng tạo  
  • Cung cấp nhiều việc làm cho lao động dồi dào.  

Một số điểm hạn chế của mô hình kinh tế này: 

  • Dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội, sự phân biệt giàu nghèo….
  • Dẫn tới khủng hoảng nền kinh tế do sự chênh lệch giữa cung và cầu 

Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung là loại mô hình kinh tế chịu nhiều sự tác động, điều chỉnh của Nhà nước. Sự điều chỉnh của Nhà nước trong việc điều tiết giá cả hay phân phối hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Do đó, trong mô hình kinh tế này thì yếu tố cung – cầu không quá được chú trọng. Và cũng không được diễn ra theo tự nhiên do có sự điều chỉnh của Nhà nước. 

Ưu điểm của mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung đó là thống nhất các mục tiêu để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này tồn tại một số hạn chế như: phân hoá nguồn tài nguyên không hiệu quả, gây nên những bất ổn kinh tế…. 

 Mô hình kinh tế xanh

Mô hình kinh tế xanh là một mô hình kinh tế mới chỉ được thực hiện ở một số nước có nền khoa học công nghệ hiện đại. Mô hình kinh tế này phụ thuộc chủ yếu vào các dạng năng lượng tái tạo. Với tiêu chí thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa lượng khí thải ra môi trường. 

Đồng thời, mô hình kinh tế xanh tiến hành nghiên cứu để tạo ra các nguồn năng lượng mới thay thế cho năng lượng có nguy cơ cạn kiệt, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Một số khó khăn và thách thức của mô hình kinh tế xanh ở Việt Nam: 

  • Nhận thức của người dân về mô hình kinh tế này còn hạn hẹp
  • Công nghệ chưa thực sự tiên tiến, hiện đại. 
  • Nước ta đang trong quá trình phát triển nên nguồn tài chính thấp
  • Nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu….

Xem thêm : Ăn Chơi Là Gì?

Kết luận

Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ thông tin về kinh tế là gì? Các mô hình kinh tế ở Việt Nam cho các bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này để phát triển kinh tế bền vững.