Các lễ hội dân gian ở Hà Nội – Ha Noi 360°

THÁNG GIÊNG

Hội làng Khê Thượng

Thời gian: 3-7/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Sơn Đà, huyện Ba Vì.

Tôn vinh: Tản Viên sơn thánh (con rể vua Hùng).

Đặc điểm: tục “chém may” (thi chém thân chuối), trò đấu vật thờ thánh.

Hội vật Mai Động

Thời gian: 4/1 âm lịch.

Địa điểm: phường Mai Động, quận Hoàng Mai.

Tôn vinh: đô Nguyễn Tam Trinh (tướng của Hai Bà Trưng).

Đặc điểm: thi đấu vật.

Hội đền Xuân Lai

Thời gian: 4/1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn.

Tôn vinh: Thánh Gióng.

Đặc điểm: trò đấu vật, lấy nước, kéo lửa thổi cơm thi, cướp cờ và trò “kéo mỏ”.

Hội làng Nghè

Thời gian: 4/1 âm lịch.

Địa điểm: làng Nghè, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: tướng quân Trần Công Tích, hoàng hậu Hồng Nương, phu nhân Quế Nương.

Đặc điểm: thi nấu cơm, trước đó phải thi kéo lửa bằng sợi giang kéo qua lỗ khúc tre, người giữ người kéo. Bếp thổi cơm là 3 cọc tre chôn xuống đất.

Hội làng Động Phí

Thời gian: 4/1 âm lịch (3 năm tổ chức một lần).

Địa điểm: xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa.

Tôn vinh: Bạch Tượng, Bạch Địa, Đô Đài.

Đặc điểm: kiệu bay, kiệu quay, múa sư tử, múa sênh tiền, múa trống.

Hội Sài Đồng

Thời gian: 4/1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Sài Đồng, phường Gia Thụy, quận Long Biên.

Tôn vinh: Linh Lang đại vương.

Đặc điểm: trình nghề nông.

Hội làng Xuân Dục

Thời gian: Hội xuân: 4/1 âm lịch. Hội tưởng niệm quốc tổ: 12-14/10 âm lịch.

Địa điểm: làng Xuân Dục, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn.

Tôn vinh: Quốc Tổ Lạc Long Quân, Quốc Mẫu Âu Cơ.

Đặc điểm: trò chơi húc cầu. Quả cầu tượng trưng cho mặt trời được sơn đỏ, làm bằng gỗ lục thông nặng khoảng 60-70kg.

Hội làng Hải Bối

Thời gian: 4-6/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Hải Bối, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Triệu Nguyên, Triệu Chính, Triệu Lệnh.

Đặc điểm: cờ người, leo cột mỡ, tuồng, hát trống quân, hát giao duyên nam nữ: hai bên hát với nhau qua một sợi chỉ dài, nối với ống bơ được bịt bằng da ếch, gọi là “hát ống”.

Lễ hội chùa Trăm Gian

Thời gian: 4-6/1 âm lịch.

Địa điểm: chùa Trăm Gian, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ.

Tôn vinh: Phật và Đức thánh Bối (Nguyễn Bình An).

Đặc điểm: rước kiệu thánh, thi cỗ chay và trình rối cạn.

Lễ hội đình Mông Phụ

Thời gian: 4-10/1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, TX Sơn Tây.

Tôn vinh: thần núi Tản Viên.

Đặc điểm: rước kiệu thánh, đấu cờ người, đấu vật, chọi gà, đập niêu đất, bịt mắt bắt vịt…

Hội An Sơn

Thời gian: 5/1 âm lịch.

Địa điểm: làng An Sơn, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ.

Tôn vinh: ba anh em họ Đặng (Đặng Cả, Đặng Hai, Đặng Ba – tướng của Hai Bà Trưng).

Đặc điểm: lễ cờ.

Lễ hội Đống Đa

Thời gian: 5/1 âm lịch.

Địa điểm: Gò Đống Đa, quận Đống Đa.

Tôn vinh: vua Quang Trung.

Đặc điểm: rước rồng lửa Thăng Long.

Lễ hội Vân Sa

Thời gian: 5/1 âm lịch.

Địa điểm: đình làng Vân Sa, xã Tản Hồng, huyện Ba Vì.

Tôn vinh: Trần Quốc Chẩn (con thứ Trần Hưng Đạo và là đại thần đời Trần) và Ngũ Nương (Đức Thánh Bà, tướng của Hai Bà Trưng).

Đặc điểm: hội làng nghề nuôi tằm dệt lụa, có lễ rước bông, các trò: cướp kén, trò tứ dân lạc nghiệp, múa Tứ Linh.

Lễ hội chùa Vua

Thời gian: 5-9/1 âm lịch.

Địa điểm: phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng.

Tôn vinh: Đế Thích.

Đặc điểm: thi đánh cờ người.

Hội Hoa Sơn

Thời gian: 6/1 âm lịch.

Địa điểm: làng Miêng Hạ, xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hoà.

Tôn vinh: Cao Sơn, Quí Minh.

Đặc điểm: hội cầu mùa, trai gái bá cổ nhau “bắt lươn trong chum”.

Hội đình Trần Đăng

Thời gian: 6/1 âm lịch.

Địa điểm: làng Trần Đăng, xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa.

Tôn vinh: Cao Lỗ (tướng của An Dương Vương).

Đặc điểm: trò người hóa trang hổ, đuổi bắt giặc.

Hội đền Hạ Lôi

Thời gian: 6/1 âm lịch.

Địa điểm tổ chức: làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh.

Tôn vinh: Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: lễ rước kiệu và giao kiệu, cúng bánh dày.

Hội đền Thanh Nhàn

Thời gian: 6/1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn.

Tôn vinh: Phù Đổng Thiên Vương.

Đặc điểm: đền có tượng đôi ngựa hồng và ngựa bạch bằng đồng. Tổ chức đám rước lớn của chín làng.

Hội làng Bồ Đề

Thời gian: 6/1 âm lịch.

Địa điểm: làng Phú Viên (Bồ Đề là tên nôm của làng Phú Viên), phường Bồ Đề, quận Long Biên.

Tôn vinh: Cao Sơn, Càn Mỹ Nương, Dung Hoa.

Đặc điểm: đua thuyền.

Hội làng Đại Lan

Thời gian: 6-8/1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: Minh Hồ, Linh Chiêu, Chà Mục (ba anh em làm tướng thời Hùng Vương).

Đặc điểm: rước và làm cỗ cá lăng, hội vật, đánh gậy, múa roi.

Hội Đại Mỗ

Thời gian: 6-8/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Ả Lã Nàng Đê, Thủy Hải long vương, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý An, Nguyễn Quý Kính.

Đặc điểm: thi thổi xôi, cờ người, hát ả đào.

Hội Gióng đền Sóc

Thời gian: 6-8/1 âm lịch, chính hội 7/1 (ngày thánh hóa)

Địa điểm: xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.

Tôn vinh: Thánh Gióng.

Đặc điểm: cướp hoa tre và chém tướng giặc Ân.

Hội làng Phú Đô

Thời gian: 6-8/1 âm lịch. Chính hội 7/1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Lý Thiên Bảo, Đinh Dự và Mãn Hoa Đường (Tổ nghề ca trù), Bà An (hoàng hậu vua Lê Anh Tông), Bà Phương (Nguyên phi), Hồ Nguyên Thơ (Tổ nghề bún).

Đặc điểm: lễ tổ thành hoàng dâng cúng Mâm bún, thi làm bún, hát chèo.

Lễ hội đền Măng Sơn

Thời gian: 6-12/1 âm lịch. Chính hội 6/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây.

Tôn vinh: Đức Thánh Tản Viên.

Đặc điểm: rước lễ vật (ngũ quả, không thể thiếu mít xanh, thịt thú rừng hoặc 3 miếng da lợn). Trò đấu vật, ném còn, hát ví, hát đúm giao duyên, bắn nỏ, đu cây.

Đêm hội Rã La

Thời gian: 6-14/1 âm lịch (5 năm tổ chức một lần).

Địa điểm: xã Dương Nội, huyện Hoài Đức.

Tôn vinh: Đương cảnh thành hoàng.

Đặc điểm: rước đêm, diễn trò săn hổ, rước hoàn cung.

Lễ hội Cổ Loa

Thời gian: 6-15/1 âm lịch.

Địa điểm: Huyện Ðông Anh.

Tôn vinh: vua An Dương Vương.

Hội làng Ruộng

Thời gian: 6-16/1 và 12/8 âm lịch.

Địa điểm: thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Nội Hầu (tướng của An Dương Vương) và phu nhân Ả Nương cùng 2 người con (Đống Công, Vực Công).

Đặc điểm: đua thuyền nữ (thuyền gỗ hình thoi, mũi thuyền đầu rồng, đầu hạc), múa rối nước.




Lễ hội chùa Hương

Thời gian: 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch.

Địa điểm: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức.

Tôn vinh: Phật Bà Quan Âm

Đặc điểm: Múa rồng, bơi trải.

Hội đình Thượng Lão

Thời gian: 7/1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: An Dương Vương, Cao Sơn.

Đặc điểm: ca trù, đấu vật, cờ người, thả diều.

Hội làng Thúy Lĩnh

Thời gian: 7/1 âm lịch.

Địa điểm: phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai.

Tôn vinh: Linh Lang đại vương, thần Bạch Hổ (đức Thánh Hai).

Đặc điểm: vật cầu (cướp cầu).

Hội làng Phú Mỹ—Kiều Mai

Thời gian: 7/1 âm lịch.

Địa điểm: làng Phú Mỹ (xã Mỹ Đình), làng Kiều Mai (xã Phú Diễn), huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Lý Nam Đế, Lý Phật Tử, Ả Lã Nàng Đê, Bạch Hạc Tam Giang.

Đặc điểm: thi cây xôi (ván ép xôi thành cây).

Hội Sơn Thanh

Thời gian: 7-9/1 âm lịch.

Địa điểm: làng Sơn Thanh, xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên.

Tôn vinh: Tô Hiến Thành, Thái úy thời Lý.

Đặc điểm: lễ tế tưởng niệm.

Hội Sốm

Thời gian: 7-12/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Phú Lãm và xã Phú Lương, quận Hà Đông.

Đặc điểm: lễ kỳ an, tế xuân đình.

Hội đền Đông Bộ Đầu

Thời gian: 8/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Thống Nhất, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: Huyền Thiên (Ứng Thiên) Đại thánh Thiên vương.

Đặc điểm: lễ hội tưởng niệm công ơn Ứng Thiên đã diệt trừ thuồng luồng cho dân, có trò múa gậy giật giải.

Hội cướp cầu Viên Nội

Thời gian: 8/1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Viên Nội, xã Vân Nội, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Đống Vĩnh tướng quân, Chung Bảo tướng quân.

Đặc điểm: đám rước và tế “thần Cầu” với các trò chơi dùng “ông Móc” móc cầu và giành cầu.

Lễ hội thổi cơm thi Thị Cấm

Thời gian: 8/1 âm lịch.

Địa điểm: đình làng Thị Cấm, thôn Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm

Tôn vinh: Phan Tây Nhạc đại vương và Hoa Dung công chúa.

Đặc điểm: tế lễ, hội kéo lửa, thổi cơm thi, hát văn, hát chèo….

Hội chùa Đậu

Thời gian: 8-10/1 âm lịch.

Địa điểm: làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: Tam bảo Chư Phật, nữ thần Pháp Vũ, thần Giếng.

Đặc điểm: lễ Lạp nguyệt (cuối năm), lễ rước nước từ giếng bà Giao.

Lễ hội đình Phú Gia

Thời gian: 8-11/1 âm lịch

Địa điểm: đình Phú Gia, làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: thành hoàng làng Trần Khai Nguyên.

Đặc điểm: lễ tế thần, dâng hương,rước kiệu, thổi xôi, ca hát, đấu võ, chọi gà …

Hội làng An Cốc (Kẻ Quán)

Thời gian: 9-10/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên.

Tôn vinh: Thái Luân (ông tổ nghề giấy).

Đặc điểm: Giỗ-Tế Tổ, cúng chè kho, bánh giầy, cau, rượu.

Hội làng Bà Già

Thời gian: 9-11/1 âm lịch.

Địa điểm: đình Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Trang Mục đại vương (một vị tướng của Thánh Gióng), bà chúa nuôi tằm Quỳnh Hoa.

Đặc điểm: rước nước, hát ả đào.

Hội đình Kim Mã Hạ

Thời gian: 10/1 âm lịch.

Địa điểm: Số 6 phố Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình.

Tôn vinh: Bố Cái đại vương Phùng Hưng, Hoàng Phúc Trung và đại vương Linh Lang.

Đặc điểm: leo cầu, thi thuyền nan tại hồ đầu làng.

Hội chợ Chuông

Thời gian: Hội chợ 10/1 âm lịch (Hội làng 10/3 âm lịch).

Địa điểm: Chợ Chuông (tại làng Chuông), xã Phương Trung, huyện Thanh Oai.

Tôn vinh: Bố cái đại vương Phùng Hưng, thành hoàng làng.

Đặc điểm: trưng bày nón, thi đánh cờ người, thổi cơm thi.

Lễ hội làng Triều Khúc

Thời gian: 10-12/1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: Bố Cái đại vương Phùng Hưng, Thánh sư họ Vũ.

Đặc điểm: Múa Rồng, múa Trống Bồng và múa Chạy cờ.

Hội đền Hữu Vĩnh

Thời gian: Hội xuân 10-12/1 âm lịch. Hội thu 12/8 âm lịch.

Địa điểm: xã Hồng Quang, huyện Ứng Hoà.

Tôn vinh: Quảng Xung đại vương.

Đặc điểm: lễ hội gồm có rước kiệu, trò bơi trải, đấu vật.

Lễ hội đình La Dương

Thời gian: 10-15/1 âm lịch (chính hội 11/1)

Địa điểm: đình La Dương, làng La Dương, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức.

Tôn vinh: Tam vị thành hoàng Minh Tuất đại vương.

Đặc điểm: rước kiệu, tế lễ, văn nghệ, đánh cờ …

Hội đền Sái (Hội rước vua sống)

Thời gian: 12/1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Huyền Thiên Trấn Vũ.

Đặc điểm: theo tích rùa vàng giúp vua An Dương Vương trừ yêu quái, xây xong thành ốc (Cổ Loa), lễ hội có diễn trò rước vua sống do cụ già đóng vai vua, ngồi kiệu.

Hội làng Quậy

Thời gian: 12/1 âm lịch.

Địa điểm: Hà Vỹ, xã Liên Hà, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Thủy Hải, Đăng Giang, Khổng Chúng, Tam Giang và Đông Hải.

Đặc điểm: Hát giao duyên, chọi gà, đấu cờ người, bịt mắt bắt dê, bơi ao bắt vịt.

Hội chùa Bối Khê

Thời gian: 12/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai.

Tôn vinh: Phật, pháp sư Nguyễn Bình An (thế kỷ 14).

Đặc điểm: lễ rước nước, tắm tượng, dâng cỗ chay. Trò: múa rồng, múa gậy, bơi thuyền bắt vịt, cờ tướng, hát chèo, đốt cây bông.

Lễ hội đền Cống Yên

Thời gian: 12-13/1 âm lịch.

Địa điểm: đền Cống Yên, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.

Tôn vinh: Đức Thánh Quảng Hồng có công đánh giặc Nguyên ở thế kỷ 13.

Đặc điểm: tế nam quan, tế nữ quan, hát ca trù, chọi chim, chọi gà.

Hội làng Đa Sĩ

Thời gian: 12-15/1 âm lịch.

Địa điểm: làng Đa Sĩ, xã Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Tôn vinh: thành hoàng làng Hoàng Đôn Hòa (Lương y dược đại vương nổi tiếng với 201 phương thuốc ở thế kỷ 18) và vợ là công chúa Phương Dung (trồng cây thuốc).

Đặc điểm: tế lễ, dâng hương, rước kiệu, múa rồng, đánh đu, chọi gà, vật, hát chèo, ca trù.

Hội làng Hà Hương

Thời gian: 12-15/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Liên Hà, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Vũ Dực Công, Vũ Minh Công (2 thầy thuốc giỏi thời Hùng Vương).

Đặc điểm: tế lễ, rước, đấu vật.

Lễ hội Võng La

Thời gian: 13-15/1 âm lịch (chính hội 14/1)

Địa điểm: đình Đại Độ, làng Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Ngũ vị Tôn thần.

Đặc điểm: rước kiệu, tế lễ, hát quan họ, đánh cờ, đu tre…

Hội làng Tó

Thời gian: 13-16/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: vua Lê Hoàn và Bà chúa Hến (cô gái làng Tó làm phi của vua Lê Hoàn).

Đặc điểm: lễ rước, rước cỗ thờ (cơm nắm muối vừng), hát xướng, chơi cờ bỏi, cờ người, đập niêu, bắt vịt, hát trống quân nam nữ.

Hội Dịch Vọng Trung

Thời gian: 11/1, 12/2 và 12/8 âm lịch. Hội lớn 5 năm một lần vào 12/2 âm lịch.

Địa điểm: đình Bối Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: Chu Lý đại vương, Triệu Chí Thành đại vương.

Đặc điểm: Vật võ, chọi gà, cờ tướng, đập niêu, hát chèo, đu dây.

Lễ hội đền Và

Thời gian: Hội xuân 15/1. Hội thu rằm tháng 9 (âm lịch).

Địa điểm: đền Và, thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây.

Đối tượng tôn vinh: thần Tản Viên (Sơn Tinh, một trong tứ bất tử trong thần điện Việt Nam.

Đặc điểm: lễ rước qua sông sang đền Dội, tục đánh cá thờ.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Thời gian: 15/1 âm lịch.

Địa điểm: xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Tôn vinh: thành hoàng Vãng Vị.

Đặc điểm: rước nước, hát chèo, thổi cơm thi (cách lấy lửa độc đáo).

Hội Ngũ Xã

Thời gian: 17/1 âm lịch.

Địa điểm: làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.

Tôn vinh: Phật A di đà, Thánh tổ Nguyễn Chí Thành.

Đặc điểm: triển lãm sản phẩm đúc đồng, chọi gà.

Hội Ninh Hiệp

Thời gian: 18/1 âm lịch.

Địa điểm: làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm.

Tôn vinh: Bà Lý Nhũ Thái lão (tổ sư nghề thuốc nam).

Đặc điểm: lễ dâng hương, dân đến lễ và xin thuốc.

Lễ hội làng Huỳnh Cung

Thời gian: 18-21/1 âm lịch

Địa điểm: đình Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì

Tôn vinh: Uy Mang và Hồng Bác (là hai con của vua Hùng đời thứ 17) và Đức thánh hiền Chu Văn An.

Đặc điểm: tế lễ, rước kiệu, múa sư tử và các trò chơi như đá gà, đánh cờ, bóng đá ca hát…

Lễ hội núi Sưa

Thời gian: 19/1 âm lịch

Địa điểm: Núi Sưa (Công viên Bách Thảo), phường Ngọc Hà, quận Ba Đình.

Tôn vinh: Đức Huyền Thiên Hắc Đế (Hắc Công)

Đặc điểm: Xuất phát từ tục kết chạ xưa của ba thôn: Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Xuân Biểu. Có lễ tế, rước kiệu, gặp gỡ kết giao, thổi xôi, ca hát, đấu võ, chọi gà…

Lễ hội Thập Tam Trại

Thời gian: 21/1 âm lịch

Địa điểm: Công viên Bách Thảo, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình.

Tôn vinh: Hoàng Quý Công người làng Lệ Mật, có công xây dựng 13 làng trại.

Đặc điểm: Góp phần giao lưu thúc đẩy mối liên hệ cộng đồng của 13 làng trại với các tiết mục lễ tế, rước kiệu của 13 làng trại, đấu võ, hát quan họ, đánh cờ…

Lễ hội chùa Thánh Chúa

Thời gian: 25/1 âm lịch.

Địa điểm: chùa Thánh Chúa, phường Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch, quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: Hội đồng đức Phật và Nguyên phi Ỷ Lan.

Đặc điểm: cúng Phật, dâng hương, trình diễn hoạt cảnh, biểu diễn văn nghệ.

THÁNG HAI

Lễ hội đình Ngũ Giáp

Thời gian: 1-3/2 âm lịch (chính hội 02/2)

Địa điểm: đình Ngũ Giáp, làng Đoài, xã Liên Hà, huyện Đông Anh

Tôn vinh: thành hoàng làng là tể tướng Lữ Gia.

Đặc điểm: rước kiệu, tế lễ, văn nghệ, đánh cờ, bắt vịt …

Lễ hội đền Đại Lộ (đền Mẫu)

Thời gian: 1-10/2 âm lịch.

Địa điểm: đền Đại Lộ, đền Quan, chùa Đại Lộ thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: Tứ vị Thánh Mẫu.

Đặc điểm: tế lễ, rước nước, rước kiệu, hầu Thánh, hát văn…

Lễ hội kén rể

Thời gian: 2/2 âm lịch.

Địa điểm: làng Đường Yên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Nữ tướng Lê Hoa thời Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: lễ hội độc đáo để chọn rể tài hiền cho nữ tướng Lê Hoa.

Hội chùa Trầm

Thời gian: 2/2 âm lịch.

Địa điểm: thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ.

Đặc điểm: cúng (giỗ bà Trần), cầu kinh, múa rồng, múa rối nước.

Hội đánh cá làng Me – Tường Phiêu

Thời gian: 2-10/2 âm lịch. Chính hội 4/2 âm lịch.

Địa điểm: xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ.

Tôn vinh: Đức Thánh Tản Viên.

Đặc điểm: thi đánh cá tế thánh Tản Viên, làm tiệc cá,múa rối, hát đúm, đáo đĩa.

Lễ hội đền Đồng Nhân

Thời gian: 4-6/2 âm lịch.

Địa điểm: đền Đồng Nhân, 12 Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng.

Tôn vinh: Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: tế lễ, rước nước, rước kiệu, đánh trận giả, hát văn, hát quan họ, đấu cờ, đấu võ ….

Lễ hội chùa Nành

Thời gian: 4-6/2 âm lịch (chính hội 5/2).

Địa điểm: xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm.

Tôn vinh: Phật Mẫu Man Nương, Pháp Vân (Bà Nành), Đức Phật Thích Ca, Đức Trần Hưng Đạo.

Đặc điểm: tục cúng, nâng cây phan.

Lễ hội làng Sơn Đồng

Thời gian: 5-6/2 âm lịch.

Địa điểm: xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức.

Tôn vinh: Đông Nhạc giáng thần.

Đặc điểm: lễ tế trâu, rước và thi bánh giầy, trò cướp bông.

Hội đền Dầm

Thời gian: 5-7/2 âm lịch.

Địa điểm: thôn Sâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: Thủy Cung Thánh Mẫu.

Đặc điểm: lễ rước nước, múa rồng, múa sư tử, kéo chữ, cờ người, hát quan họ, chọi gà.

Lễ hội đình Đông Phù

Thời gian: 06 -07/2 âm lịch.

Địa điểm: đình Đông Phù, làng Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: tướng quân Nguyễn Siêu.

Đặc điểm: lễ tế, dâng hương,rước kiệu, biểu diễn văn nghệ …

Lễ hội làng Thọ Am

Thời gian: 7-09/02 âm lịch.

Địa điểm: đình Thọ Am và miếu Thọ Am thuộc làng Thọ Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: tướng quân Đoàn Thượng, Quan nghè Nguyễn Phục.

Đặc điểm: rước nước, rước sắc,rước kiệu, lễ tế, dâng hương, biểu diễn hát quan họ, chèo, hội vật, chọi gà, bắt vịt nước, thả chim bồ câu…

Hội làng Đông Dư

Thời gian: 7-13/2 âm lịch.

Địa điểm: xã Đông Dư, huyện Gia Lâm.

Tôn vinh: Cao Sơn, Bạch Đa, Linh Lang đại vương.

Đặc điểm: rước nước, đấu cờ.

Lễ hội đình Vạn Phúc

Thời gian: 8-9/2 âm lịch

Địa điểm: đình Vạn Phúc, làng Vạn Phúc, quận Ba Đình

Tôn vinh: Hoàng tử Hoàng Chân được phong là Đức Thánh Linh Lang đại vương, Tây trấn Thượng đẳng Phúc thần.

Đặc điểm: lễ tế, dâng hương, rước nước, tụng kinh cầu quốc thái dân an, biểu diễn văn nghệ, đánh cờ, chọi gà, tổ tôm điếm…

Hội đình Bà Tía

Thời gian: 8-10/2 âm lịch.

Địa điểm: thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: Trương Tử Nương, tướng của Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: thi đấu vật, đánh cờ, đi cầu đập nồi niêu.

Hội đình Thanh Liệt

Thời gian: 8-10/2 âm lịch.

Địa điểm: phường Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: Phạm Tu (đình ngoại), Chu Văn An (đình nội).

Đặc điểm: rước kiệu từ đình nội ra đình ngoại, diễn tuồng, chọi gà, đánh cờ bỏi.

Hội đình Trường Lâm

Thời gian: 8-10/2 âm lịch.

Địa điểm: phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên.

Tôn vinh: Linh Lang đại vương, Đào Hoa phu nhân và Phù Nương phu nhân.

Đặc điểm: thi đấu vật, đánh cờ, múa “lột rắn”.

Lễ hội đình Nhật Tân

Thời gian: 8-11/2 âm lịch

Địa điểm: đình Nhật Tân, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Đức Thánh Uy Đô đại vương Trần Linh Lang (Uy Linh Lang).

Đặc điểm: rước nước, rước kiệu, tế lễ, dâng hương, biểu diễn chèo, đánh cờ…

Lễ hội đình Vĩnh Ninh

Thời gian: 8-12/2 âm lịch.

Địa điểm: đình Vĩnh Ninh, thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: Trương Tử Nương, nữ tướng của Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: tế lễ, rước kiệu, thi đấu vật, đánh cờ, chọi gà…

Hội làng Thổ Khối

Thời gian: 9/2 âm lịch.

Địa điểm: phường Cự Khối, quận Long Biên.

Tôn vinh: Bố Cái đại vương, Đào Duy Trinh, Cao Sơn, Linh Lang đại vương, Bạch Đa.

Đặc điểm: không cúng gà trắng, có đua thuyền, cờ người, bơi trải, tổ tôm điếm, hát chèo, ca trù, tuồng.

Lễ hội đình Bái Ân

Thời gian: 09-10/2 âm lịch

Địa điểm: đình Bái Ân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: ba vị thành hoàng làng là Chiêu ứng Vũ đại vương Uy Linh Phúc thần, Chiêu Điều đại vương và Thuận Chính công chúa.

Đặc điểm: tế lễ, rước kiệu, hát dân gian, đánh cờ…

Lễ hội đền Voi Phục

Thời gian: 09 -10/2 âm lịch.

Địa điểm: đền Voi Phục, làng Thủ Lệ, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình.

Tôn vinh: Đức Thánh Linh Lang đại vương.

Đặc điểm: lễ rước kiệu, lễ tế, múa rồng, múa lân, dâng hương, đấu cờ, đập niêu, chọi gà, biểu diễn văn nghệ…

Hội năm làng Mọc

Thời gian: 9-11/2 âm lịch.

Địa điểm: Mọc Quan Nhân, Mọc Chính Kinh, Mọc CựLộc, Mọc Giáp Nhất, Mọc Phùng Khoang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: Đoàn Thượng, Lã Liệu, Hùng Lãng Công, Phùng Luông.

Đặc điểm: rước kiệu qua 5 làng, múa rồng, múa sư tử.

Lễ hội đình Giàn

Thời gian: 9-11/2 âm lịch.

Địa điểm: đình Giàn, thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: thành hoàng làng Thái úy Tướng công Thượng đẳng Tôn thần Lý Phục Man.

Đặc điểm: tế lễ, rước nước, rước kiệu, đấu cờ người…

Hội đình Vẽ

Thời gian: 9-11/2 âm lịch.

Địa điểm: xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Thánh Độc Cước sơn tiên, Lê Khôi-công thần thời Lê, thổ thần.

Đặc điểm: thi thả thơ, hát ca trù. Đặc sản có bánh khoái và hàng mây tre đan.

Hội vật làng Yên Nội

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai.

Tôn vinh: Đức Thánh Tản Viên, Mỵ Nương công chúa, tướng Cao Lỗ.

Đặc điểm: rước kiệu, dâng hương, đấu vật, thi võ.

Hội đền Thụy Khuê

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: 251 đường Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Linh Lang đại vương và 6 bộ tướng.

Đặc điểm: rước kết chạ với Thủ Lệ.

Hội đình Gia Thuỵ

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: đình Gia Thụy, phường Gia Thụy và đền Yên Tân, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.

Tôn vinh: Trung Thành, Đống Lương, Thung Vinh, Quý Nương.

Đặc điểm: ca trù, đu bay, cờ người.

Hội làng Mạch Lũng

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Tam vị Minh Mổ đại vương và bà thân mẫu Xoa Nương.

Đặc điểm: rước nước, rước kiệu, bơi trải.

Hội thờ Thủy thần

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: thôn Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

Tôn vinh: Bảo Ninh (thủy thần).

Đặc điểm: Dâng cúng cỗ cá (bỏ đầu), chơi cờ người, bắt vịt, bơi thuyền.

Lễ hội đình Yên Phụ

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: đình Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Uy Đô Linh Lang (hoàng tử nhà Trần).

Đặc điểm: Múa lân, múa rồng, cờ người, bơi thuyền trên hồ.

Hội làng Yên Nội

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Bạch Hạc Tam Giang, Túc Chinh công chúa.

Đặc điểm: Ngày hội có kết chạ với các làng lân cận. Chỉ cúng bằng cơm tẻ, muối vừng. Chơi trò trận giả ném cát.

Hội làng Yên Thái

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: làng Yên Thái, phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Vũ Phục Chiêu ứng đại vương và Thuận Chính phu nhân (ông Dầu, bà Dầu).

Đặc điểm: Xôi dẻo, thịt bò thui, cơm nếp, gà mái ghẹ luộc. Trò chơi đu tiên, thi cây hoa, cây cảnh xuân.

Hội làng Nghi Tàm

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: đình Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Võ Trung, Võ Quốc, Bảo Trung, công chúa Quỳnh Hoa, Thánh Minh Khiết, Tây Hồ thủy thần.

Đặc điểm: Bơi trải, thi hoa cây cảnh.

Hội miếu Vũ, Xuân Đỉnh

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Vũ Phục (ông Dầu), Đỗ Thị Thiện (bà Dầu).

Đặc điểm: kiệu bay, thi bánh giầy, chè kho.

Hội đình Quảng Bá

Thời gian: 10-12/2 âm lịch.

Địa điểm: thôn Quảng Bá, phường Quảng An, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Bố Cái đại vương Phùng Hưng và 6 bộ tướng.

Đặc điểm: cờ người, chọi gà.

Hội đền Cai Công

Thời gian: 10-12/2 và 7/7 âm lịch.

Địa điểm: làng Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai.

Tôn vinh: ông Cai Công, tướng thời Hai Bà Trưng, người đã đóng giả nữ tham gia cuộc khởi nghĩa.

Đặc điểm: lễ rước, cúng cỗ chay (ông Cai Công không cho cúng thịt trâu bò), cờ tướng, đấu vật, chọi gà.

Lễ hội đình làng Trung Kính Thượng

Thời gian: 10-17/2 âm lịch(14/2 là chính hội)

Địa điểm: đình làng Trung Kính Thượng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: Quốc Vương Đại thần Hùng Công

Đặc điểm: lễ mộc dục, tế lễ, phong áo Thánh, chọi gà, chơi cờ…

Hội đình Nhật Tảo

Thời gian: 11/2 âm lịch.

Địa điểm: xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Trần Nguyễn Trác.

Đặc điểm: thi bánh giầy, chè kho.

Lễ hội đình Giảng Võ

Thời gian: 11-12/2 âm lịch.

Địa điểm: đình Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Đống Đa.

Tôn vinh: Bà chúa kho Lý Châu Nương.

Đặc điểm: tế yết, dâng hương, cờ tướng, biểu diễn văn nghệ…

Lễ hộiđình Kim Giang

Thời gian: 11-12/2 âm lịch

Địa điểm: đình Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.

Tôn vinh: thành hoàng Mạo Giáp Hoa và Thánh mẫu Lê Ngại Mỹ Châu.

Đặc điểm: tế lễ, rước kiệu, hát dân gian, đánh cờ, chọi gà, kéo co…

Lễ hội đình An Hòa

Thời gian: 11-13/2 âm lịch

Địa điểm: phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: Bạch Hạc Tam Giang và vua Lý Thần Tông.

Đặc điểm: lễ tế, dâng hương, rước kiệu, văn nghệ, đánh cờ, chọi gà…

Hội đình Gừng Khương Hạ

Thời gian: 12/2 âm lịch.

Địa điểm: phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.

Tôn vinh: thần Tô Lịch và Lê Dương Vệ.

Đặc điểm: lễ chạy mã, múa rồng, múa sư tử, cờ người, vật, hát chèo.

Lễ hội đền Bạch Mã

Thời gian: 12-13/2 âm lịch.

Địa điểm: đền Bạch Mã, số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.

Tôn vinh: thần Bạch Mã (Biểu tượng của thần Mặt trời), thần Long Đỗ, thần trấn phương Đông được phong là “Quốc đô Thăng Long thành hoàng kinh đô”

Đặc điểm: tế lễ, dâng hương, rước kiệu, múa rồng, tiến trâu, biểu diễn văn nghệ…

Hội làng Cót

Thời gian: 12-15/2 âm lịch.

Địa điểm: đình Cót, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: Các thần Cao Sơn, Diêm La, Mộc Tinh, hai vị bản thổ (hoàng cung Trịnh Thục phu nhân, Tràng Hán anh linh Đại tướng quân).

Đặc điểm: rước lớn 7 kiệu (5 long ngai bài vị, một kiệu sắc – kiệu phù hương, một kiệu chum nước).

Hội đình An Phú

Thời gian: 13/2 âm lịch.

Địa điểm: phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: thần Nguyễn Bông và ngài Trần Toàn.

Đặc điểm: hội làng có trò chơi “đi Cầu Noi”.

Hội làng Hồ Khẩu

Thời gian: 13/2 âm lịch hội chính

Địa điểm: phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Dực thánh đại vương (Cống Lễ), Vệ quốc đại vương (Cá Lễ).

Đặc điểm: Múa bơi trải (múa cạn) với sự tham gia của 36 thanh niên gọi là giai

Lễ hội làng Bát Tràng

Thời gian: 14-16/2 âm lịch.

Địa điểm: đình Bát Tràng, Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

Tôn vinh: Hán Cao Tổ và Lữ hậu, Cai O Minh Chính tự đại vương, Phan Đại tướng, Hồ Quốc thần, Bạch Mã thần.

Đặc điểm: rước nước, tắm bài vị, thi sáng tác ca trù để hát thờ.

Hội làng Cán Khê

Thời gian: 16/2 âm lịch.

Địa điểm: xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Phù Đổng Thiên Vương.

Đặc điểm: rước lớn 16 đoàn được tổ chức công phu. 60 thanh niên và hơn 100 cụ tham gia đám rước.

Hội làng Thượng Phúc

Thời gian: 16/2 âm lịch, 14/4 và 27/4 âm lịch.

Địa điểm: làng Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: Hoàng tử Lý Thầm, thiền sư Hồ Bà Lam.

Đặc điểm: thi bơi thuyền trên sông, năm thì bơi thuyền gỗ, năm bơi thuyền thúng. Thổi cơm thi, đôi nam nữ vừa đi vừa thổi cơm, vừa múa. Buổi tối có hát trống quân trên thuyền.

Lễ hội đình làng Nam Đồng

Thời gian: 16-17/2 âm lịch

Địa điểm: đình làng Nam Đồng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa.

Tôn vinh: Thái úy Lý Thường Kiệt

Đặc điểm: lễ tế, dâng hương, biểu diễn văn nghệ, đánh cờ, chọi gà…

Hội đền bà Tấm

Thời gian: 19-22/2 và 25/7 âm lịch. Chính hội 19/2 âm lịch. Hội lớn 5 năm một lần.

Địa điểm: thôn Dương Đá, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm.

Tôn vinh: Nguyên Phi Ỷ Lan.

Đặc điểm: tục “Phất cờ tổng”.

THÁNG BA

Hội đình Nội Bình Đà

Thời gian: 2-6/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Bình Minh, huyện Thanh Oai.

Tôn vinh: Lạc Long Quân, Âu Cơ, Linh Lang.

Đặc điểm: rước lớn hoàn cung, rước và thả “bánh vía” xuống Long cung, thi đốt pháo hoa, chọi gà, đánh cờ.

Lễ hội làng Sủi

Thời gian: 3/3 âm lịch.

Địa điểm: đình-đền Sủi, làng Sủi, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm.

Tôn vinh: Nguyên Phi Ỷ Lan và Tây Vị đại vương tướng quân Đào Liên Hoa.

Đặc điểm: lễ hội Bông Sòng, lễ tế, rước kiệu, đấu võ, hát quan họ, đánh cờ.

Hội Quán Thánh

Thời gian: 3/3 âm lịch.

Địa điểm: đền Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình.

Tôn vinh: Đại Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ (thần trấn phương Bắc).

Đặc điểm: giáng bút, cầu mộng, cầu lộc.

Hội phủ Tây Hồ

Thời gian: 3-7/3 âm lịch.

Địa điểm: phường Quảng An, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Bà chúa Liễu Hạnh, Tam tòa Thánh Mẫu.

Đặc điểm: hội có rước, dâng hương và hát văn.

Hội làng Ngọc Trì

Thời gian: 3/3 và ngày 9/9 âm lịch.

Địa điểm: phường Thạch Bàn, quận Long Biên.

Tôn vinh: Huyền Thiên Trấn Vũ.

Đặc điểm: hội làng được tổ chức 5 năm một lần. Trò chơi kéo co.

Hội đền Hát Môn

Thời gian: 4-7/3, 4/9 và 24/12 âm lịch. Chính hội 6/3 âm lịch.

Địa điểm: thôn Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ.

Tôn vinh: Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: ba lễ hội trong năm. Có tục dâng cúng bánh trôi. Tục thả bánh trôi trên sông vào đêm 5/3 âm lịch.

Lễ hội chùa Thầy

Thời gian: 5-7/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai.

Tôn vinh: pháp sư Từ Ðạo Hạnh, ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.

Đặc điểm: lễ cúng Phật và chạy đàn. Trò chơi rối nước.

Hội chùa Tây Phương

Thời gian: 6/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất.

Tôn vinh: Đức Phật, La Hán.

Đặc điểm: Hành hương lễ Phật, tụng kinh niệm Phật.

Hội chùa Tam Huyền

Thời gian: 6/3 âm lịch.

Địa điểm: phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân.

Tôn vinh: Từ Vinh (phụ thân thiền sư Từ Đạo Hạnh).

Đặc điểm: đấu roi (hai người), thi thổi xôi, vật tay, chọi gà.

Lễ hội làng Bắc Biên

Thời gian: 6/3 âm lịch.

Địa điểm: đình Phúc Xá, làng Bắc Biên, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.

Tôn vinh: Lý Thường Kiệt (1019 – 1105), người có nhiều công lao cho đất nước dưới triều Nhà Lý.

Đặc điểm: rước kiệu, rước văn, lễ tế, thả cá chép ra sông, hát quan họ, đánh cờ, chọi gà…

Lễ hội chùa Duệ Tú

Thời gian: 6-7/3 âm lịch.

Địa điểm: phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: Pháp sư Đại Biên, một lương y nổi tiếng, một công thần có công giúp nước đời nhà Lý.

Đặc điểm: tế lễ, tụng kinh, múa phượng, chọi gà, chơi cờ…

Lễ hội chùa Láng

Thời gian: 06-08/3 âm lịch. Chính hội 7/3 âm lịch.

Địa điểm: chùa Láng, đường Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.

Tôn vinh: Hội đồng Đức Phật, vua Lý thần Tông và Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Đặc điểm: rước kiệu, lễ tế, dâng hương, tụng kinh, biểu diễn văn nghệ, thổi cơm thi, đập niêu, đi cầu kiều, tổ tôm điếm, thi cờ tướng…

Lễ hội đình Ứng Thiên

Thời gian: 6-8/3 âm lịch.

Địa điểm: đình Ứng Thiên, phường Láng Hạ, quận Ba Đình.

Tôn vinh: Hậu Thổ phu nhân (Đức Địa Mẫu)

Đặc điểm: tế, lễ, dâng hương, chọi gà, chơi cờ…

Hội Phủ Đức

Thời gian: 6-8/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Bà Chúa Liễu Hạnh.

Đặc điểm: Dâng hương, cầu cúng, hát văn, hầu đồng.

Hội Nghiềm

Thời gian: 7/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Liên Hà và Liên Trung, huyện Đan Phượng.

Tôn vinh: Bà Sa Lăng và các tướng tài của Hai Bà Trưng hy sinh ngày 8/3.

Đặc điểm: cúng thịt lợn, tế lễ, thi bơi thuyền nan trên sông Hồng.

Hội chùa Hoa Lăng

Thời gian: 7/3 âm lịch.

Địa điểm: Quận Cầu Giấy.

Tôn vinh: Thánh mẫu Tăng Thị Loan – mẹ của Từ Đạo Hạnh.

Đặc điểm: lễ đấu thần.

Hội đình Phú Diễn (Hữu Hoà)

Thời gian: 7-9/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Phú Diễn, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: Lê Đại Hành, Trần Thông.

Đặc điểm: đấu roi, thi leo dây, múa rối nước trên sông, múa rồng, đánh vật, hát ca trù, múa sênh tiền, bịt mắt bắt dê, bơi trải.

Hội làng chài Vạn Vĩ

Thời gian: 9-10/3 âm lịch.

Địa điểm: làng Vạn Vĩ, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng.

Tôn vinh: thần Hà Bá, Lạc Long Quân, Linh Thông, Linh ứng, Võ Duệ.

Đặc điểm: đua thuyền rồng, bơi trải, hát chèo, ca trù, múa sư tử.

Hội làng Thanh Am

Thời gian: 9-11/3 âm lịch.

Địa điểm: làng Thanh Am, phường Thượng Thanh, quận Long Biên.

Tôn vinh: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Kỳ và Phương Dung công chúa.

Đặc điểm: lễ rước nước trên sông Đuống với trò múa cờ dẹp đường chỉ có ở Thanh Am. Hát quan, chầu văn.

Lễ hội làng Đăm

Thời gian: 9-13/3 âm lịch. Chính hội 10/3 âm lịch.

Địa điểm: đình và miếu làng Đăm, xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Đức Thánh Tam Giang (Bạch Hạc Tam Giang).

Đặc điểm: rước kiệu, rước ngai, tế lễ, đua thuyền trên sông, chọi gà, đánh cờ, hát quan họ trên sông…

Hội bơi Thượng Cát

Thời gian: 10/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Quách Lãng, Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương, ba anh em tướng của Hai Bà Trưng, lập nhiều công.

Đặc điểm: thi đua thuyền, chọi gà, bắt vịt, đấu vật, nấu cơm thi, chạy thi.

Hội miếu Mèn

Thời gian: 10/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Cam Thượng, huyện Ba Vì.

Tôn vinh: Bà Man Thiện (mẹ hai nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị).

Đặc điểm: rước, tế, trò leo dây, bơi thuyền, múa rối.

Hội Quán Giá

Thời gian: 10-26/3 âm lịch.

Địa điểm: làng Giá, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức.

Tôn vinh: Lý Phục Man, danh tướng thời Lý Nam Đế.

Đặc điểm: tế thánh, diễn cảnh xuất trận của tướng Lý Phục Man, đấu vật, cờ tướng, đu tiên.

Hội làng Canh Hoạch (làng Vác)

Thời gian: 12/3 âm lịch.

Địa điểm: đình Canh Hoạch (Đình Vác), xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.

Tôn vinh: 3 vị thành hoàng: Trình Lý, Cao Hàn (tướng thời Hùng Vương 18), Trần Uất (tướng thời Trần), Trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng, Thường quốc công Nguyễn Quyện.

Đặc điểm: rước quạt, đấu cờ, đánh gậy, hát chèo, đề cao truyền thống hiếu học và tinh thần thượng võ từ xưa để lại.

Hội làng Vải (hội Tầm Xá)

Thời gian: 12/3 âm lịch và 3 năm 1 lần vào ngày 5/4 âm lịch.

Địa điểm: xã Tầm Xá, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Tản Viên, Cao Sơn, Quí Minh, Long Linh, Cẩm phu nhân.

Đặc điểm: tế nhập tịch, tế chính tiệc, tế tống tịch, tế yên vị, tế tư văn, múa mặt nạ.

Lễ hội đình Đại Yên

Thời gian: 13-14/3 âm lịch

Địa điểm: đình Đại Yên, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình.

Tôn vinh: Đức thành hoàng Ngọc Hoa công chúa.

Đặc điểm: lễ tế, dâng hương, biểu diễn văn nghệ, đánh cờ, chọi gà…

Lễ hội Tổng Nam Phù

Thời gian: 14-16/3 âm lịch

Địa điểm: chùa Hưng Phúc, chùa Hưng Long, chùa Phổ Quang, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: Nhị Vị Bồ Tát (2 công chúa nhà Lý Từ Huy và Từ Thục).

Đặc điểm: lễ hội được tổ chức 5 năm một lần với lễ rước nước, rước kiệu, các trò chơi dân gian, thi các nghề truyền thống, các trò chơi…

Hội làng Khê Hồi

Thời gian: 14-17/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Hà Hồi, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: thành hoàng Cao Sơn.

Đặc điểm: hội có trò thủy chiến ở ao bán nguyệt trước đình mô phỏng lại tích những trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên và Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, thi bắt vịt.

Hội làng Lê Xá

Thời gian: 15/3 âm lịch.

Địa điểm: thôn Lê Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Đào Kỳ và Phương Dung (tướng của Hai Bà Trưng).

Đặc điểm: lễ rước, lễ tế, thi đánh chạc (thi bện thừng), ca trù, hát quan họ, thi bắt vịt, chọi gà.

Hội làng Liên Bạt

Thời gian: 15/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

Tôn vinh: Đức Thánh đệ nhất (Đặng Sĩ), Đức Thánh đệ nhị (Đặng Xã), Đức thánh đệ tam (Đặng Lang).

Đặc điểm: kiệu bay, kiệu quay, rước văn đề cao tinh thần hiếu học, quý trọng tri thức văn hóa.

Hội thả diều Bá Giang

Thời gian: 15/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.

Tôn vinh: ông Nguyễn Cả, phó súy tướng của vua Đinh Tiên Hoàng.

Đặc điểm: thi thả diều, rước bánh dày, thổi cơm thi.

Lễ hội đình và đền Kim Liên (đền Cao Sơn)

Thời gian: 15-16/3 âm lịch.

Địa điểm: làng Kim Liên cũ, phường Phương Liên, quận Đống Đa.

Tôn vinh: Cao Sơn đại vương .

Đặc điểm: tế lễ, lễ rước kiệu, thi cắt tóc, chọi chim, nấu ăn và bày cỗ…

Hội đền Ninh Xá

Thời gian: 15-17/3 âm lịch.

Địa điểm: xã Ninh Sở, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: 2 công chúa con vua Lý Nhân Tông.

Đặc điểm: lễ dâng hương, cầu phúc lộc, lên đồng.

Hội rước thành hoàng tổng Hà Hồi

Thời gian: 16/3 âm lịch.

Địa điểm: tại 3 xã Hà Hồi, Quất Động, Liên Phương, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: thành hoàng Cao Sơn.

Đặc điểm: cờ bỏi, múa gậy, thi bơi, hội thủy chiến, hát chèo, diễn tuồng.

Lễ hội đình Tứ Liên (đình Ngọc Xuyên)

Thời gian: 16/3 và 12/10 âm lịch, (chính hội 16/3)

Địa điểm: đình Ngọc Xuyên, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ

Tôn vinh: ba vị thành hoàng làng là Bảo Trung Thượng đẳng Phúc thần, Minh Khiết Thượng đẳng Phúc thần và Ý Hạnh phu nhân Tôn công chúa Thượng đẳng Phúc thần.

Đặc điểm: lễ tế thần, dâng hương, rước kiệu, rước nước,thi nấu cơm, ca hát, đấu võ, chọi gà …

Hội làng Lệ Mật

Thời gian: ngày 23/3 âm lịch hàng năm.

Địa điểm: làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên

Tôn vinh: thành hoàng làng họ Hoàng.

Đặc điểm: hội có múa rắn.

THÁNG TƯ

Hội xã Tự Nhiên

Thời gian: 1/4 âm lịch.

Địa điểm: xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa, Tây Sa công chúa và Đào Thành (tướng của Hai Bà Trưng).

Đặc điểm: rước nước, cờ bỏi.

Hội đền Đồng Cổ (hội thề Đồng Cổ)

Thời gian: 4/4 âm lịch.

Địa điểm: phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: sơn thần Đồng Cổ (thần núi Trống Đồng).

Đặc điểm: lễ hội tưởng nhớ vua Lý Thái Tông cho rước thần núi Trống Đồng ở Đan Nê (Thanh Hóa) về lập đền thờ ở Thăng Long.

Hội Lỗ Khê

Thời gian: 5-7/4 và 13-15/11 âm lịch.

Địa điểm: xã Liên Hà, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: vợ chồng ông Đinh Dự và bà Mãn Hoa Đường (dạy nghề hát ả đào).

Đặc điểm: giỗ tổ nghề ca trù có tế lễ và múa hát.

Lễ hội Gióng

Thời gian: 6-12/4 âm lịch, chính hội 9/4

Địa điểm: xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm

Tôn vinh: Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương).

Đặc điểm: phường ải Lao múa hát thờ thần; múa “ba ván thuận, ba ván nghịch” mô tả ông Gióng đánh trận.

Hội Chi Nam (hội Phù Gióng)

Thời gian: 8/4 âm lịch.

Địa điểm: xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Tôn vinh: Thánh Gióng, ông Hiển Công, có công đánh giặc Ân.

Đặc điểm: tế lễ, diễn trận, đấu gậy, trò cướp gậy, cướp dừa.

Hội làng Vo

Thời gian: 9/4 âm lịch.

Địa điểm: thôn Hội Xá, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm.

Tôn vinh: Dực Hòa Bảo Chính và 2 em gái.

Đặc điểm: Múa hổ.

Hội Quất Động

Thời gian: 12-16/4 âm lịch.

Địa điểm: xã Quất Động, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: Lê Công Hành, tổ nghề là trạng nguyên thời Mạc Đăng Dung.

Đặc điểm: lễ dâng hương, lễ cúng tưởng niệm.

Hội thả chim làng Dục Tú

Thời gian: Cuối xuân, sang hè.

Địa điểm: xã Dục Tú, huyện Đông Anh.

Đặc điểm: thi thả chim câu.

THÁNG NĂM

Lễ hội đình-đền Chèm

Thời gian: 14-15-16/5 âm lịch

Địa điểm: đình Chèm, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Đức Thượng Đẳng Thiên Vương Lý Ông Trọng – Nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Đặc điểm: lễ mộc dục, rước nước, rước văn, rước kiệu, lễ tế, dâng hương, biểu diễn hát quan họ, chèo, hội thi bơi, hội vật, chọi gà, bắt vịt nước, thả chim bồ câu…

Hội chùa Hàm Long

Thời gian: 15/5 âm lịch.

Địa điểm: xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: Đức Phật và Lý Ông Trọng, người có công trị thủy sông Hồng, đi sứ giúp vua Tần đánh giặc Hung Nô (năm 221 trước công nguyên).

Đặc điểm: lễ rước văn, lễ phát tấu cúng Phật cầu siêu cho đức thánh Chèm và phu nhân.

Hội đình Văn Khê

Thời gian: 17-18/5 âm lịch

Địa điểm: xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai.

Tôn vinh: Hai vị thành hoàng làng, con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Đặc điểm: lễ rước nước, đấu vật, đánh cờ, tổ tôm điếm, diễn chèo.

Lễ hội đền Quán Đôi

Thời gian: 20/5 đến 21/5 âm lịch.

Địa điểm: đền Quán Đôi, số 178 Nguyễn Đình Hoàn, P. Nghĩa Đô, Q. Cầu Giấy.

Tôn vinh: Tiền Lý Hoàng thái hậu và Thái tử.

Đặc điểm: tế lễ, lrước kiệu, dâng hương, biểu diễn văn nghệ, trò hội…

Hội làng Hậu Ái

Thời gian: 28/5 âm lịch

Địa điểm: làng Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức.

Tôn vinh: thành hoàng làng là Đỗ Kính Tu, đại thần thời Lý.

Đặc điểm: Dân làng góp bánh tro, bánh dày, bánh chay cho làng mời khách thập phương. Cùng với các nghi lễ rước truyền thống, còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian.

THÁNG SÁU

Lễ hội đền Ba Xã

Thời gian: 12/6 âm lịch.

Địa điểm: xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa.

Tôn vinh: Đức thánh Mạc Trâu.

Đặc điểm: Múa rồng, múa lân, thi chọi gà, đấu, đập bị gạo, túm nước.

THÁNG BẢY

Lễ hội đền Bà Chúa

Thời gian: 30/7 đến 01-02/8 âm lịch.

Địa điểm: đền Bà Chúa, thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm.

Tôn vinh: công chúa Túc Trinh, con gái vua Trần Thánh Tông.

Đặc điểm: tế lễ, lễ mộc dục, rước kiệu, dâng hương, biểu diễn văn nghệ, trò hội, đánh cờ, chọi gà…

THÁNG TÁM

Hội Bạch Trữ (Kẻ Bạch)

Thời gian: 9-15/8 âm lịch.

Địa điểm: xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh.

Tôn vinh: Mỵ Nương và Cống Sơn – tướng của Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: rước kiệu Bà, dâng lễ vật, tế lễ, thi bánh giầy.

Hội bơi trải Vĩnh Tuy

Thời gian: 10/8 âm lịch.

Địa điểm: phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai.

Tôn vinh: Nhã Cát đại vương và Trinh Thiên phu nhân.

Đặc điểm: đua thuyền.

Lễ hội đền Bích Câu

Thời gian: 12/8 âm lịch

Địa điểm: Số 14 phố Cát Linh, quận Đống Đa.

Tôn vinh: Đức tiên ông Trần Tú Uyên (chân nhân Tú Uyên) .

Đặc điểm: tế lễ, dâng hương, biểu diễn ca trù, đánh cờ….

Hội làng Phú Xá

Thời gian: 14/8 âm lịch.

Địa điểm: phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Nguyễn Kiều, Thánh Tăng.

Đặc điểm: rước Thánh Tăng.

Hội làng Giáp Lục

Thời gian: 14/8 âm lịch.

Địa điểm: thôn Giáp Lục, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.

Tôn vinh: Nguyễn Chính (thành hoàng).

Đặc điểm: trẻ con 4-5 tuổi được làm lễ yết thánh vào làng tại đình với 100 khẩu trầu và 1 chai rượu.

Hội đua thuyền Yên Duyên

Thời gian: 15/8 âm lịch.

Địa điểm: xã Yên Duyên, huyện Thanh Trì.

Tôn vinh: Trần Khát Chân (thành hoàng), Bà Chúa.

Đặc điểm: đua thuyền.

Hội Bất Nạo

Thời gian: 15-18/8 âm lịch.

Địa điểm: thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên.

Tôn vinh: Trương Công, Khánh Công (Đình Bất Nạo), còn gọi là Thổ Lệnh hoặc thần Trung Thành, tướng thời Hùng Vương 18.

Đặc điểm: tế thần, hò cửa đình, vật thịnh, mùa màng tươi tốt.

Hội đền Nguyễn Trãi

Thời gian: 16/8 âm lịch.

Địa điểm: làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: Nguyễn Trãi, “Khai quốc nguyên công” (công đầu mở nước), nhà chính trị, nhà ngoại giao thiên tài, nhà văn hóa lớn thế kỷ 15.

Đặc điểm: dâng hương tưởng niệm ngày giỗ ông (16/8), tham quan tượng đài và khu nhà thờ.

Lễ hội làng Chàng Sơn

Thời gian: 17 -18/08 âm lịch (Chính hội 18/08)

Địa điểm: xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất.

Tôn vinh: Đức Thánh Tản Viên, Tiếu Thiện đại vương và Trầm Đồng đại vương.

Đặc điểm: rước lễ, tế lễ, dâng hương, múa rối nước, đánh cờ …

Lễ hội đền Lư Giang

Thời gian: 18/8 đến 20/8 âm lịch

Địa điểm: đền Lư Giang, làng Thanh Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai.

Tôn vinh: Trần Hưng Đạo, Phạm Tổ Thu, Phạm Ngưu Tất và Thủy tinh công chúa.

Đặc điểm: tế lễ, rước kiệu, dâng hương, biểu diễn văn nghệ, trò hội, đánh cờ…

Hội đền Ghềnh (Hà Nội)

Thời gian: 20/8 âm lịch.

Địa điểm: thôn Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên.

Tôn vinh: ba nữ thần gồm Liễu Hạnh (con gái Ngọc Hoàng), La Bình (con gái thần núi Tản Viên), Lê Ngọc Hân (vợ vua Quang Trung).

Đặc điểm: hát văn ca ngợi công đức Thánh Mẫu.

Hội điện Thái Bình

Thời gian: 26/8 âm lịch.

Địa điểm: xóm Thái Bình, xã Vân Nội, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Trần Hưng Đạo.

Đặc điểm: lễ đảo thánh, dâng văn.

THÁNG CHÍN

Hội Võng Thị

Thời gian: 30/9 âm lịch.

Địa điểm: làng Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Tôn vinh: Mục Thận, có công cứu vua Lý Nhân Tông trên hồ Tây.

Đặc điểm: cúng tế, chọi gà, hát tuồng.

THÁNG MƯỜI

Hội làng Xuân Nộn

Thời gian: 11/10 âm lịch.

Địa điểm: đình Xuân Nộn, thôn Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: 5 vị phúc thần gồm Ả Lã Tuệ Tịnh phu nhân người phụ nữ trong thời kỳ lịch sử cổ đại của dân tộc, Vũ Định đại vương và Thiên Cương tôn thần thời Hùng Vương, Trương Hống—Trương Hát (tướng theo Triệu Quang Phục).

Đặc điểm: rước kiệu vua bà, múa rắn, tuồng tế Thánh.

Hội làng Lai Tảo

Thời gian: 12/10 âm lịch.

Địa điểm: xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức.

Tôn vinh: thành hoàng làng là 3 anh em họ Cao, tướng của Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: cỗ tế thành hoàng bằng thịt lợn sống và gạo nếp.

Hội làng Nhị Khê

Thời gian: 25/10 âm lịch.

Địa điểm: xã Nhị Khê, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: ông Doãn Văn Tài, tổ nghề tiện gỗ thế kỷ 16.

Đặc điểm: tế tổ, cúng tế, dâng lễ vật lên tổ sư, đánh cờ, hát chèo.

THÁNG MỘT

Lễ hội làng Hạ Thái

Thời gian: 9-11/11 âm lịch. Chính hội 10/11 âm lịch.

Địa điểm: làng Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín.

Tôn vinh: Thái sư Bùi Sĩ Lương và bà Đinh Thị Trạch.

Đặc điểm: lễ rước kiệu, rước sắc, rước cỗ, lễ tế, múa rồng, hát quan họ, đánh cờ…

Hội làng Mạnh Tân

Thời gian: 10/11 âm lịch.

Địa điểm: thôn Mạnh Tân, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh.

Tôn vinh: Đương Giang, Lý triều Quốc Mẫu.

Đặc điểm: rước kiệu, tế lễ, vật cổ truyền.

Hội tế Trung Đồ

Thời gian: 18/11 âm lịch.

Địa điểm: làng Ngọc Phan, huyện Thanh Oai.

Tôn vinh: vua Lý Nam Đế.

Đặc điểm: cúng, kể hạnh, đánh phết.

THÁNG CHẠP

Hội Đình Mai

Thời gian: 20/12 âm lịch.

Địa điểm: xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai.

Tôn vinh: Hà Khôi đại vương, người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc cát cứ vùng Thanh Oai.

Đặc điểm: lễ tế thần, cờ tướng, chọi gà.

©NCCong 2014-2019, Ha Noi folklore festivals

Source: https://evbn.org
Category: Lễ Hội