kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học nha trang – Tài liệu text

kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.84 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hà Việt Hùng
Sinh viên thực hiện:

Nha Trang, tháng 08 năm 2015

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự chân thành, các thành viên Nhóm 1 xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô,
các bạn đã nhiệt tình ủng hộ và hỗ trợ để nhóm có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.

1

Đầu tiên Nhóm 1 xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Hà Việt Hùng, thầy đã nhiệt
tình cung cấp đầy đủ tài liệu hỗ trợ, hướng dẫn chỉ bảo và sửa chữa để nhóm có thể hoàn
thành tốt bài báo cáo này.
Bên cạnh đó cũng trân trọng gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên trường Đại học
Nha Trang đã tham gia trả lời câu hỏi khảo sát để nhóm mình có được đầy đủ thông tin tài liệu
để làm bài báo cáo.
Và cuối cùng nhóm 1 xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến nhà trường- trường Đại học Nha
Trang- đã tạo điều kiện và hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị để nhóm 1 có cơ hội được học môn học
Phương pháp nghiên cứu khoa học – một môn học hết sức bổ ích và cần thiết giúp ích cho
sinh viên trong việc học tập và công việc trong tương lai sau khi tốt nghiệp.

2

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………………………………6
DANH MỤC CÁC HÌNH……………………………………………………………………………………….6
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………..7
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6

Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………….7
Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………………………….8
Khách thể và đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………8
Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………………8
Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………………………………….8
Ý nghĩa của việc nghiên cứu………………………………………………………………….8

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………….9
2.1 Cơ sở lý luận…………………………………………………………………………………………………..9
2.1.1 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng…………………………………………………………………9
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng làm việc nhóm………………………………………….10
2.1.3 Một số khái niệm liên quan đến đề tài………………………………………………….11
2.1.3.1 Nhóm, hoạt động theo nhóm……………………………………………………….11
2.1.3.1.1 Khái niệm nhóm …………………………………………………………………….11
2.1.3.1.2 Các đặc tính cơ bản của nhóm…………………………………………………..11
a. Chia sẻ mục tiêu………………………………………………………………………….11
b. Sự tương tác giữa các thành viên…………………………………………………..12

c. Có các quy tắc chung…………………………………………………………………..12
d. Vai trò của từng thành viên…………………………………………………………..12
2.1.3.2 Hoạt động học tập theo nhóm…………………………………………………………..14
a. Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực……………………………………….14
b. Sự tiếp xúc trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác………………………………………..15
c. Trách nhiệm với tư cách “tôi” và tư cách “chúng ta”……………………….15
d. Các kỹ năng trong nhóm nhỏ………………………………………………………..15
e. Đánh giá làm việc nhóm………………………………………………………………16
2.1.3.3 Các mức độ và quá trình hình thành kỹ năng……………………………………..17
2.1.3.4 Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập……………………………………………….18
3

2.1.3.4.1 Cấu trúc của KN LVN trong học tập………………………………………………19
a. Kỹ năng lắng nghe………………………………………………………………………19
b. Kỹ năng thuyết trình……………………………………………………………………20
c. Kỹ năng thảo luận……………………………………………………………………….20
d. Kỹ năng giải quyết vấn đề……………………………………………………………22
e. Kỹ năng hợp tác, chia sẻ………………………………………………………………22
2.1.4 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên…………………………………………………….23
2.1.4.1 Đặc điểm phát triển tâm lý của sinh viên……………………………………………..24
2.1.4.2 Vai trò của làm việc nhóm trong học tập………………………………………………26
2.2 Tổng quan nghiên cứu……………………………………………………………………………………26
2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết…………………………………………………………………….29
2.3.1 Mô hình nghiên cứu…………………………………………………………………………………..29
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………………………………….30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………….30
3.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………………..30
3.2 Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính)…………………………………………………………..31
3.2.1 Xây dựng thang đo…………………………………………………………………………………….31

3.2.2 Thảo luận nhóm…………………………………………………………………………………………31
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi…………………………………………………………………………………32
3.3 Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng)…………………………………………………32
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………………………32
3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………………………….32
3.3.2.1 Đặc trưng của mẫu nghiên cứu……………………………………………………………..32
3.3.2.2 Phân tích dữ liệu…………………………………………………………………………………33
3.3.3 Công cụ phân tích dữ liệu……………………………………………………………………………35
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………..35
4.1 Đánh giá thang đo…………………………………………………………………………………………..35
4.1.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha……………………………………………………………………..35
4

4.1.1.1Biến độc lập “ khi các thành viên nhóm trình bày”………………………………….35
4.1.1.2 Biến độc lập “khi tôi thuyết trình”…………………………………………………………35
4.1.1.3 Biến độc lập “khi tham gia thảo luận nhóm”…………………………………………..36
4.1.1.4 Biến độc lập “ khi giải quyết vấn đề của nhóm ”…………………………………….36
4.1.1.5 Biến độc lập “Khi tham gia làm việc nhóm”…………………………………………..37
4.1.1.6 Biến phụ thuộc “Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập”………………………….37
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA…………………………………………………………………38
4.1.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập………………………………..38
4.1.2.2 Các giả thuyết điều chỉnh…………………………………………………………………..42

4.1.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc…………………………….43
4.1.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu………………………………………………..43
4.2 Phân tích thống kê mô tả…………………………………………………………………………………46
4.2.1 Thống kê mô tả kỹ năng lắng nghe……………………………………………………………….46
4.2.2 Thống kê mô tả kỹ năng thuyết trình…………………………………………………………….46
4.2.3 Thống kê mô tả biến phụ thuộc kỹ năng làm việc nhóm………………………………….47

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………….47
5.1 Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu của nghiên cứu………………………………..47
5.2 Một số đề xuất giải pháp và kiến nghị giúp sinh viên trường
Đại Học Nha Trang có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả hơn……………………………………59
5.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu………………………………………………………………………….50
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………….51
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………53

5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.2.3 : Mức độ và ý nghĩa của thang đo………………………………………………………….32
Bảng 3.3.2.1: Mô tả đặc trưng của mẫu nghiên cứu………………………………………………….33
Bảng 3.3.2.2: Mã hóa các biến quan sát………………………………………………………………….33
Bảng 4.1.1.1: Hệ số Cronbach alpha của Biến độc lập khi tham gia làm việc nhóm……35
Bảng 4.1.1.2: Hệ số Cronbach alpha của Biến độc lập khi tôi thuyết trình………………..36
Bảng 4.1.1.3: Hệ số Cronbach alpha của Biến khi tham gia thảo luận nhóm……………..36
Bảng 4.1.1.4: Hệ số Cronbach alpha của Biến khi giải quyết vấn đề của nhóm………….37
Bảng 4.1.1.5: Hệ số Cronbach alpha của Biến độc lập khi tham gia làm việc nhóm……37
Bảng 4.1.1.6: Hệ số Cronbach alpha của biến Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập…38
Bảng 4.1.2.1: KMO and Bartlett’s Test……………………………………………………………………38
Bảng 4.1.2.2: Bảng Rotated Component Matrix………………………………………………………39
Bảng 4.1.2.3: Bảng tóm tắt cơ cấu thang đo các kỹ năng…………………………………………..42
Bảng 4.1.2.4: KMO and Bartlett’s Test biến phụ thuộc……………………………………………..43
Bảng 4.1.2.5 : Kết quả hồi quy của mô hình……………………………………………………………44
Bảng 4.1.2.6 : Kết quả các hệ số hồi quy trong mô hình……………………………………………44
Bảng 4.1.2.7 : Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết………………………………………………45
Bảng 4.2: Khoảng giá trị của thang đó và ý nghĩa…………………………………………………….46
Bảng 4.2.1: Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố Kỹ năng lắng nghe………………….46

Bảng 4.2.2: Thống kê mô tả các biến quan sát của nhân tố Kỹ năng thuyết trình………….47
Bảng 4.2.3: Thống kê mô tả các biến quan sát của biến phụ thuộc Kỹ năng làm việc nhóm
trong học tập……………………………………………………………………………………………………….47
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Đặc điểm của hoạt động……………………………………………………………………………24
Hình 2: Mô hình nghiên cứu Kỹ năng làm việc nhóm……………………………………………..29
Hình 3: Quy trình nghiên cứu………………………………………………………………………………..31
Hình 4: Mô hình mới……………………………………………………………………………………………41
Hình 5: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy……………………………………………………………45

6

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn vàn thời cơ và
thách thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất lượng trong việc
đào tạo thì sinh viên cũng là đối tượng cần phải năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến
thức, phương pháp học tập mới mẻ. Ở bậc đại học thì phương pháp làm việc theo nhóm được
biết đến như là một phương pháp học tập khá phổ biến. Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm gần
như không thể tách rời với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế, nó có thể coi
như là hành trang mang theo khi sinh viên ra trường. Nó đã trở thành một trong những tố chất
rất quan trọng đối với những ứng viên muốn thành công. Các doanh nghiệp tuyển nhân viên
luôn yêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm. Đây cũng là lý do mà rất nhiều các
công ty hiện nay, đặc biệt là các công ty nước ngoài yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm
việc theo nhóm. Nhận thấy mức độ quan trọng của công việc làm nhóm, nhóm chúng tôi đã
quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu. Ngoài những những lí do nêu trên, theo nhóm còn
có những lí do khác của lợi ích khi làm việc nhóm đó là một hoạt động quen thuộc và thiết

thực đối với sinh viên. Trong môi trường học tập và làm việc đều đòi hỏi kỹ năng làm việc
nhóm. Việc phân chia công việc khi làm việc nhóm sẽ giảm bớt áp lực công việc cho mỗi cá
nhân, đồng thời tiết kiệm thời gian cho cả tập thể, tạo hiệu quả cao hơn trong công việc. Cùng
với sự hợp tác của nhiều người, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều ý tưởng sáng tạo, đề tài sẽ
được khai thác triệt để, khắc phục được những trở ngại khi làm việc cá nhân. Ngoài ra, làm
việc nhóm còn giúp sinh viên phát triển trên nhiều phương diện: về tri thức, tư duy (tiếp thu ý
kiến, đưa ra đề xuất thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, lĩnh hội được nhiều kiến thức
mới, phát huy tính sáng tạo,…), hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp (kỹ năng lắng nghe, thuyết
trình, giải quyết vấn đề,…). Bên cạnh đó, làm việc nhóm còn phát triển các mối quan hệ xã
hội thông qua việc giao lưu, giao tiếp với nhiều thành viên trong nhóm và về nhân cách chẳng
hạn như phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân….
Có một kỹ làm việc nhóm tốt là hết sức cần thiết đối với tất cả các sinh viên không riêng gì
khoa kinh tế, vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình làm việc theo nhóm của sinh viên là
điều rất cần thiết.
Những lý do trên là động lực thôi thúc nhóm quyết định nghiên cứu đề tài “ KỸ NĂNG LÀM
VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG”. Hy vọng đề tài
7

nghiên cứu của nhóm sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thể nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
hơn để từ đó tìm ra phương pháp học tập và cách làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường
Đại học.
1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích:
 Khảo sát thực trạng biểu hiện kĩ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại
học Nha Trang .
 Xây dựng mô hình, thang đo và kiểm định các giả thuyết về kỹ năng làm việc nhóm của sinh
viên với các nhân tố đề xuất.
 Khuyến khích các sinh viên trường Đại Học Nha Trang làm việc và học tập theo nhóm.

 Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại Học Nha Trang thông qua việc đề
ra phương pháp học tập và làm việc theo nhóm phù hợp trong môi trường Đại Học, nhằm
giúp sinh viên phát huy tối đa năng lực cá nhân. Tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp ra
trường có thể hòa nhập tốt trong môi trường làm việc nhóm của doanh nghiệp.
1.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu các biểu hiện trong kỹ năng làm việc
nhóm của sinh viên trường Đại Học Nha Trang.
 Khách thể nghiên cứu: Khảo sát được thực hiện trên các sinh viên trường Đại Học Nha Trang
từ các khóa K53, K54, K55, K56.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
 Nghiên cứu được thực hiện ở trường Đại Học Nha Trang trong khoảng thời gian từ tháng
7/2015 đến tháng 8/2015.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu

8

 Các nhân tố nào tác động tới kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại
Học Nha Trang?
 Thực trạng nhận thức về kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại Học Nha Trang?
 Ý thức của mỗi sinh viên đối với việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm ra sao?
 Mức độ hiểu biết của sinh viên về các kỹ năng bộ phận của kỹ năng làm việc nhóm ?
1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
 Giúp người học hoạt động các kỹ năng nhóm cần thiết.
 Giúp sinh viên rèn luyện tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau.
 Góp phần làm tăng hiệu quả học tập của sinh viên, rèn luyện cho sinh viên có khả năng tự
học, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời.
 Tạo điều kiện cho sinh viên khi ra trường có thể hòa nhập tốt với môi trường làm việc.

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng
Kỹ năng là một trong những yếu tố giúp cho con người hoạt động có hiệu quả. Do đó, vấn đề
nghiên cứu kỹ năng đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ lâu dưới nhiều góc độ khác
nhau.
– Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristot (384-322) đã xem kỹ năng như một phẩm chất, một
phần phẩm hạnh của con người. Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là “biết định hướng, biết
làm việc, biết tìm tòi”.
– Thế kỷ 19, các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxo (Pháp), K.D.Usinxki (Nga),
L.A.Kômenxki (Tiệp Khắc) cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ của học sinh và con đường
hình thành kỹ năng này.
9

Tuy nhiên, từ thế kỷ 19 trở về trước vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.
Chỉ bắt đầu từ thế kỷ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế
giới, kỹ năng trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng mang ý nghĩa thực
tiễn cao.
Nhưng nhìn chung việc nghiên cứu xuất phát từ hai quan điểm :
– Nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở của tâm lý học hành vi mà đại diện là các tác giả: J.B.Oatson,
B.F.Skiner, E.L.Toocđai, E.Tomen…
– Nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở tâm lý học hoạt động mà đại diện là các nhà tâm lý học Liên
Xô (cũ). Điểm qua lịch sử nghiên cứu kỹ năng của các nhà tâm lý học, giáo dục học Xô viết
cho thấy có hai hướng chính sau:
+ Hướng thứ nhất: nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát. Đại diện cho hướng nghiên
cứu này có các tác giả: P.Ia.Galperia, P.V.Petropxki, V.X.Cudin, K.K.Platonov…Các tác giả
đã đi sâu nghiên cứu bản chất khái niệm kỹ năng, các qui luật hình thành và mối liên hệ giữa
kỹ năng và kỹ xảo.
+ Hướng thứ hai: nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau, như:

* Trong lĩnh vực lao động công nghiệp; V.V.Tsebbuseva (1973), V.G.Look (1980),
E.A.Milerian (1979)…Các tác gải nghiên cứu kỹ năng trong mối quan hệ giữa con người với
máy móc, công cụ, phương tiện lao động.
* Trong lĩnh vực hoạt động sư phạm: N.D.Lêvitov(1970), X.I.Kixegof(1976), G.X.Kaxchuc
(1978), N.A.Menchinxcaia (1978)…
* Trong lĩnh vực hoạt động tổ chức: N.V.Cudomina (1976), L.T.Tiuptia (1987)…
Mặc dù nghiên cứu kỹ năng ở các hướng khác nhau nhưng các tác giả không có những quan
điểm trái ngược nhau về khái niệm kỹ năng mà những quan điểm đó thường bổ sung cho
nhau.
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng làm việc nhóm
Trong những thập kỷ gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng thuộc các lĩnh vực
hoạt động cụ thể được các nhà tâm lý học và giáo dục học Việt Nam quan tâm. Về kỹ năng
lao động có Trần Trọng Thủy, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Huân…Về kỹ năng sư phạm có

10

Nguyễn Như An, Nguyễn Ngọc Bảo…Về kỹ năng giao tiếp có Nguyễn Thạc, Hoàng Anh…
Về kỹ năng học tập của sinh viên có Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành…
Cùng với sự thay đổi hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của người học được
phát huy tích cực tối đa. Học theo nhóm là một trong những hình thức học tập phát huy tích
cực của người học, dạy học hướng về người học. Vì thế, học theo nhóm trở nên rất phổ biến,
đóng vai trò không thể thiếu ở trường đại học.
Ngoài những tác phẩm, bài báo nghiên cứu về những vấn đề này như “Phương pháp
học tập theo nhóm” của TS.Trần Thị Thu Mai, trường đại học sư phạm tp.Hồ Chí Minh, “Làm
việc theo nhóm- một phương pháp học phát huy sức mạnh tập thể” của Phạm Thị Huyền, luận
văn thạc sĩ Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang “Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong
tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Tiền Giang” (2006) và luận văn thạc sĩ
của Kiều Ngọc Quý “Tổ chức học hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo nhóm”
(2009).

Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của
sinh viên. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề này càng trở nên cần thiết, góp phần vào việc rèn
luyện kỹ năng cho sinh viên, đáp ứng xu hướng giáo dục đào tạo ở bậc đại học hiện nay.

2.1.3 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.3.1 Nhóm, hoạt động theo nhóm
2.1.3.1.1 Khái niệm nhóm
Khi nghiên cứu về nhóm, các tác giả đưa ra quan điểm như sau:
-Theo từ điển tâm lý học của Vũ Dũng “nhóm là cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa
các thành viên có chung lợi ích và mục đích, có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá
trình hoạt động chung”[11,tr.561].
-Theo A.V.Petrovxki thì “nhóm là một cộng đồng người thống nhất với nhau trên cơ sở
một hay một số dấu hiệu chung có quan hệ với việc thực hiện hoạt động chung và giao tiếp
của họ”[40,tr.76].

11

-Với Marvia Shaw, nhà tâm lý học phương Tây,ông cho rằng “nhóm là cộng đồng người
có từ 3 người trở lên, giữa họ có sự tác động tương trợ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trong
một thời gian nhất định, cùng nhau thực hiện hoạt động chung”[40,tr.76].
-Theo Trần Hiệp “nhóm là một cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa họ có sự tương
tácvà ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung”[18,tr68].
-Ngoài ra, còn một số quan điểm khác về nhóm như “nhóm là một tổ chức bao gồm
những thành viên được thành lập và tồn tại vì mục đích chung [36,tr330] hay “nhóm là tập
hợp những cá nhân có các khái niệm bổ sung cho nhau, cùng nhau cam kết chịu trách nhiệm
thực hiện một số mục tiêu chung”[25,tr.13].
-Như vậy, chúng tôi quan niệm nhóm là tập hợp hai người trở lên, giữa học có sự tương
tác lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung, nhằm được mục tiêu chung của nhóm.
2.1.3.1.2 Các đặc tính cơ bản của nhóm

-Theo tâm lý học Xô Viết, tính thống nhất của nhóm dựa trên những dấu hiệu: đặc điểm
hoạt động chung, thuộc tính xã hội hoặc giai cấp, đặc điểm tổ chức, mức độ phát triển…đặc
biệt là “sự tồn tại của nhóm không tách rời hoạt động”[18,tr.67].
-Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh, nhóm phải có đủ 4 yếu tố:
a. Chia sẻ mục tiêu
Một tập hợp người không thể được xem như một nhóm nếu họ không có cùng mục tiêu
và cùng chia sẽ trách nhiệm để cùng đạt được mục tiêu đó. Khi trong tập thể người ta không
thể chia sẽ mục tiêu thì lại có sự phân hóa thành nhiều nhóm. Mục tiêu chung là điểm qui tụ
các thành viên trong nhóm, mục tiêu cũng chính là động lực, là kim chỉ nam cho nhóm hoạt
động. Mục tiêu giúp các thành viên giải viết mẫu thuẫn và xác định cách làm việc của nhóm.
Khi tham gia xây dựng mục tiêu chung, các thành viên trong nhóm sẽ thấy hứng thú và họ
đều cố gắng để đạt được.
b. Sự tương tác giữa các thành viên
Đây là yếu tố cơ bản LVN. Để trở thành một nhóm, các thành viên cần có mối quan hệ
“mặt giáp mặt” kéo dài trong một thời gian nhất định. Họ giao tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau. Họ
giao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngôn ngữ cơ thể. Sự tham gia tích cực của nhóm viên sẽ
đem lại sự thỏa mãn và gắn bó với nhóm. Tương tác phải hai chiều, chính tương tác là yếu tố
chủ yếu làm thay đổi hành vi con người. Trong tiếp xúc họ càng gắn bó với nhau thì nhóm
12

càng dễ dàng đạt được mục đích chung, Chất lượng của tương tác mang ý nghĩa rất lớn vì nó
làm tăng cường hiệu quả LVN.
c. Có các quy tắc chung
“Những quy định chung của nhóm là đặc tính quan trọng nhất trong việc giúp cho nhóm ổn định
và vận hành một cách có hiệu quả”[36,tr.335]. Tập thể nào khi làm việc chung cũng cần xây dựng
nội quy để mọi người tuân theo.
Quy tắc là các luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặc ra. Những quy tắc có thể được
thông báo, xác định một cách chính thức hoặc có khi được nhóm viên mặc nhiên chấp nhận
không cần hình thức. Đối với các quy tắc này thì không thể áp đặt mà qua quá trình gắn bó

với nhau, các thành viên sẽ phát hiện và tuân thủ.
d. Vai trò của từng thành viên
Mọi cá nhân của nhóm có những vai trò riêng góp phần giúp nhóm hoạt động hiệu quả.
Thường thì các vai trò là kết quả của quá trình phân chia trách nhiệm dựa vào khả năng
chuyên môn cũng như những điều kiện khác. Vai trò là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà
cá nhân phát triển để phục vụ nhóm các vai trò này có thể thành nếp tùy đặc tính nhân cách
của nhóm viên và nhu cầu chung của nhóm. Vì thế vai trò không luôn ở thế tĩnh mà ở thế
động tùy phát triển để phục vụ nhóm. Các vai trò này từ từ có thể thành nếp tùy đặc tính nhân
cánh của nhóm viên và nhu cầu chung cầu chung của nhóm.Vì thế vai trò không luôn ở thế
tĩnh mà ở thế động tùy vào các tình huống khác nhau. Một thành viên cùng một lúc có thể giữ
nhiều vai trò.
Rõ ràng, nếu chỉ tập hợp một số lượng người nào đó mà giữa họ không có mục tiêu
chung, không có sự tương tác, không có sự chia sẽ…nghĩa là “giữa họ không có hoặc động
chung thì đó không phải là nhóm mà là đám đông”[40,tr77], LVN tạo nên sự liên kết, thúc
đảy tinh thần hợp tác, phụ thuộc giữa cá thành viên; mọi người cần cố gắn thể hiện tốt vai trò
của mình: cùng chia sẽ trách nhiệm, cùng nhau hỗ trợ và cam kết giải quyết vấn đề chung của
nhóm. Khi cả nhóm hoạt động hiệu quả nhất là khi các cá nhân cùng đồng lòng phối hợp ăn ý
hướng về một mục đích.
Vì vậy, làm việc nhóm không hẳng chỉ là làm việc với nhiều người, làm việc nhím khác
với làm việc đông người, chúng ta so sánh sự khác biệt đó sau đây;

13

NHÓM

ĐÁM ĐÔNG

1. Các thành viên làm việc tương tác lẫn

1. Các thành viên làm việc độc lập thường

nhau. Họ hiểu rõ mục tiêu của nhóm chỉ

không có mục tiêu chung theo kiểu

đạt két quả tốt hất bằng cánh hỗ trợ cho

“mạnh

ai

nấy

làm”

nhau
2. Các thành viên cam kết chịu trách

2. Các thành viên chỉ tập trung vào công

nhiệm phần việc cảu mình trong nhóm

việc của bản thân, họ không liên quan
đến mục tiêu của đám đông đó.

3. Họ đống góp kinh nghiệm tài năng của

3. Họ chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình,

mình vào sự thành công của cả nhóm

không biết hoặc không để ý điều người
khác

4. Các thành viên trung thực bọc lộ ý kiến,

4. Các thành viên không tin tưởng nhau.

tôn trọng lắng nghe người khác, đặc câu

Nếu có ý tưởng họ thường giữ riêng

hỏi và sẵn sàng thay đổi quan điểm

cho mình không chia sẽ, không dón

5. Các thành viên bình đẳng trong việc bàn

nhạn sự gợi ý cảu người khác

bạc đưa ra cánh giải quyết vấn đề. Mọi

5. Họ cảm thấy phiền lòng khi bất đồng

thành viên đều mong muốn cùng nhau

quan diểm, họ không tham gia vào việc

giải quyết vấn đề đó

giải quyết vấn đề và không hề có sự
ủng hộ nào để giúp họ giải quyết vấn đề

2.1.3.2 Hoạt động học tập theo nhóm
Khi nghiên cứu về hoạt động học tập nhóm, có các định nghĩa sau :
– A.T.Francisco (1993): hoạt động học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo
phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập.
Người học trao đổi ý tưởng và kiến thức với các thành viên khác của nhóm… các thành viên
tham gia tích cực và hợp tác với nhau để lĩnh hội kiến thức và kỹ năng mới.
– Theo Slavin “nhóm học tập là một nhóm nhỏ bao gồm năm bảy học sinh… Sau khi giáo
viên hướng dẫn, nêu ra mục đích của đề tài và phân phát các tài liệu… sau khi đọc tài liệu và

14

thay nhau đặt câu hỏi để bạn trả lời, cả nhóm đưa ra ý kiến và nhận định về nội dung và mục
đích của đề tài”.
– Hoạt động học tập theo nhóm là hình thức người cùng nhau hợp tác trong nhóm để hoàn
thành công việc chung. Học tập theo nhóm không đơn thuần là chia người học thành từng
nhóm để cùng giải quyết một cấu hỏi khò mà một học sinh bình thường không thể giải quyết
được, mà người học phải cùng nhau hợp tác trong học tập để hoàn thành công việc chung.
Như vậy, qua quan điểm của các tác giả về hoạt động học tập theo nhóm, có thể thấy “
hoạt động học tập theo nhóm cũng là hình thức hợp tác”. Học hợp tác là một quan điểm học
tập rất phổ biến và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Quan điểm học tập này yêu cầu sự tham
gia, đóng góp trực tiếp của người học vào quá trình học, đồng thời yêu cầu họ phải làm việc
cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung.
Học hợp tác theo David Johnson và Roger Johnson (1999) phải hội tụ các yếu tố sau:
a. Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: các thành viên trong nhóm phải cùng
nhau làm việc để đạt mục tiêu chung. Yếu tố này giúp các thành viên hiểu rằng đóng góp của

mỗi cá nhân là một yếu tố góp phần làm nên thành công của nhóm. Mỗi người phải có trách
nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao để cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung. Kết quả học
tập của cả nhóm là công sức đóng góp của mỗi thành viên. Mỗi thành viên không chỉ hoàn
thành nhiệm vụ của mình mà còn phải tham gia giúp đỡ các thành viên khác để cùng nhau
hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. “Sự phụ thuộc lẫn nhau” tồn tại khi các thành viên
trong nhốm gắn kết với nhau theo kiểu một cá nhân không thể thành công khi các thành viên
khác thất bại. Trong thực tế, khi yếu tố này không tồn tại, các thành viên trong nhóm không
có cảm giác rằng họ đang làm việc chung, nên dễ dẫn đến cạnh tranh hay làm việc riêng lẻ.
Ngoài ra, “sự phụ thuộc” này còn giúp các thành viên biết quân tâm đến ý kiến của nhau
nhiều hơn và giao tiếp hiệu quả hơn. Nếu một người trong nhóm không hoàn thành trách
nhiệm của mình, cả nhóm phải cùng chịu trách nhiệm.

b. Sự tiếp xúc trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác: giúp đỡ nhau học tập, ủng hộ những
thành công và cố gắng của nhau. Các thành viên trong nhóm phải gặp nhau thường xuyên để
thảo luận nhiệm vụ chung của nhóm. Trong các buổi thảo luận này, mọi người khuyến khích,
động viên nhau cùng tham gia, cùng chia sẻ, giúp nhau cải thiện kết quả học tập hoặc tìm ra
các nguồn tài liệu cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ chung. Đây là cơ hội để các thành viên
tiếp xúc với nhau nhiều hơn, lắng nghe người khác và đóng góp ý kiến của mình.
15

c. Trách nhiệm với tư cách “tôi” và tư cách “chúng ta”: mỗi thành viên phấn đấu cho
mình và nhóm. Mỗi cá nhân phải hiểu họ được tính điểm dựa trên đóng góp của mình cho
nhóm, điều này giúp các thành viên chia đều trách nhiệm cùng nhau mà khồn đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau. Khi các thành viên có trách nhiệm với nhau, họ sẽ cùng nhau tạo nên động
lực khuyến khích nhau học tốt hơn. Mỗi thành viên chỉ được công nhận khi có đóng góp cho
nhóm. Khi thành tích cá nhân được nhóm công nhận, họ sẽ nổ lực hơn và phấn đấu nhiều hơn
cho thành công chung của nhóm.
d. Các kỹ năng trong nhóm nhỏ: bao gồm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng học nhóm
như cách trình bày một quan điểm, biết chia sẻ nguồn thông tin, tài liệu hay thuyết phục người

khác hòa giải các ý kiến bất đồng, cùng nhau đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề chung
của nhóm. Để đạt được lợi ích khi học nhóm, người học buộc phải có những kỹ năng này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người học có đủ các kỹ năng trên, họ luôn có tinh thần hợp
tác và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Ngược lại, khi không có những kỹ năng giao tiếp thích
hợp, họ thường gặp khó khăn trong quá trình làm việc chung, thiếu tự tin và luôn tạo ra những
bất đồng. Một trong những lý do khiến cá nhân bị đẩy ra khỏi nhóm là do họ thiếu kỹ năng
giao tiếp.
Những kỹ năng giúp cá nhân giao tiếp và làm việc có hiệu quả trong nhóm:
*Kỹ năng cá nhân:
– Nghe chủ động (nghe và góp ý kiến)
– Nhận xét công bằng.
– Có trách nhiệm với hành vi của mình.
– Biết phê phán, giải quyết bất đồng trên tinh thần xây dựng.
*Kỹ năng nhóm nhỏ:
– Biết thay phiên nhau khi thảo luận.
– Biết chia sẻ công việc.
– Biết tham gia các quyết định dân chủ.
-Biết hiểu quan điểm của người khác.
-Biết phân biệt ý kiến đóng góp khác nhau của các thành viên.
16

Đây là những kỹ năng không thể thiếu được và giúp người học thành công khi làm việc
nhóm, nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng người học chỉ đơn giản là ngồi cạnh nhau, làm việc
cá nhân chứ nhân chứ không cùng nhau học và làm việc hợp tác.
Ngoài ra, khi hợp tác để hoàn thành mục tiêu chung mọi thành viên cảu nhóm cần phải:
– Tìm hiểu và tin tưởng nhau.
– Trao đổi thông tin chính xác.
– Cho và nhận sự giúp đỡ của nhau.
– Giải quyết bất đồng trên tinh thần xây dựng.

Sinh viên chỉ thật sự hợp tác cùng nhau trong học tập và thành công khi họ được dạy,
trải qua quá trình luyện tập và được khuyến khích áp dụng những kỹ năng này trong học
nhóm.
e. Đánh giá làm việc nhóm: đây là yếu tố quan trọng trong quá trình làm việc nhóm vì
dựa vào đó nhóm biết được họ đang làm việc như thế nào và làm sao để duy trì cách làm việc
hiệu quả. Khi các thành viên tham gia đánh giá đóng góp của cá nhân cho hoạt động chung
của nhóm, nó sẽ thúc đâye các thành viên phát huy năng lực cao hơn, khi các thành viên được
đánh gía thường xuyên họ sẽ phải chú ý để giao tiếp hiệu qua hơn. Ngoài ra ,quá trình đáng
giá nhóm còn giúp các thành viên duy trì các quan hệ làm việc hiệu quả và phát triển các kỹ
năng học nhóm.
Như vậy, học theo nhóm chỉ mang tính hợp tác khi người học tham gia vào các hoạt
động chung của nhóm. Việc học tập của nhóm mang tính hợp tác là tranh đua. Mục đích học
tập là lý do chính cho sự tồn tại của nhóm. Công việc của nhóm sẽ không hoàn thành nếu
không có sự đóng góp tích cực của từng cá nhân. Thành viên trong nhóm phải nhận thức rằng
nổ lực của mỗi cá nhân là điều kiện thiết yếu cho sự thành công của nhóm và của chính họ. Vì
thế họ phải dựa vào nhau, hỗ trợ nhau, cùng nhau bàn bạc trao đổi thông tin cũng như quan
điểm riêng của mình và biết vận dụng các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá đẻ giải quyết
vấn đề, hoàn thành công việc được giao.
Trong học tập hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân
được phân công một nhiệm vụ cụ thể, mỗi người đều có trách nhiệm riêng của mình. Làm
việc nhóm phải được tổ chức sao cho mỗi người đều đóng góp tích cực vào hoạt động chung
của nhóm. Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng thành viên sẽ tạo điều kiện tối
17

đa cho sự hoàn thiện của mỗi cá nhân sẽ đóng góp cho thành công của nhóm. Người học chỉ
học tốt hơn và đạt thành tích cao hơn khi làm việc trong nhóm được tổ chức với đầy đủ các
yếu tố trên.
Trên cơ sở lý luận đã phân tích về nhóm, làm việc nhóm và hình thức học tập theo
nhóm, chúng tôi xác định: Làm việc nhóm trong học tập chính là hình thúc học tập theo

nhóm mà ở đó các thành viên trong nhóm phải hợp tác cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học
tập.
Làm việc nhóm trong học tập chỉ đạt hiệu quả khi các thành viên trong nhóm biết:
– Xác định mục tiêu chung của nhóm.
– Lắng nghe và chấp nhận người khác.
– Trình bày quan điểm của mình.
– Thảo luận và giải quyết vấn đề chung của nhóm.
– Hợp tác và chia sẻ.
2.1.3.3.2 Các mức độ và quá trình hình thành kỹ năng
Theo quá trình KN hình thành qua 5 giai đoạn
– Mức 1: có KN sơ đẳng, hành động được thực hiện theo cách thử và sai, dựa trên vốn hiểu
biết và kinh nghiệm.
– Mức 2: biết cách thực hiện hành động nhưng không hiệu quả.
– Mức 3: có những KN chung nhưng còn mang tính rời rạc, riêng lẻ.
– Mức 4: có những kỹ năng chuyên biệt để hành động.
Mức 5: vận dụng sang tạo những kỹ năng đó trong các tình huống khác nhau.
Quá trình hình thành kỹ năng gồm 3 bước:

Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích,cách thức và điều kiện hành động.
Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử mẫu
Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện hành động
nhằm đạt được mục đích đề ra.

18

Mục đích là kết quả của hành động, định hướng cho hành động. Nếu dừng lại ở đây thì
chưa có kỹ năng, chỉ là lý thuyết tri thức về hành động.
Giai đoạn làm thử theo mẫu tiến tới hình thành KN, giúp con người đối chiếu với tri thức,

tiến hành thao tác để giảm bớt sai sót trong quá trình hành động để đạt kết quả.
Cuối cùng muốn có KN con người phải luyện tập. Giai đoạn này, các tri thức được cũng cố
nhiều lần, các thao tác được ôn luyện các hệ thống, kết quả của hành động đạt được một cách
chắc chắn hơn. KN chỉ thực sự ổn định khi người ta hành động có kết quả trong những điều
kiện khác nhau. Việc luyện tập đạt được kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện luyện
tập, đặt biệt là sự nỗ lực của cá nhân.
Như vậy quá trình hình thành KN là quá trình hành động và luyện tập hành động trong
thực tiễn đa dạng.
2.1.3.4 Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập
Kỹ năng làm việc nhóm (KN LVN) trong học tập là khả năng vận dụng những tri thức và
những kinh nghiệm đã có về làm việc nhóm. Các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau
để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của
nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể.
Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập được hình thành trước hết từ việc nhận thức đúng
đắn về làm việc nhóm trong học tập, các thao tác kỹ thuật để thực hiện công việc, sau đó là
phải thực hành và rèn luyện trong thực tiễn.
2.1.3.4.1 Cấu trúc của KN LVN trong học tập
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan đến kỹ năng, nhóm và làm việc nhóm
trong học tập, cũng như xuất phát từ mục đích và yêu cầu làm việc nhóm, chúng tôi cho rằng
kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên là một hệ thống cấu trúc, bao gồm các kỹ
năng bộ phận sau:
a. Kỹ năng lắng nghe
Khi làm việc theo nhóm, truyền thông được xem là một trong những hoạt động quan trọng
nhất. Bởi nó đóng vai trò của một cơ quan tuần hoàn, chuyển tải thông tin đến mỗi thành viên
và giữa các thành viên với nhau. Truyền thông là truyền báo cho người khác những tin tức, tài
liệu liên hệ đến họ trong tổ chức nhóm.

19

Sẽ thiếu sót nếu nghĩ truyền thông là hoạt động một chiều (từ người truyền đến người nhận
tin) mà phải hiểu đây là hoạt động hai chiều (chiều phản hồi trở lại từ phía người nhận)
Đối với người nhận tin, để phản hồi chính xác điều quan trọng là phải biết lắng nghe để
hiểu được mục đích nội dung của thông tin truyền đến. Việc tiếp nhận thông tin một cách chính
xác đầy đủ là điều kiện quyết định để thực hiện tốt thông tin đó. Ngược lại, khi tiếp nhận các
thông tin phản hồi từ phía người nhận, thì “người truyền” lúc này cũng cần phải biết lắng nghe,
ghi nhận, tránh thái độ chỉ trích ngắt lời.
Lắng nghe chính là chìa khóa của truyền thông khi tham gia LVN. Biết lắng nghe, nghĩa là
chú tâm vào ý kiến của các thành viên trong nhóm, chúng ta mới hiểu rõ tại sao và do đâu có
những quan điểm khác biệt cũng như những hạn chế, qua đó chúng ta mới có thể đóng góp ý
kiến xây dựng để các ý kiến trong nhóm được hoàn thiện hơn. Lắng nghe cũng giúp ta thu thập
được nhiều thông tin hơn, là cơ sở để ra quyết định và giải quyết vấn đề của nhóm một cách
khoa học, khách quan.
Lắng nghe không chỉ là tiếp nhận thông tin từ người nói, mà người nghe còn phân tích
theo hướng tích cực, phản hồi bằng thái độ tôn trọng ý kiến của người nói dù đó là ý kiến trái
ngược với quan điểm của bản thân, không phê phán mà trái lại phải biết khuyến khích, khơi
dậy sự tự tin phát biểu ý kiến của người khác.
Như vậy, biểu hiện của người có KN lắng nghe:
– Ngừng nói.
– Biết chờ đến lượt.
– Thể hiện cho người nói thấy rằng bạn muốn nghe.
– Tránh những việc làm gây mất tập trung.
– Đồng cảm với người nói.
– Kiên nhẫn, giữ bình tĩnh.
– Tránh tranh cãi hoặc phê phán.
– Đặt câu hỏi đúng lúc.
b. Kỹ năng thuyết trình
KN thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập theo nhóm cũng như làm
việc sau này của SV, đặc biệt là đối với SV sư phạm.
Theo Wikipedia, thuyết trình là quá trình trình bày nội dung của một chủ đề cho người

nghe nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Thuyết trình cũng là một bài nói ngắn gọn của một
người hoặc một nhóm người về một chủ đề cụ thể nào đó để trình bày một nhận định, một
20

quan điểm…nhằm thuyết phục người nghe chấp nhận quan điểm và có cùng suy nghĩ với
mình.
Với sự phân công của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị đề tài, chủ động tìm kiếm tài
liệu liên quan… để trình bày trước nhóm hoặc lớp. Thuyết trình thành công khi người nói có
khả năng diễn đạt ý tưởng của mình, biết cách trình bày ý kiến của mình về một vấn đề, phân
tích vấn đề cho mọi người hiểu đúng, biết cách chứng minh và bảo vệ ý kiến của mình. Ngoài
ra, bài thuyết trình thành công sẽ tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức, tình cảm, ý chí và
hành động của người nghe.
Để thuyết trình thành công, người trình bày phải:
– Xác định mục tiêu trình bày.
– Chuẩn bị nội dung đầy đủ.
– Lập dàn ý tóm tắt.
– Chuẩn bị các câu hỏi có liên quan.
– Luôn giao tiếp với người nghe thông qua hệ thống phi ngôn ngữ.
c. Kỹ năng thảo luận
Thảo luận là phần tất yếu tạo nên hoạt động học tập theo nhóm, là hình thức các thành
viên trong nhóm cộng tác với nhau để trao đổi ý tưởng, quan điểm, chia sẻ nguồn thông tin để
cùng nhau hình thành cách giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận.
Thảo luận nhóm khắc phục tình trạng thụ động, lười suy nghĩ và thiếu hẳn sự phản hồi
từ phía người học. Khi những vấn đề được nhóm đưa ra thảo luận, bàn bạc đòi hỏi các thành
viên phải tự sưu tầm tài liệu, phải động não cố gắng tìm hiểu và đưa ra ý kiến của mình, cùng
nhau giải quyết nhiệm vụ học tập. Qua đó, hình thành ở SV khả năng tìm tòi, quan sát, so
sánh, nghiên cứu tài liệu, nhận xét, đánh giá, tổng hợp và sáng tạo. Ngoài ra, tinh thần hợp
tác, thông cảm, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau cũng được phát huy giữa các thành viên trong
nhóm.

Nhờ không khí thảo luận cởi mở, sôi nổi sẽ tạo cơ hội cho các thành viên nhút nhát
mạnh dạn hơn khi trình bày ý kiến của mình, học được cách tôn trọng và lắng nghe người
khác, tạo cho SV sự tự tin hứng thú trong học tập. Hơn nữa, thảo luận nhóm sẽ làm cho kiến
thức của SV bớt phần chủ quan, phiến diện, ngược lại sẽ tăng tính khách quan và khoa học,
kiến thức trở nên sâu sắc bền vững, dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
Thảo luận có rất nhiều loại khác nhau, bao gồm các thảo luận mà người tham gia phải:
+ Đưa ra quyết định
21

+ Dưa ra hoặc chia sẻ ý kiến của họ về một chủ đề nhất định
+ Tạo ra một cái gì đó
+ Giải quyết một vấn đề
Tuy nhiên, thảo luận chỉ phát huy vai trò của nó khi các thành viên trong nhóm có những
biểu hiện sau:
– Xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể.
– Chuẩn bị nội dung, thu thập dữ kiện liên quan đến nội dung thảo luận.
– Thái độ lắng nghe, tôn trọng các ý kiến.
– Có sự bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau của nhóm viên.
– Biết khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi phù hợp kích thích sự suy nghĩ của mọi
người.
– Biết điều động sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm.
– Biết chia sẻ thông tin, kinh nghiệm mình có cho các thành viên khác.
– Phát hiện những khác biệt, mâu thuẫn trong các ý kiến, quan điểm và cùng nhau giải
quyết.
– Nối kết các ý kiến rời rạc thành hệ thống.
– Mục tiêu phải được giải quyết sau buổi thảo luận
d. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là khâu cuối cùng khi hoàn tất hoạt động chung của nhóm, “Giải pháp
cho một vấn đề do nhóm đề ra luôn tốt hơn giải pháp chỉ do một cá nhân nghĩ ra” .Nhiệm vụ

học tập được đưa ra để nhóm thảo luận, sau đó mọi người phải đi đến quyết định cuối cùng và
giải quyết chúng theo hướng tối ưu nhất.
Nhiều người trong nhóm với những kiến thức, kinh nghiệm khác nhau sẽ đưa ra quan
điểm, giải pháp khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Nhưng khi vấn đề của nhóm được đem
ra thảo luận sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích, thông tin đa dạng, giúp các thành viên học
cách suy nghĩ, xem xét lại kiến thức của mình, giải quyết những khúc mắc chưa rõ và chấp
nhận, phát triển thêm kiến thức mới. Do đó, các thành viên của nhóm đồng lòng đi đến quyết
định cuối cùng, sẵn sàng thực hiện giải pháp chung do nhóm đưa ra.
Để ra quyết định và giải quyết vấn đề được nhanh chóng, hiệu quả các thành viên trong
nhóm cần phải:
– Nhận diện vấn đề một cách rõ ràng.
– Biết cách phát hiện vấn đề.
22

– Phân tích vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau trên cơ sở khoa học, khách quan.
– Lắng nghe ý kiến của tất cả thành viên.
– Bám sát mục tiêu cần giải quyết.
– Đưa ra nhiều giải pháp và chọn giải pháp phù hợp với mục tiêu làm việc của nhóm.
– Nhận thức những mặt hạn chế của vấn đề chưa giải quyết được.
– Các thành viên đều tham gia và thỏa mãn với cách giải quyết vấn đề của nhóm.
– Ra quyết định
– Thực hiện
– Giám sát
e. Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
Với cách dạy và học hiện nay trong nhà trường, người học sẽ thu nhận nhiều kết quả hơn
nếu họ hợp tác, kết quả học tập cao hơn nếu họ biết làm việc với một người khác. SV không
chỉ hợp tác, chia sẻ với các thành viên khác bằng nỗ lực của mình để nắm rõ các vấn đề cần
giải quyết của nhóm mà họ còn có thể nuôi dưỡng một mối quan hệ ổn định, điều đó thật sự
quan trọng cho việc phát triển xã hội và sự phát triển về mặt tâm lý.

Khi SV có ý thức hợp tác chia sẻ cùng người khác, họ dường như có khả năng biểu lộ
những hành vi mang tính xã hội, chấp nhận nhiệm vụ, bày tỏ sự nhiệt tình với các hoạt động
của nhóm, lớp và ngày càng tiến bộ hơn. Biết chia sẻ và hợp tác là KN không thể thiếu nếu
chúng ta muốn nhóm tồn tại và hoạt động hiệu quả. Một nhóm được đánh giá là thành công
khi kết quả hợp tác của nhóm hoàn toàn vượt xa về tính hiệu quả và khối lượng công việc
hoàn thành, khi so sánh với kết quả được thực hiện chỉ bởi một cá nhân. Nhưng nếu kết quả
“ngược lại” có nghĩa là việc hợp tác, chia sẻ của nhóm đã thất bại.
Sự phối hợp và tương tác giữa các thành viên trong nhóm chỉ diễn ra một cách hiệu quả
khi các thành viên trong nhóm hiểu mình và hiểu người, cùng chia sẻ mục tiêu và trách
nhiệm, mong muốn được lắng nghe người khác và tôn trọng sự nỗ lực của mọi thành viên,
nhất là luôn tin rằng mỗi thành viên đều có một đóng góp quan trọng trong LVN.
Như vậy, biểu hiện của người biết hợp tác – chia sẻ khi làm việc nhómlà:

– Ý thức được vai trò của mình trong nhóm.
– Tôn trọng các thành viên.
– Biết chấp nhận và lắng nghe người khác.
23

– Hòa đồng, thân thiện và cởi mở.
– Quan tâm giúp đỡ các thành viên.
– Tuân theo các nội qui của nhóm.
– Hoàn thành công việc được giao.
Tóm lại: LVN trong học tập chỉ mang lại hiệu quả cao khi người học có được các KN cần
thiết. KN LVN trong học tập bao gồm các KN bộ phận KN lắng nghe, KN thuyết trình, KN
thảo luận, KN giải quyết vấn đề và KN hợp tác, chia sẻ. Các KN này quan hệ mật thiết với
nhau và qui định lẫn nhau.
2.1.4 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên

Hoạt động học : Là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự
giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những giá trị,những hình thức

hành vi và những dạng hoạt động nhất định.
Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng “đối tượng của hoạt động là cái ta tác động vào
nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh. Nó có thể là sự vật hiện tượng khái niệm con người
hoặc mối quan hệ có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thúc đẩy hoạt

động của con người.
Cấu trúc của hoạt động có sự tác động lần nhau.

Hoạt động

Động cơ

Hành động

Mục đích

Thao tác

Phương tiện

Hình 1. Đặc điểm của hoạt động

Hoạt động học tập là hoạt đông chuyển hướng và tái tạo lại tri thức của người học. Sụ
tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Và để tái tạo lại người học không có cách

nào khác là huy động lực lượng.
Hoạt động học tập của sinh viên bắt nguồn từ mục đích đã được xác định của từng
sinh viên. Mục đích là biểu tượng của sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhu
cầu nào đó của chủ thể, để đạt được mục đích con người phải sử dụng các điều kiện,
phương tiện cần thiết.
24

Hoạt động có tính gián tiếp “Trong hoạt động, con người bao giờ cũng phải sử dụng
những công cụ nhất định”.Công cụ tâm lý, ngôn ngữ và công cụ giao tiếp để thể hiện
những suy nghỉ của bản thân. Hoạt động học là haotj động tiếp thu tri thức lý luận,
khoa học, nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời
thường mà học phải tiến đến những tri thức có tính chọn lọc cao có tính khái quát, và

hệ thống hóa.
Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà
còn hướng vào việc tiếp thu cả tri thức của bản thân hoạt động học. Hoạt động học là
hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sịnh, sinh viên.

2.1.4.1 Đặc điểm phát triển tâm lý của sinh viên

Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt
động chủ đạo. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo là
học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học.
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên – sinh viên là sự phát
triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng
đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu
thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm, họ nhận
thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó
với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể
hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa
học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học
tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp
học tập của họ.
Ở SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập,
sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu,
khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản thân, vì thế,
sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của
bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử
thách để khẳng định mình.
Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó
phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp – một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ,
sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. Sinh viên là lứa tuổi đạt đến
độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài
25

MỤC LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………………………………………… 6DANH MỤC CÁC HÌNH ………………………………………………………………………………………. 6CH ƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………….. 71.11.21. 31.41.51. 6L ý do chọn đề tài …………………………………………………………………………………. 7M ục đích điều tra và nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 8K hách thể và đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu ………………………………………………………… 8P hạm vi điều tra và nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 8C âu hỏi điều tra và nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 8 Ý nghĩa của việc điều tra và nghiên cứu …………………………………………………………………. 8CH ƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ……………………………………………. 92.1 Cơ sở lý luận ………………………………………………………………………………………………….. 92.1.1 Lịch sử nghiên cứu và điều tra kỹ năng ………………………………………………………………… 92.1.2 Lịch sử nghiên cứu và điều tra kỹ năng làm việc nhóm …………………………………………. 102.1.3 Một số khái niệm tương quan đến đề tài …………………………………………………. 112.1.3.1 Nhóm, hoạt động giải trí theo nhóm ………………………………………………………. 112.1.3.1.1 Khái niệm nhóm ……………………………………………………………………. 112.1.3.1.2 Các đặc tính cơ bản của nhóm ………………………………………………….. 11 a. Chia sẻ tiềm năng …………………………………………………………………………. 11 b. Sự tương tác giữa những thành viên ………………………………………………….. 12 c. Có những quy tắc chung ………………………………………………………………….. 12 d. Vai trò của từng thành viên ………………………………………………………….. 122.1.3.2 Hoạt động học tập theo nhóm ………………………………………………………….. 14 a. Sự nhờ vào lẫn nhau một cách tích cực ………………………………………. 14 b. Sự tiếp xúc trực tiếp thôi thúc sự hợp tác ……………………………………….. 15 c. Trách nhiệm với tư cách “ tôi ” và tư cách “ tất cả chúng ta ” ………………………. 15 d. Các kỹ năng trong nhóm nhỏ ……………………………………………………….. 15 e. Đánh giá làm việc nhóm ……………………………………………………………… 162.1.3.3 Các mức độ và quy trình hình thành kỹ năng …………………………………….. 172.1.3.4 Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ………………………………………………. 182.1.3.4.1 Cấu trúc của KN LVN trong học tập ……………………………………………… 19 a. Kỹ năng lắng nghe ……………………………………………………………………… 19 b. Kỹ năng thuyết trình …………………………………………………………………… 20 c. Kỹ năng tranh luận ………………………………………………………………………. 20 d. Kỹ năng xử lý yếu tố …………………………………………………………… 22 e. Kỹ năng hợp tác, san sẻ ……………………………………………………………… 222.1.4 Đặc điểm hoạt động giải trí học tập của sinh viên ……………………………………………………. 232.1.4.1 Đặc điểm tăng trưởng tâm ý của sinh viên …………………………………………….. 242.1.4.2 Vai trò của làm việc nhóm trong học tập ……………………………………………… 262.2 Tổng quan điều tra và nghiên cứu …………………………………………………………………………………… 262.3 Mô hình điều tra và nghiên cứu và giả thuyết ……………………………………………………………………. 292.3.1 Mô hình nghiên cứu và điều tra ………………………………………………………………………………….. 292.3.2. Giả thuyết nghiên cứu và điều tra ………………………………………………………………………………. 30CH ƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………………. 303.1 Thiết kế điều tra và nghiên cứu ……………………………………………………………………………………….. 303.2 Nghiên cứu sơ bộ ( nghiên cứu và điều tra định tính ) ………………………………………………………….. 313.2.1 Xây dựng thang đo ……………………………………………………………………………………. 313.2.2 Thảo luận nhóm ………………………………………………………………………………………… 313.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi ………………………………………………………………………………… 323.3 Nghiên cứu chính thức ( điều tra và nghiên cứu định lượng ) ………………………………………………… 323.3.1 Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………………………… 323.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ……………………………………………………………………. 323.3.2.1 Đặc trưng của mẫu điều tra và nghiên cứu …………………………………………………………….. 323.3.2.2 Phân tích tài liệu ………………………………………………………………………………… 333.3.3 Công cụ nghiên cứu và phân tích tài liệu …………………………………………………………………………… 35CH ƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………….. 354.1 Đánh giá thang đo ………………………………………………………………………………………….. 354.1.1 Hệ số an toàn và đáng tin cậy Cronbach Alpha …………………………………………………………………….. 354.1.1.1 Biến độc lập “ khi những thành viên nhóm trình diễn ” …………………………………. 354.1.1.2 Biến độc lập “ khi tôi thuyết trình ” ………………………………………………………… 354.1.1.3 Biến độc lập “ khi tham gia đàm đạo nhóm ” ………………………………………….. 364.1.1.4 Biến độc lập “ khi xử lý yếu tố của nhóm ” ……………………………………. 364.1.1.5 Biến độc lập “ Khi tham gia làm việc nhóm ” ………………………………………….. 374.1.1.6 Biến nhờ vào “ Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ” …………………………. 374.1.2 Phân tích tác nhân tò mò EFA. ……………………………………………………………….. 384.1.2.1 Phân tích tác nhân tò mò EFA những biến độc lập ……………………………….. 384.1.2.2 Các giả thuyết kiểm soát và điều chỉnh ………………………………………………………………….. 424.1.2.3 Phân tích tác nhân tò mò EFA cho biến phụ thuộc vào ……………………………. 434.1.3 Kiểm định quy mô và giả thuyết điều tra và nghiên cứu ……………………………………………….. 434.2 Phân tích thống kê diễn đạt ………………………………………………………………………………… 464.2.1 Thống kê miêu tả kỹ năng lắng nghe ………………………………………………………………. 464.2.2 Thống kê diễn đạt kỹ năng thuyết trình ……………………………………………………………. 464.2.3 Thống kê diễn đạt biến phụ thuộc vào kỹ năng làm việc nhóm …………………………………. 47CH ƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………. 475.1 Kết quả chính và góp phần của điều tra và nghiên cứu của điều tra và nghiên cứu ……………………………….. 475.2 Một số yêu cầu giải pháp và đề xuất kiến nghị giúp sinh viên trườngĐại Học Nha Trang có kỹ năng làm việc nhóm hiệu suất cao hơn …………………………………… 595.3 Hạn chế của đề tài điều tra và nghiên cứu …………………………………………………………………………. 50T ÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………. 51PH Ụ LỤC …………………………………………………………………………………………………… 53DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 3.2.3 : Mức độ và ý nghĩa của thang đo …………………………………………………………. 32B ảng 3.3.2. 1 : Mô tả đặc trưng của mẫu nghiên cứu và điều tra …………………………………………………. 33B ảng 3.3.2. 2 : Mã hóa những biến quan sát …………………………………………………………………. 33B ảng 4.1.1. 1 : Hệ số Cronbach alpha của Biến độc lập khi tham gia làm việc nhóm …… 35B ảng 4.1.1. 2 : Hệ số Cronbach alpha của Biến độc lập khi tôi thuyết trình ……………….. 36B ảng 4.1.1. 3 : Hệ số Cronbach alpha của Biến khi tham gia luận bàn nhóm …………….. 36B ảng 4.1.1. 4 : Hệ số Cronbach alpha của Biến khi xử lý yếu tố của nhóm …………. 37B ảng 4.1.1. 5 : Hệ số Cronbach alpha của Biến độc lập khi tham gia làm việc nhóm …… 37B ảng 4.1.1. 6 : Hệ số Cronbach alpha của biến Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập … 38B ảng 4.1.2. 1 : KMO and Bartlett’s Test …………………………………………………………………… 38B ảng 4.1.2. 2 : Bảng Rotated Component Matrix ……………………………………………………… 39B ảng 4.1.2. 3 : Bảng tóm tắt cơ cấu tổ chức thang đo những kỹ năng ………………………………………….. 42B ảng 4.1.2. 4 : KMO and Bartlett’s Test biến nhờ vào …………………………………………….. 43B ảng 4.1.2. 5 : Kết quả hồi quy của quy mô …………………………………………………………… 44B ảng 4.1.2. 6 : Kết quả những thông số hồi quy trong quy mô …………………………………………… 44B ảng 4.1.2. 7 : Tổng hợp tác dụng kiểm định giả thuyết ……………………………………………… 45B ảng 4.2 : Khoảng giá trị của thang đó và ý nghĩa ……………………………………………………. 46B ảng 4.2.1 : Thống kê miêu tả những biến quan sát tác nhân Kỹ năng lắng nghe …………………. 46B ảng 4.2.2 : Thống kê diễn đạt những biến quan sát của tác nhân Kỹ năng thuyết trình …………. 47B ảng 4.2.3 : Thống kê miêu tả những biến quan sát của biến nhờ vào Kỹ năng làm việc nhómtrong học tập ………………………………………………………………………………………………………. 47DANH MỤC CÁC HÌNHHình 1 : Đặc điểm của hoạt động giải trí …………………………………………………………………………… 24H ình 2 : Mô hình nghiên cứu và điều tra Kỹ năng làm việc nhóm …………………………………………….. 29H ình 3 : Quy trình nghiên cứu và điều tra ……………………………………………………………………………….. 31H ình 4 : Mô hình mới …………………………………………………………………………………………… 41H ình 5 : Kết quả kiểm định quy mô hồi quy …………………………………………………………… 45CH ƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU1. 1 Lý do chọn đề tàiQuá trình hội nhập quốc tế của Nước Ta lúc bấy giờ đang đứng trước muôn vàn thời cơ vàthách thức, điều này đề ra nhu yếu cấp thiết cho nền giáo dục Nước Ta trong việc nâng caochất lượng huấn luyện và đào tạo và tu dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất lượng trong việcđào tạo thì sinh viên cũng là đối tượng người tiêu dùng cần phải năng động và phát minh sáng tạo để tiếp thu những kiếnthức, phương pháp học tập mới mẻ và lạ mắt. Ở bậc ĐH thì chiêu thức làm việc theo nhóm đượcbiết đến như thể một phương pháp học tập khá thông dụng. Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm gầnnhư không hề tách rời với sinh viên, đặc biệt quan trọng là sinh viên khối ngành kinh tế tài chính, nó hoàn toàn có thể coinhư là hành trang mang theo khi sinh viên ra trường. Nó đã trở thành một trong những tố chấtrất quan trọng so với những ứng viên muốn thành công xuất sắc. Các doanh nghiệp tuyển nhân viênluôn nhu yếu ứng viên có năng lực làm việc theo nhóm. Đây cũng là nguyên do mà rất nhiều cáccông ty lúc bấy giờ, đặc biệt quan trọng là những công ty quốc tế nhu yếu ứng viên phải có năng lực làmviệc theo nhóm. Nhận thấy mức độ quan trọng của công việc làm nhóm, nhóm chúng tôi đãquyết định chọn đề tài này để điều tra và nghiên cứu. Ngoài những những lí do nêu trên, theo nhóm còncó những lí do khác của quyền lợi khi làm việc nhóm đó là một hoạt động giải trí quen thuộc và thiếtthực so với sinh viên. Trong môi trường học tập và làm việc đều yên cầu kỹ năng làm việcnhóm. Việc phân loại việc làm khi làm việc nhóm sẽ giảm bớt áp lực đè nén việc làm cho mỗi cánhân, đồng thời tiết kiệm ngân sách và chi phí thời hạn cho cả tập thể, tạo hiệu suất cao cao hơn trong việc làm. Cùngvới sự hợp tác của nhiều người, đồng nghĩa tương quan với việc sẽ có nhiều sáng tạo độc đáo phát minh sáng tạo, đề tài sẽđược khai thác triệt để, khắc phục được những trở ngại khi làm việc cá thể. Ngoài ra, làmviệc nhóm còn giúp sinh viên tăng trưởng trên nhiều phương diện : về tri thức, tư duy ( tiếp thu ýkiến, đưa ra đề xuất kiến nghị luận bàn, san sẻ kinh nghiệm tay nghề với nhau, lĩnh hội được nhiều kiến thứcmới, phát huy tính phát minh sáng tạo, … ), hoàn thành xong những kỹ năng tiếp xúc ( kỹ năng lắng nghe, thuyếttrình, xử lý yếu tố, … ). Bên cạnh đó, làm việc nhóm còn tăng trưởng những mối quan hệ xãhội trải qua việc giao lưu, tiếp xúc với nhiều thành viên trong nhóm và về nhân cách chẳnghạn như phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân …. Có một kỹ làm việc nhóm tốt là rất là thiết yếu so với tổng thể những sinh viên không riêng gìkhoa kinh tế tài chính, vì thế việc nghiên cứu và điều tra khám phá về tình hình làm việc theo nhóm của sinh viên làđiều rất thiết yếu. Những nguyên do trên là động lực thôi thúc nhóm quyết định hành động điều tra và nghiên cứu đề tài “ KỸ NĂNG LÀMVIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ”. Hy vọng đề tàinghiên cứu của nhóm sẽ giúp cho những bạn sinh viên hoàn toàn có thể nâng cao kỹ năng làm việc nhómhơn để từ đó tìm ra phương pháp học tập và cách làm việc nhóm hiệu suất cao trong môi trườngĐại học. 1.2 Mục đích nghiên cứuĐề tài nghiên cứu và điều tra được triển khai nhằm mục đích mục tiêu :  Khảo sát tình hình biểu lộ kĩ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường Đạihọc Nha Trang.  Xây dựng quy mô, thang đo và kiểm định những giả thuyết về kỹ năng làm việc nhóm của sinhviên với những tác nhân yêu cầu.  Khuyến khích những sinh viên trường Đại Học Nha Trang làm việc và học tập theo nhóm.  Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại Học Nha Trang trải qua việc đềra phương pháp học tập và làm việc theo nhóm tương thích trong thiên nhiên và môi trường Đại Học, nhằmgiúp sinh viên phát huy tối đa năng lượng cá thể. Tạo điều kiện kèm theo cho sinh viên tốt nghiệp ratrường hoàn toàn có thể hòa nhập tốt trong thiên nhiên và môi trường làm việc nhóm của doanh nghiệp. 1.3 Khách thể và đối tượng người dùng điều tra và nghiên cứu  Đối tượng điều tra và nghiên cứu : Đề tài này tập trung chuyên sâu điều tra và nghiên cứu những bộc lộ trong kỹ năng làm việcnhóm của sinh viên trường Đại Học Nha Trang.  Khách thể nghiên cứu và điều tra : Khảo sát được thực thi trên những sinh viên trường Đại Học Nha Trangtừ những khóa K53, K54, K55, K56. 1.4 Phạm vi nghiên cứu và điều tra  Nghiên cứu được thực thi ở trường Đại Học Nha Trang trong khoảng chừng thời hạn từ tháng7 / năm ngoái đến tháng 8/2015. 1.5 Câu hỏi điều tra và nghiên cứu  Các tác nhân nào ảnh hưởng tác động tới kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường ĐạiHọc Nha Trang ?  Thực trạng nhận thức về kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại Học Nha Trang ?  Ý thức của mỗi sinh viên so với việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm ra làm sao ?  Mức độ hiểu biết của sinh viên về những kỹ năng bộ phận của kỹ năng làm việc nhóm ? 1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu và điều tra :  Giúp người học hoạt động giải trí những kỹ năng nhóm thiết yếu.  Giúp sinh viên rèn luyện tư duy phát minh sáng tạo, kỹ năng tiếp xúc và niềm tin hợp tác, trợ giúp lẫnnhau.  Góp phần làm tăng hiệu suất cao học tập của sinh viên, rèn luyện cho sinh viên có năng lực tựhọc, thói quen và niềm mê hồn học tập suốt đời.  Tạo điều kiện kèm theo cho sinh viên khi ra trường hoàn toàn có thể hòa nhập tốt với môi trường tự nhiên làm việc. CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN2. 1 Cơ sở lý luận2. 1.1 Lịch sử nghiên cứu và điều tra kỹ năngKỹ năng là một trong những yếu tố giúp cho con người hoạt động giải trí có hiệu suất cao. Do đó, vấn đềnghiên cứu kỹ năng đã được những nhà tâm lý học nghiên cứu và điều tra từ lâu dưới nhiều góc nhìn khácnhau. – Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristot ( 384 – 322 ) đã xem kỹ năng như một phẩm chất, mộtphần phẩm hạnh của con người. Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là “ biết xu thế, biếtlàm việc, biết tìm tòi ”. – Thế kỷ 19, những nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxo ( Pháp ), K.D.Usinxki ( Nga ), L.A.Kômenxki ( Tiệp Khắc ) cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ của học viên và con đườnghình thành kỹ năng này. Tuy nhiên, từ thế kỷ 19 quay trở lại trước yếu tố này chưa được điều tra và nghiên cứu một cách có mạng lưới hệ thống. Chỉ mở màn từ thế kỷ 20, cùng với sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thếgiới, kỹ năng trở thành một trong những nghành nghề dịch vụ điều tra và nghiên cứu quan trọng mang ý nghĩa thựctiễn cao. Nhưng nhìn chung việc điều tra và nghiên cứu xuất phát từ hai quan điểm : – Nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở của tâm lý học hành vi mà đại diện thay mặt là những tác giả : J.B.Oatson, B.F.Skiner, E.L.Toocđai, E.Tomen … – Nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở tâm lý học hoạt động giải trí mà đại diện thay mặt là những nhà tâm lý học LiênXô ( cũ ). Điểm qua lịch sử vẻ vang điều tra và nghiên cứu kỹ năng của những nhà tâm lý học, giáo dục học Xô viếtcho thấy có hai hướng chính sau : + Hướng thứ nhất : nghiên cứu và điều tra kỹ năng ở mức độ khái quát. Đại diện cho hướng nghiêncứu này có những tác giả : P.Ia.Galperia, P.V.Petropxki, V.X.Cudin, K.K.Platonov … Các tác giảđã đi sâu nghiên cứu và điều tra thực chất khái niệm kỹ năng, những qui luật hình thành và mối liên hệ giữakỹ năng và kỹ xảo. + Hướng thứ hai : điều tra và nghiên cứu kỹ năng ở mức độ đơn cử trong những nghành nghề dịch vụ khác nhau, như : * Trong nghành nghề dịch vụ lao động công nghiệp ; V.V.Tsebbuseva ( 1973 ), V.G.Look ( 1980 ), E.A.Milerian ( 1979 ) … Các tác gải nghiên cứu và điều tra kỹ năng trong mối quan hệ giữa con người vớimáy móc, công cụ, phương tiện đi lại lao động. * Trong nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí sư phạm : N.D.Lêvitov ( 1970 ), X.I.Kixegof ( 1976 ), G.X.Kaxchuc ( 1978 ), N.A.Menchinxcaia ( 1978 ) … * Trong nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí tổ chức triển khai : N.V.Cudomina ( 1976 ), L.T.Tiuptia ( 1987 ) … Mặc dù nghiên cứu và điều tra kỹ năng ở những hướng khác nhau nhưng những tác giả không có những quanđiểm trái ngược nhau về khái niệm kỹ năng mà những quan điểm đó thường bổ trợ chonhau. 2.1.2 Lịch sử nghiên cứu và điều tra kỹ năng làm việc nhómTrong những thập kỷ gần đây, có nhiều khu công trình nghiên cứu và điều tra về kỹ năng thuộc những lĩnh vựchoạt động đơn cử được những nhà tâm lý học và giáo dục học Nước Ta chăm sóc. Về kỹ nănglao động có Trần Trọng Thủy, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Huân … Về kỹ năng sư phạm có10Nguyễn Như An, Nguyễn Ngọc Bảo … Về kỹ năng tiếp xúc có Nguyễn Thạc, Hoàng Anh … Về kỹ năng học tập của sinh viên có Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành … Cùng với sự biến hóa hình thức huấn luyện và đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của người học đượcphát huy tích cực tối đa. Học theo nhóm là một trong những hình thức học tập phát huy tíchcực của người học, dạy học hướng về người học. Vì thế, học theo nhóm trở nên rất thông dụng, đóng vai trò không hề thiếu ở trường ĐH. Ngoài những tác phẩm, bài báo nghiên cứu và điều tra về những yếu tố này như “ Phương pháphọc tập theo nhóm ” của TS.Trần Thị Thu Mai, trường ĐH sư phạm tp. Hồ Chí Minh, “ Làmviệc theo nhóm – một phương pháp học phát huy sức mạnh tập thể ” của Phạm Thị Huyền, luậnvăn thạc sĩ Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang “ Khảo sát và nhìn nhận 1 số ít kỹ năng tương tác trongtổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Tiền Giang ” ( 2006 ) và luận văn thạc sĩcủa Kiều Ngọc Quý “ Tổ chức học hợp tác nhằm mục đích nâng cao hiệu suất cao dạy học theo nhóm ” ( 2009 ). Tuy nhiên chưa có khu công trình điều tra và nghiên cứu về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập củasinh viên. Vì thế, việc nghiên cứu và điều tra yếu tố này càng trở nên thiết yếu, góp thêm phần vào việc rènluyện kỹ năng cho sinh viên, phân phối xu thế giáo dục huấn luyện và đào tạo ở bậc ĐH lúc bấy giờ. 2.1.3 Một số khái niệm tương quan đến đề tài2. 1.3.1 Nhóm, hoạt động giải trí theo nhóm2. 1.3.1. 1 Khái niệm nhómKhi điều tra và nghiên cứu về nhóm, những tác giả đưa ra quan điểm như sau : – Theo từ điển tâm lý học của Vũ Dũng “ nhóm là hội đồng có từ hai người trở lên, giữacác thành viên có chung quyền lợi và mục tiêu, có sự tương tác và ảnh hưởng tác động lẫn nhau trong quátrình hoạt động giải trí chung ” [ 11, tr. 561 ]. – Theo A.V.Petrovxki thì “ nhóm là một hội đồng người thống nhất với nhau trên cơ sởmột hay 1 số ít tín hiệu chung có quan hệ với việc triển khai hoạt động giải trí chung và giao tiếpcủa họ ” [ 40, tr. 76 ]. 11 – Với Marvia Shaw, nhà tâm lý học phương Tây, ông cho rằng “ nhóm là hội đồng ngườicó từ 3 người trở lên, giữa họ có sự ảnh hưởng tác động tương hỗ và ảnh hưởng tác động lẫn nhau, sống sót trongmột thời hạn nhất định, cùng nhau thực thi hoạt động giải trí chung ” [ 40, tr. 76 ]. – Theo Trần Hiệp “ nhóm là một hội đồng có từ hai người trở lên, giữa họ có sự tươngtácvà tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong quy trình thực thi hoạt động giải trí chung ” [ 18, tr68 ]. – Ngoài ra, còn một số ít quan điểm khác về nhóm như “ nhóm là một tổ chức triển khai bao gồmnhững thành viên được xây dựng và sống sót vì mục tiêu chung [ 36, tr330 ] hay “ nhóm là tậphợp những cá thể có những khái niệm bổ trợ cho nhau, cùng nhau cam kết chịu trách nhiệmthực hiện một số ít tiềm năng chung ” [ 25, tr. 13 ]. – Như vậy, chúng tôi ý niệm nhóm là tập hợp hai người trở lên, giữa học có sự tươngtác lẫn nhau trong quy trình triển khai hoạt động giải trí chung, nhằm mục đích được tiềm năng chung của nhóm. 2.1.3. 1.2 Các đặc tính cơ bản của nhóm-Theo tâm lý học Xô Viết, tính thống nhất của nhóm dựa trên những tín hiệu : đặc điểmhoạt động chung, thuộc tính xã hội hoặc giai cấp, đặc thù tổ chức triển khai, mức độ tăng trưởng … đặcbiệt là “ sự sống sót của nhóm không tách rời hoạt động giải trí ” [ 18, tr. 67 ]. – Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh, nhóm phải có đủ 4 yếu tố : a. Chia sẻ mục tiêuMột tập hợp người không hề được xem như một nhóm nếu họ không có cùng mục tiêuvà cùng chia sẽ nghĩa vụ và trách nhiệm để cùng đạt được tiềm năng đó. Khi trong tập thể người ta khôngthể chia sẽ tiềm năng thì lại có sự phân hóa thành nhiều nhóm. Mục tiêu chung là điểm qui tụcác thành viên trong nhóm, tiềm năng cũng chính là động lực, là mục tiêu cho nhóm hoạtđộng. Mục tiêu giúp những thành viên giải viết mẫu thuẫn và xác lập cách làm việc của nhóm. Khi tham gia thiết kế xây dựng tiềm năng chung, những thành viên trong nhóm sẽ thấy hứng thú và họđều cố gắng nỗ lực để đạt được. b. Sự tương tác giữa những thành viênĐây là yếu tố cơ bản LVN. Để trở thành một nhóm, những thành viên cần có mối quan hệ “ mặt giáp mặt ” lê dài trong một thời hạn nhất định. Họ tiếp xúc và tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Họgiao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngôn từ khung hình. Sự tham gia tích cực của nhóm viên sẽđem lại sự thỏa mãn nhu cầu và gắn bó với nhóm. Tương tác phải hai chiều, chính tương tác là yếu tốchủ yếu làm biến hóa hành vi con người. Trong tiếp xúc họ càng gắn bó với nhau thì nhóm12càng thuận tiện đạt được mục tiêu chung, Chất lượng của tương tác mang ý nghĩa rất lớn vì nólàm tăng cường hiệu suất cao LVN.c. Có những quy tắc chung “ Những pháp luật chung của nhóm là đặc tính quan trọng nhất trong việc giúp cho nhóm ổn địnhvà quản lý và vận hành một cách có hiệu suất cao ” [ 36, tr. 335 ]. Tập thể nào khi làm việc chung cũng cần xây dựngnội quy để mọi người tuân theo. Quy tắc là những luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặc ra. Những quy tắc hoàn toàn có thể đượcthông báo, xác lập một cách chính thức hoặc có khi được nhóm viên mặc nhiên chấp nhậnkhông cần hình thức. Đối với những quy tắc này thì không hề áp đặt mà qua quy trình gắn bóvới nhau, những thành viên sẽ phát hiện và tuân thủ. d. Vai trò của từng thành viênMọi cá thể của nhóm có những vai trò riêng góp thêm phần giúp nhóm hoạt động giải trí hiệu suất cao. Thường thì những vai trò là tác dụng của quy trình phân loại nghĩa vụ và trách nhiệm dựa vào khả năngchuyên môn cũng như những điều kiện kèm theo khác. Vai trò là khuôn mẫu những hành vi quen thuộc màcá nhân tăng trưởng để ship hàng nhóm những vai trò này hoàn toàn có thể thành nếp tùy đặc tính nhân cáchcủa nhóm viên và nhu yếu chung của nhóm. Vì thế vai trò không luôn ở thế tĩnh mà ở thếđộng tùy tăng trưởng để Giao hàng nhóm. Các vai trò này từ từ hoàn toàn có thể thành nếp tùy đặc tính nhâncánh của nhóm viên và nhu yếu chung cầu chung của nhóm. Vì thế vai trò không luôn ở thếtĩnh mà ở thế động tùy vào những trường hợp khác nhau. Một thành viên cùng một lúc hoàn toàn có thể giữnhiều vai trò. Rõ ràng, nếu chỉ tập hợp một số lượng người nào đó mà giữa họ không có mục tiêuchung, không có sự tương tác, không có sự chia sẽ … nghĩa là “ giữa họ không có hoặc độngchung thì đó không phải là nhóm mà là đám đông ” [ 40, tr77 ], LVN tạo nên sự link, thúcđảy niềm tin hợp tác, nhờ vào giữa cá thành viên ; mọi người cần cố gắn biểu lộ tốt vai tròcủa mình : cùng chia sẽ nghĩa vụ và trách nhiệm, cùng nhau tương hỗ và cam kết xử lý yếu tố chung củanhóm. Khi cả nhóm hoạt động giải trí hiệu suất cao nhất là khi những cá thể cùng đồng lòng phối hợp ăn ýhướng về một mục tiêu. Vì vậy, làm việc nhóm không hẳng chỉ là làm việc với nhiều người, làm việc nhím khácvới làm việc đông người, tất cả chúng ta so sánh sự độc lạ đó sau đây ; 13NH ÓMĐÁM ĐÔNG1. Các thành viên làm việc tương tác lẫn1. Các thành viên làm việc độc lập thườngnhau. Họ hiểu rõ tiềm năng của nhóm chỉkhông có tiềm năng chung theo kiểuđạt két quả tốt hất bằng cánh tương hỗ cho “ mạnhainấylàm ” nhau2. Các thành viên cam kết chịu trách2. Các thành viên chỉ tập trung chuyên sâu vào côngnhiệm phần việc cảu mình trong nhómviệc của bản thân, họ không liên quanđến tiềm năng của đám đông đó. 3. Họ đống góp kinh nghiệm tay nghề năng lực của3. Họ chỉ hoàn thành xong trách nhiệm của mình, mình vào sự thành công xuất sắc của cả nhómkhông biết hoặc không chú ý điều ngườikhác4. Các thành viên trung thực bọc lộ quan điểm, 4. Các thành viên không tin yêu nhau. tôn trọng lắng nghe người khác, đặc câuNếu có ý tưởng sáng tạo họ thường giữ riênghỏi và chuẩn bị sẵn sàng biến hóa quan điểmcho mình không chia sẽ, không dón5. Các thành viên bình đẳng trong việc bànnhạn sự gợi ý cảu người khácbạc đưa ra cánh xử lý yếu tố. Mọi5. Họ cảm thấy lo ngại khi bất đồngthành viên đều mong ước cùng nhauquan diểm, họ không tham gia vào việcgiải quyết yếu tố đógiải quyết yếu tố và không hề có sựủng hộ nào để giúp họ xử lý vấn đề2. 1.3.2 Hoạt động học tập theo nhómKhi điều tra và nghiên cứu về hoạt động giải trí học tập nhóm, có những định nghĩa sau : – A.T.Francisco ( 1993 ) : hoạt động giải trí học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theophương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp sức và hợp tác với nhau trong học tập. Người học trao đổi ý tưởng sáng tạo và kiến thức và kỹ năng với những thành viên khác của nhóm … những thành viêntham gia tích cực và hợp tác với nhau để lĩnh hội kiến thức và kỹ năng và kỹ năng mới. – Theo Slavin “ nhóm học tập là một nhóm nhỏ gồm có năm bảy học viên … Sau khi giáoviên hướng dẫn, nêu ra mục tiêu của đề tài và phân phát những tài liệu … sau khi đọc tài liệu và14thay nhau đặt câu hỏi để bạn vấn đáp, cả nhóm đưa ra quan điểm và nhận định và đánh giá về nội dung và mụcđích của đề tài ”. – Hoạt động học tập theo nhóm là hình thức người cùng nhau hợp tác trong nhóm để hoànthành việc làm chung. Học tập theo nhóm không đơn thuần là chia người học thành từngnhóm để cùng xử lý một cấu hỏi khò mà một học viên thông thường không hề giải quyếtđược, mà người học phải cùng nhau hợp tác trong học tập để triển khai xong việc làm chung. Như vậy, qua quan điểm của những tác giả về hoạt động giải trí học tập theo nhóm, hoàn toàn có thể thấy “ hoạt động giải trí học tập theo nhóm cũng là hình thức hợp tác ”. Học hợp tác là một quan điểm họctập rất phổ cập và đem lại hiệu suất cao giáo dục cao. Quan điểm học tập này nhu yếu sự thamgia, góp phần trực tiếp của người học vào quy trình học, đồng thời nhu yếu họ phải làm việccùng nhau để đạt được tác dụng học tập chung. Học hợp tác theo David Johnson và Roger Johnson ( 1999 ) phải quy tụ những yếu tố sau : a. Sự phụ thuộc vào lẫn nhau một cách tích cực : những thành viên trong nhóm phải cùngnhau làm việc để đạt tiềm năng chung. Yếu tố này giúp những thành viên hiểu rằng góp phần củamỗi cá thể là một yếu tố góp thêm phần tạo ra sự thành công xuất sắc của nhóm. Mỗi người phải có tráchnhiệm triển khai xong trách nhiệm được giao để cả nhóm hoàn thành xong trách nhiệm chung. Kết quả họctập của cả nhóm là công sức của con người góp phần của mỗi thành viên. Mỗi thành viên không chỉ hoànthành trách nhiệm của mình mà còn phải tham gia trợ giúp những thành viên khác để cùng nhauhoàn thành trách nhiệm chung của nhóm. “ Sự phụ thuộc vào lẫn nhau ” sống sót khi những thành viêntrong nhốm kết nối với nhau theo kiểu một cá thể không hề thành công xuất sắc khi những thành viênkhác thất bại. Trong trong thực tiễn, khi yếu tố này không sống sót, những thành viên trong nhóm khôngcó cảm xúc rằng họ đang làm việc chung, nên dễ dẫn đến cạnh tranh đối đầu hay làm việc riêng không liên quan gì đến nhau. Ngoài ra, “ sự nhờ vào ” này còn giúp những thành viên biết quân tâm đến quan điểm của nhaunhiều hơn và tiếp xúc hiệu suất cao hơn. Nếu một người trong nhóm không hoàn thành xong tráchnhiệm của mình, cả nhóm phải cùng chịu nghĩa vụ và trách nhiệm. b. Sự tiếp xúc trực tiếp thôi thúc sự hợp tác : giúp sức nhau học tập, ủng hộ nhữngthành công và cố gắng nỗ lực của nhau. Các thành viên trong nhóm phải gặp nhau tiếp tục đểthảo luận trách nhiệm chung của nhóm. Trong những buổi tranh luận này, mọi người khuyến khích, động viên nhau cùng tham gia, cùng san sẻ, giúp nhau cải tổ hiệu quả học tập hoặc tìm racác nguồn tài liệu thiết yếu để hoàn thành xong trách nhiệm chung. Đây là thời cơ để những thành viêntiếp xúc với nhau nhiều hơn, lắng nghe người khác và góp phần quan điểm của mình. 15 c. Trách nhiệm với tư cách “ tôi ” và tư cách “ tất cả chúng ta ” : mỗi thành viên phấn đấu chomình và nhóm. Mỗi cá thể phải hiểu họ được tính điểm dựa trên góp phần của mình chonhóm, điều này giúp những thành viên chia đều nghĩa vụ và trách nhiệm cùng nhau mà khồn đùn đẩy tráchnhiệm cho nhau. Khi những thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau, họ sẽ cùng nhau tạo nên độnglực khuyến khích nhau học tốt hơn. Mỗi thành viên chỉ được công nhận khi có góp phần chonhóm. Khi thành tích cá thể được nhóm công nhận, họ sẽ nổ lực hơn và phấn đấu nhiều hơncho thành công xuất sắc chung của nhóm. d. Các kỹ năng trong nhóm nhỏ : gồm có kỹ năng tiếp xúc và kỹ năng học nhómnhư cách trình diễn một quan điểm, biết san sẻ nguồn thông tin, tài liệu hay thuyết phục ngườikhác hòa giải những quan điểm sự không tương đồng, cùng nhau đưa ra quyết định hành động và xử lý yếu tố chungcủa nhóm. Để đạt được quyền lợi khi học nhóm, người học buộc phải có những kỹ năng này. Nhiều nghiên cứu và điều tra cho thấy những người học có đủ những kỹ năng trên, họ luôn có ý thức hợptác và chuẩn bị sẵn sàng trợ giúp người khác. Ngược lại, khi không có những kỹ năng tiếp xúc thíchhợp, họ thường gặp khó khăn vất vả trong quy trình làm việc chung, thiếu tự tin và luôn tạo ra nhữngbất đồng. Một trong những nguyên do khiến cá thể bị đẩy ra khỏi nhóm là do họ thiếu kỹ nănggiao tiếp. Những kỹ năng giúp cá thể tiếp xúc và làm việc có hiệu suất cao trong nhóm : * Kỹ năng cá thể : – Nghe dữ thế chủ động ( nghe và góp quan điểm ) – Nhận xét công minh. – Có nghĩa vụ và trách nhiệm với hành vi của mình. – Biết phê phán, xử lý sự không tương đồng trên ý thức kiến thiết xây dựng. * Kỹ năng nhóm nhỏ : – Biết thay phiên nhau khi bàn luận. – Biết san sẻ việc làm. – Biết tham gia những quyết định hành động dân chủ. – Biết hiểu quan điểm của người khác. – Biết phân biệt quan điểm góp phần khác nhau của những thành viên. 16 Đây là những kỹ năng không hề thiếu được và giúp người học thành công xuất sắc khi làm việcnhóm, nếu không sẽ dễ xảy ra thực trạng người học chỉ đơn thuần là ngồi cạnh nhau, làm việccá nhân chứ nhân chứ không cùng nhau học và làm việc hợp tác. Ngoài ra, khi hợp tác để triển khai xong tiềm năng chung mọi thành viên cảu nhóm cần phải : – Tìm hiểu và tin cậy nhau. – Trao đổi thông tin đúng mực. – Cho và nhận sự trợ giúp của nhau. – Giải quyết sự không tương đồng trên niềm tin kiến thiết xây dựng. Sinh viên chỉ thật sự hợp tác cùng nhau trong học tập và thành công xuất sắc khi họ được dạy, trải qua quy trình rèn luyện và được khuyến khích vận dụng những kỹ năng này trong họcnhóm. e. Đánh giá làm việc nhóm : đây là yếu tố quan trọng trong quy trình làm việc nhóm vìdựa vào đó nhóm biết được họ đang làm việc như thế nào và làm thế nào để duy trì cách làm việchiệu quả. Khi những thành viên tham gia nhìn nhận góp phần của cá thể cho hoạt động giải trí chungcủa nhóm, nó sẽ thúc đâye những thành viên phát huy năng lượng cao hơn, khi những thành viên đượcđánh gía liên tục họ sẽ phải quan tâm để tiếp xúc hiệu qua hơn. Ngoài ra, quy trình đánggiá nhóm còn giúp những thành viên duy trì những quan hệ làm việc hiệu suất cao và tăng trưởng những kỹnăng học nhóm. Như vậy, học theo nhóm chỉ mang tính hợp tác khi người học tham gia vào những hoạtđộng chung của nhóm. Việc học tập của nhóm mang tính hợp tác là tranh đua. Mục đích họctập là nguyên do chính cho sự sống sót của nhóm. Công việc của nhóm sẽ không triển khai xong nếukhông có sự góp phần tích cực của từng cá thể. Thành viên trong nhóm phải nhận thức rằngnổ lực của mỗi cá thể là điều kiện kèm theo thiết yếu cho sự thành công xuất sắc của nhóm và của chính họ. Vìthế họ phải dựa vào nhau, tương hỗ nhau, cùng nhau tranh luận trao đổi thông tin cũng như quanđiểm riêng của mình và biết vận dụng những kỹ năng nghiên cứu và phân tích, tổng hợp, nhìn nhận đẻ giải quyếtvấn đề, hoàn thành xong việc làm được giao. Trong học tập hợp tác, tiềm năng hoạt động giải trí là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhânđược phân công một trách nhiệm đơn cử, mỗi người đều có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng của mình. Làmviệc nhóm phải được tổ chức triển khai sao cho mỗi người đều góp phần tích cực vào hoạt động giải trí chungcủa nhóm. Phân công trách nhiệm tương thích với năng lực của từng thành viên sẽ tạo điều kiện kèm theo tối17đa cho sự triển khai xong của mỗi cá thể sẽ góp phần cho thành công xuất sắc của nhóm. Người học chỉhọc tốt hơn và đạt thành tích cao hơn khi làm việc trong nhóm được tổ chức triển khai với khá đầy đủ cácyếu tố trên. Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu và phân tích về nhóm, làm việc nhóm và hình thức học tập theonhóm, chúng tôi xác lập : Làm việc nhóm trong học tập chính là hình thúc học tập theonhóm mà ở đó những thành viên trong nhóm phải hợp tác cùng nhau triển khai xong trách nhiệm họctập. Làm việc nhóm trong học tập chỉ đạt hiệu suất cao khi những thành viên trong nhóm biết : – Xác định tiềm năng chung của nhóm. – Lắng nghe và đồng ý người khác. – Trình bày quan điểm của mình. – Thảo luận và xử lý yếu tố chung của nhóm. – Hợp tác và san sẻ. 2.1.3. 3.2 Các mức độ và quy trình hình thành kỹ năngTheo quy trình KN hình thành qua 5 quá trình – Mức 1 : có KN sơ đẳng, hành vi được triển khai theo cách thử và sai, dựa trên vốn hiểubiết và kinh nghiệm tay nghề. – Mức 2 : biết cách triển khai hành vi nhưng không hiệu suất cao. – Mức 3 : có những KN chung nhưng còn mang tính rời rạc, riêng không liên quan gì đến nhau. – Mức 4 : có những kỹ năng chuyên biệt để hành vi. Mức 5 : vận dụng sang tạo những kỹ năng đó trong những trường hợp khác nhau. Quá trình hình thành kỹ năng gồm 3 bước : Bước 1 : Nhận thức không thiếu về mục tiêu, phương pháp và điều kiện kèm theo hành vi. Bước 2 : Quan sát mẫu và làm thử mẫuBước 3 : Luyện tập để thực thi những hành vi theo đúng nhu yếu, điều kiện kèm theo hành độngnhằm đạt được mục tiêu đề ra. 18M ục đích là hiệu quả của hành vi, khuynh hướng cho hành vi. Nếu dừng lại ở đây thìchưa có kỹ năng, chỉ là triết lý tri thức về hành vi. Giai đoạn làm thử theo mẫu tiến tới hình thành KN, giúp con người so sánh với tri thức, thực thi thao tác để giảm bớt sai sót trong quy trình hành vi để đạt hiệu quả. Cuối cùng muốn có KN con người phải rèn luyện. Giai đoạn này, những tri thức được cũng cốnhiều lần, những thao tác được ôn luyện những mạng lưới hệ thống, hiệu quả của hành vi đạt được một cáchchắc chắn hơn. KN chỉ thực sự không thay đổi khi người ta hành vi có hiệu quả trong những điềukiện khác nhau. Việc rèn luyện đạt được hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào vào điều kiện kèm theo luyệntập, đặt biệt là sự nỗ lực của cá thể. Như vậy quy trình hình thành KN là quy trình hành vi và rèn luyện hành vi trongthực tiễn phong phú. 2.1.3. 4 Kỹ năng làm việc nhóm trong học tậpKỹ năng làm việc nhóm ( KN LVN ) trong học tập là năng lực vận dụng những tri thức vànhững kinh nghiệm tay nghề đã có về làm việc nhóm. Các thành viên cùng phối hợp ngặt nghèo với nhauđể xử lý một yếu tố học tập đơn cử nhằm mục đích hướng đến một tiềm năng chung ; mẫu sản phẩm củanhóm là loại sản phẩm của trí tuệ tập thể. Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập được hình thành trước hết từ việc nhận thức đúngđắn về làm việc nhóm trong học tập, những thao tác kỹ thuật để thực thi việc làm, sau đó làphải thực hành thực tế và rèn luyện trong thực tiễn. 2.1.3. 4.1 Cấu trúc của KN LVN trong học tậpTrên cơ sở nghiên cứu và điều tra lý luận những yếu tố tương quan đến kỹ năng, nhóm và làm việc nhómtrong học tập, cũng như xuất phát từ mục tiêu và nhu yếu làm việc nhóm, chúng tôi cho rằngkỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên là một mạng lưới hệ thống cấu trúc, gồm có những kỹnăng bộ phận sau : a. Kỹ năng lắng ngheKhi làm việc theo nhóm, truyền thông online được xem là một trong những hoạt động giải trí quan trọngnhất. Bởi nó đóng vai trò của một cơ quan tuần hoàn, chuyển tải thông tin đến mỗi thành viênvà giữa những thành viên với nhau. Truyền thông là truyền báo cho người khác những tin tức, tàiliệu liên hệ đến họ trong tổ chức triển khai nhóm. 19S ẽ thiếu sót nếu nghĩ tiếp thị quảng cáo là hoạt động giải trí một chiều ( từ người truyền đến người nhậntin ) mà phải hiểu đây là hoạt động giải trí hai chiều ( chiều phản hồi trở lại từ phía người nhận ) Đối với người nhận tin, để phản hồi đúng mực điều quan trọng là phải biết lắng nghe đểhiểu được mục tiêu nội dung của thông tin truyền đến. Việc tiếp đón thông tin một cách chínhxác không thiếu là điều kiện kèm theo quyết định hành động để thực thi tốt thông tin đó. Ngược lại, khi tiếp đón cácthông tin phản hồi từ phía người nhận, thì “ người truyền ” lúc này cũng cần phải biết lắng nghe, ghi nhận, tránh thái độ chỉ trích ngắt lời. Lắng nghe chính là chìa khóa của tiếp thị quảng cáo khi tham gia LVN. Biết lắng nghe, nghĩa làchú tâm vào quan điểm của những thành viên trong nhóm, tất cả chúng ta mới hiểu rõ tại sao và do đâu cónhững quan điểm độc lạ cũng như những hạn chế, qua đó tất cả chúng ta mới hoàn toàn có thể góp phần ýkiến kiến thiết xây dựng để những quan điểm trong nhóm được hoàn thành xong hơn. Lắng nghe cũng giúp ta thu thậpđược nhiều thông tin hơn, là cơ sở để ra quyết định hành động và xử lý yếu tố của nhóm một cáchkhoa học, khách quan. Lắng nghe không chỉ là đảm nhiệm thông tin từ người nói, mà người nghe còn phân tíchtheo hướng tích cực, phản hồi bằng thái độ tôn trọng quan điểm của người nói dù đó là quan điểm tráingược với quan điểm của bản thân, không phê phán mà trái lại phải biết khuyến khích, khơidậy sự tự tin phát biểu quan điểm của người khác. Như vậy, bộc lộ của người có KN lắng nghe : – Ngừng nói. – Biết chờ đến lượt. – Thể hiện cho người nói thấy rằng bạn muốn nghe. – Tránh những việc làm gây mất tập trung chuyên sâu. – Đồng cảm với người nói. – Kiên nhẫn, giữ bình tĩnh. – Tránh tranh cãi hoặc phê phán. – Đặt câu hỏi đúng lúc. b. Kỹ năng thuyết trìnhKN thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong quy trình học tập theo nhóm cũng như làmviệc sau này của SV, đặc biệt quan trọng là so với SV sư phạm. Theo Wikipedia, thuyết trình là quy trình trình diễn nội dung của một chủ đề cho ngườinghe nhằm mục đích đạt được những tiềm năng đề ra. Thuyết trình cũng là một bài nói ngắn gọn của mộtngười hoặc một nhóm người về một chủ đề đơn cử nào đó để trình diễn một nhận định và đánh giá, một20quan điểm … nhằm mục đích thuyết phục người nghe đồng ý quan điểm và có cùng tâm lý vớimình. Với sự phân công của nhóm, những thành viên sẽ sẵn sàng chuẩn bị đề tài, dữ thế chủ động tìm kiếm tàiliệu tương quan … để trình diễn trước nhóm hoặc lớp. Thuyết trình thành công xuất sắc khi người nói cókhả năng diễn đạt sáng tạo độc đáo của mình, biết cách trình diễn quan điểm của mình về một yếu tố, phântích yếu tố cho mọi người hiểu đúng, biết cách chứng tỏ và bảo vệ quan điểm của mình. Ngoàira, bài thuyết trình thành công xuất sắc sẽ tác động ảnh hưởng can đảm và mạnh mẽ làm biến hóa nhận thức, tình cảm, ý chí vàhành động của người nghe. Để thuyết trình thành công xuất sắc, người trình diễn phải : – Xác định tiềm năng trình diễn. – Chuẩn bị nội dung khá đầy đủ. – Lập dàn ý tóm tắt. – Chuẩn bị những câu hỏi có tương quan. – Luôn tiếp xúc với người nghe trải qua mạng lưới hệ thống phi ngôn từ. c. Kỹ năng thảo luậnThảo luận là phần tất yếu tạo nên hoạt động giải trí học tập theo nhóm, là hình thức những thànhviên trong nhóm cộng tác với nhau để trao đổi sáng tạo độc đáo, quan điểm, san sẻ nguồn thông tin đểcùng nhau hình thành cách xử lý yếu tố, kiểm tra giả thuyết và đi đến Tóm lại. Thảo luận nhóm khắc phục thực trạng thụ động, lười tâm lý và thiếu hẳn sự phản hồitừ phía người học. Khi những yếu tố được nhóm đưa ra tranh luận, luận bàn yên cầu những thànhviên phải tự sưu tầm tài liệu, phải động não cố gắng nỗ lực khám phá và đưa ra quan điểm của mình, cùngnhau xử lý trách nhiệm học tập. Qua đó, hình thành ở SV năng lực tìm tòi, quan sát, sosánh, nghiên cứu và điều tra tài liệu, nhận xét, nhìn nhận, tổng hợp và phát minh sáng tạo. Ngoài ra, niềm tin hợptác, thông cảm, san sẻ và tương hỗ lẫn nhau cũng được phát huy giữa những thành viên trongnhóm. Nhờ không khí tranh luận cởi mở, sôi sục sẽ tạo thời cơ cho những thành viên nhút nhátmạnh dạn hơn khi trình diễn quan điểm của mình, học được cách tôn trọng và lắng nghe ngườikhác, tạo cho SV sự tự tin hứng thú trong học tập. Hơn nữa, đàm đạo nhóm sẽ làm cho kiếnthức của SV bớt phần chủ quan, phiến diện, ngược lại sẽ tăng tính khách quan và khoa học, kỹ năng và kiến thức trở nên thâm thúy vững chắc, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Thảo luận có rất nhiều loại khác nhau, gồm có những bàn luận mà người tham gia phải : + Đưa ra quyết định21 + Dưa ra hoặc san sẻ quan điểm của họ về một chủ đề nhất định + Tạo ra một cái gì đó + Giải quyết một vấn đềTuy nhiên, luận bàn chỉ phát huy vai trò của nó khi những thành viên trong nhóm có nhữngbiểu hiện sau : – Xác định tiềm năng rõ ràng và đơn cử. – Chuẩn bị nội dung, tích lũy dữ kiện tương quan đến nội dung luận bàn. – Thái độ lắng nghe, tôn trọng những quan điểm. – Có sự bình đẳng và gật đầu lẫn nhau của nhóm viên. – Biết khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi tương thích kích thích sự tâm lý của mọingười. – Biết điều động sự tham gia tích cực của những thành viên trong nhóm. – Biết san sẻ thông tin, kinh nghiệm tay nghề mình có cho những thành viên khác. – Phát hiện những độc lạ, xích míc trong những quan điểm, quan điểm và cùng nhau giảiquyết. – Nối kết những quan điểm rời rạc thành mạng lưới hệ thống. – Mục tiêu phải được xử lý sau buổi thảo luậnd. Kỹ năng xử lý vấn đềGiải quyết yếu tố là khâu sau cuối khi hoàn tất hoạt động giải trí chung của nhóm, “ Giải phápcho một yếu tố do nhóm đề ra luôn tốt hơn giải pháp chỉ do một cá thể nghĩ ra ”. Nhiệm vụhọc tập được đưa ra để nhóm đàm đạo, sau đó mọi người phải đi đến quyết định hành động ở đầu cuối vàgiải quyết chúng theo hướng tối ưu nhất. Nhiều người trong nhóm với những kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm tay nghề khác nhau sẽ đưa ra quanđiểm, giải pháp khác nhau thậm chí còn trái ngược nhau. Nhưng khi yếu tố của nhóm được đemra tranh luận sẽ đem lại nhiều kỹ năng và kiến thức hữu dụng, thông tin phong phú, giúp những thành viên họccách tâm lý, xem xét lại kỹ năng và kiến thức của mình, xử lý những khúc mắc chưa rõ và chấpnhận, tăng trưởng thêm kỹ năng và kiến thức mới. Do đó, những thành viên của nhóm đồng lòng đi đến quyếtđịnh ở đầu cuối, chuẩn bị sẵn sàng thực thi giải pháp chung do nhóm đưa ra. Để ra quyết định hành động và xử lý yếu tố được nhanh gọn, hiệu suất cao những thành viên trongnhóm cần phải : – Nhận diện yếu tố một cách rõ ràng. – Biết cách phát hiện yếu tố. 22 – Phân tích yếu tố dưới nhiều góc nhìn khác nhau trên cơ sở khoa học, khách quan. – Lắng nghe quan điểm của tổng thể thành viên. – Bám sát tiềm năng cần xử lý. – Đưa ra nhiều giải pháp và chọn giải pháp tương thích với tiềm năng làm việc của nhóm. – Nhận thức những mặt hạn chế của yếu tố chưa xử lý được. – Các thành viên đều tham gia và thỏa mãn nhu cầu với cách xử lý yếu tố của nhóm. – Ra quyết định hành động – Thực hiện – Giám sáte. Kỹ năng hợp tác, chia sẻVới cách dạy và học lúc bấy giờ trong nhà trường, người học sẽ thu nhận nhiều hiệu quả hơnnếu họ hợp tác, tác dụng học tập cao hơn nếu họ biết làm việc với một người khác. SV khôngchỉ hợp tác, san sẻ với những thành viên khác bằng nỗ lực của mình để nắm rõ những yếu tố cầngiải quyết của nhóm mà họ còn hoàn toàn có thể nuôi dưỡng một mối quan hệ không thay đổi, điều đó thật sựquan trọng cho việc tăng trưởng xã hội và sự tăng trưởng về mặt tâm ý. Khi SV có ý thức hợp tác san sẻ cùng người khác, họ có vẻ như có năng lực biểu lộnhững hành vi mang tính xã hội, gật đầu trách nhiệm, bày tỏ sự nhiệt tình với những hoạt độngcủa nhóm, lớp và ngày càng văn minh hơn. Biết san sẻ và hợp tác là KN không hề thiếu nếuchúng ta muốn nhóm sống sót và hoạt động giải trí hiệu suất cao. Một nhóm được nhìn nhận là thành côngkhi tác dụng hợp tác của nhóm trọn vẹn vượt xa về tính hiệu suất cao và khối lượng công việchoàn thành, khi so sánh với hiệu quả được thực thi chỉ bởi một cá thể. Nhưng nếu tác dụng “ ngược lại ” có nghĩa là việc hợp tác, san sẻ của nhóm đã thất bại. Sự phối hợp và tương tác giữa những thành viên trong nhóm chỉ diễn ra một cách hiệu quảkhi những thành viên trong nhóm hiểu mình và hiểu người, cùng san sẻ tiềm năng và tráchnhiệm, mong ước được lắng nghe người khác và tôn trọng sự nỗ lực của mọi thành viên, nhất là luôn tin rằng mỗi thành viên đều có một góp phần quan trọng trong LVN.Như vậy, bộc lộ của người biết hợp tác – san sẻ khi làm việc nhómlà : – Ý thức được vai trò của mình trong nhóm. – Tôn trọng những thành viên. – Biết đồng ý và lắng nghe người khác. 23 – Hòa đồng, thân thiện và cởi mở. – Quan tâm trợ giúp những thành viên. – Tuân theo những nội qui của nhóm. – Hoàn thành việc làm được giao. Tóm lại : LVN trong học tập chỉ mang lại hiệu suất cao cao khi người học có được những KN cầnthiết. KN LVN trong học tập gồm có những KN bộ phận KN lắng nghe, KN thuyết trình, KNthảo luận, KN xử lý yếu tố và KN hợp tác, san sẻ. Các KN này quan hệ mật thiết vớinhau và qui định lẫn nhau. 2.1.4 Đặc điểm hoạt động giải trí học tập của sinh viênHoạt động học : Là hoạt động giải trí đặc trưng của con người được điều khiển và tinh chỉnh bởi mục tiêu tựgiác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những giá trị, những hình thứchành vi và những dạng hoạt động giải trí nhất định. Hoạt động khi nào cũng có đối tượng người dùng “ đối tượng người tiêu dùng của hoạt động giải trí là cái ta ảnh hưởng tác động vàonhằm biến hóa hoặc sở hữu. Nó hoàn toàn có thể là sự vật hiện tượng kỳ lạ khái niệm con ngườihoặc mối quan hệ có năng lực thỏa mãn nhu cầu nhu yếu nào đó của con người thôi thúc hoạtđộng của con người. Cấu trúc của hoạt động giải trí có sự tác động ảnh hưởng lần nhau. Hoạt độngĐộng cơHành độngMục đíchThao tácPhương tiệnHình 1. Đặc điểm của hoạt độngHoạt động học tập là hoạt đông chuyển hướng và tái tạo lại tri thức của người học. Sụtái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Và để tái tạo lại người học không có cáchnào khác là kêu gọi lực lượng. Hoạt động học tập của sinh viên bắt nguồn từ mục tiêu đã được xác lập của từngsinh viên. Mục đích là hình tượng của loại sản phẩm hoạt động giải trí có năng lực thỏa mãn nhu cầu nhucầu nào đó của chủ thể, để đạt được mục tiêu con người phải sử dụng những điều kiện kèm theo, phương tiện đi lại thiết yếu. 24H oạt động có tính gián tiếp “ Trong hoạt động giải trí, con người khi nào cũng phải sử dụngnhững công cụ nhất định ”. Công cụ tâm ý, ngôn từ và công cụ tiếp xúc để thể hiệnnhững suy nghỉ của bản thân. Hoạt động học là haotj động tiếp thu tri thức lý luận, khoa học, nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc chớp lấy những khái niệm đờithường mà học phải tiến đến những tri thức có tính tinh lọc cao có tính khái quát, vàhệ thống hóa. Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu kỹ năng và kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo màcòn hướng vào việc tiếp thu cả tri thức của bản thân hoạt động học. Hoạt động học làhoạt động chủ yếu của lứa tuổi học sịnh, sinh viên. 2.1.4. 1 Đặc điểm tăng trưởng tâm ý của sinh viênMỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc thù tâm ý điển hình nổi bật, chịu sự chi phối của hoạtđộng chủ yếu. Ở đây, chúng tôi chăm sóc đến sinh viên, những người có hoạt động giải trí chủ yếu làhọc tập để tiếp thu kỹ năng và kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở những trường cao đẳng, ĐH. Một trong những đặc thù tâm ý quan trọng nhất ở lứa tuổi người trẻ tuổi – sinh viên là sự pháttriển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức tăng trưởng, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năngđánh giá bản thân để dữ thế chủ động kiểm soát và điều chỉnh sự tăng trưởng bản thân theo hướng tương thích với xuthế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở những trường cao đẳng, ĐH sư phạm, họ nhậnthức rõ ràng về những năng lượng, phẩm chất của mình, mức độ tương thích của những đặc thù đóvới nhu yếu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác lập rõ ràng tiềm năng học tập, rèn luyện và thểhiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu và điều tra khoahọc. Nhờ năng lực tự nhìn nhận tăng trưởng mà sinh viên hoàn toàn có thể nhìn nhận, xem xét năng lượng họctập của mình, tác dụng học tập cao hay thấp phụ thuộc vào vào ý thức, thái độ, vào phương pháphọc tập của họ. Ở SV đã trong bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, nhìn nhận yếu tố đời sống, học tập, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những tri thức tương lai, ở những em sớm phát sinh nhu yếu, khát vọng thành đạt. Học tập ở ĐH là thời cơ tốt để SV được thưởng thức bản thân, do đó, sinh viên rất thích mày mò, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích thể hiện những thế mạnh củabản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đương đầu với thửthách để chứng minh và khẳng định mình. Một đặc thù tâm ý điển hình nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm không thay đổi của sinh viên, trong đóphải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp – một động lực giúp họ học tập một cách chịu khó, phát minh sáng tạo, khi họ thực sự thương mến và đam mê với nghề lựa chọn. Sinh viên là lứa tuổi đạt đếnđộ tăng trưởng sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu tham vọng và hoài25

Source: https://evbn.org
Category: Học Sinh