Những điểm đến không thể bỏ qua ở khu di tích Bạch Đằng

Quần thể di tích Bạch Đằng nằm trên địa bàn TX Quảng Yên, TP Uông Bí ghi dấu sự kiện quân và dân nhà Trần đã lập nên chiến thắng lẫy lừng – Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên Mông năm 1288. Khu di tích gồm Đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến đò Rừng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc, đình Trung Bản, đình Đền Công.

Ngoài một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu kể trên, trong khu vực di tích hiện nay còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đến Quảng Yên, du khách không khách không thể không ghé qua quần thể di tích lịch sử này.

Đền Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà (phường Yên Giang) là trung tâm tổ chức của Lễ hội truyền thống Bạch Đằng.
Đền Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà (phường Yên Giang) là trung tâm tổ chức của Lễ hội truyền thống Bạch Đằng.
Cách trung tâm TX Quảng Yên 8km là đình Trung Bản - nơi thờ Trần Hưng Đạo và có bức tượng ngài được coi là tuyệt tác thời Lê. Tương truyền, trong khi chỉ huy trận chiến Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo đã chống gươm xuống đất để búi lại tóc.
Cách trung tâm TX Quảng Yên 8km là đình Trung Bản (xã Liên Hoà) thờ Trần Hưng Đạo. Nơi đây lưu giữ nhiều đồ thờ, tế khí là tuyệt tác thời Lê. Tương truyền, tại đây, trong khi chỉ huy trận chiến Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo đã chống gươm xuống đất để búi lại tóc.
Tượng Trần Hưng Đạo ở đình Trung Bản được đánh giá là bức tượng về ngài đẹp nhất ở Việt Nam. Tay trái tượng ngài cầm trâm cài đầu, gắn liền với truyền thuyết búi tóc.
Tượng Trần Hưng Đạo ở đình Trung Bản được đánh giá là bức tượng về ngài đẹp nhất ở Việt Nam. Tay phải tượng cầm trâm cài đầu và tóc xổ ra, gắn liền với truyền thuyết ngài chống gươm búi lại tóc.
Đền thờ Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão và còn lưu giữ được một số sắc phong và đồ thờ tự có giá trị nghệ thuật cao.
Đền Trung Cốc (xã Nam Hoà) thờ Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão. Trong đền còn lưu giữ được một số sắc phong và đồ thờ tự có giá trị nghệ thuật cao.
Hai cây lim Giếng Rừng - tương truyền là còn sót lại của rừng lim bên sông Bạch Đằng. Năm 1288, quân dân nhà Trần đã dùng cọc lim cắm xuống sông Bạch Đằng để phá quân Nguyên.
Hai cây lim Giếng Rừng – tương truyền là còn sót lại của rừng lim bên sông Bạch Đằng. Năm 1288, quân dân nhà Trần đã dùng cọc lim cắm xuống sông Bạch Đằng để phá quân Nguyên.
Bãi cọc trận địa Bạch Đằng ở phường Yên Giang được phát hiện năm 1958 là điểm đến du khách không thể bỏ qua.
Bãi cọc trận địa Bạch Đằng năm 1288 ở phường Yên Giang được phát hiện năm 1958 là điểm đến du khách không thể bỏ qua.
Đình Đền Công: là nơi thờ những người đã hy sinh trong trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.
Đình Đền Công là nơi thờ những người đã hy sinh trong trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.
 
Nhịp sống sôi động bên bờ sông Bạch Đằng hôm nay.
Nhịp sống sôi động bên bờ sông Bạch Đằng hôm nay.

Phạm Học – Đình Dũng (CTV)

Source: https://evbn.org
Category: Địa Danh