Bạn Có Biết Người Phát Minh Xe Tăng Là Ai?

Xe tăng là một trong những phát minh lớn nhất của loài người về lĩnh vực quân sự. Từ khi chiếc xe tăng đầu tiên được đưa vào sử dụng thực tiễn chiến đấu trên chiến trường đến nay. Mặc dù khoa học công nghệ đang tiếp tục phát triển ngày càng mạnh mẽ, tìm ra nhiều loại vũ khí mới, tối tân, hiện đại hơn. Song một điều không thể phủ nhận chính là vai trò không thể thay thế trong bất cứ hình thức tác chiến nào của xe tăng.

Với khả năng cơ động cao, sức đột phá mạnh và tự bảo vệ tốt. Đây luôn là chỗ dựa đáng tin cậy cho bất cứ người chỉ huy nào trong cả tấn công và phòng ngự. Giúp tạo ra đột phá trong tác chiến.ể người chỉ huy giành được thế chủ động trong mọi trận đánh. Ngày nay, trong điều kiện tác chiến chiến tranh công nghệ cao, xe tăng đã được nâng cấp với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội. Hãy cùng mình tìm hiểu xem người phát minh xe tăng là ai.

Người phát minh xe tăng là ai?

Người phát minh xe tăng là ai?

Ernest Swinton là đại tá người Anh. Ông là người đầu tiên phát minh ra xe tăng. Chiếc xe tăng đầu tiên có biệt danh là “Little Willie” ra đời ngày 6 tháng 9 năm 1915.

Để tạo ra loại vũ khí này, ông đã kết hợp phần gầm bánh xích của máy kéo Holt chạy bằng xăng với tấm bảo vệ và pháo dã chiến. Đây chính là hình dáng chiếc xe tăng thuở sơ khai.

Một vài thông tin về Ernest Swinton

Một vài thông tin về Ernest Swinton

Ông sinh ngày 21 tháng 10 năm 1868 và qua đời ngày 15 tháng 1 năm 1951. Là một sĩ quan của quân đội Anh, người đã đóng góp vào việc phát triển và sử dụng xe tăng trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất . Ông còn là một phóng viên chiến trường, là tác giả của một số truyện ngắn về quân sự. Ông cùng trung tá Walter Dally Jones được ghi nhận là người đưa ra ý kiến sử dụng từ “xe tăng” làm tên mã cho những chiếc xe chiến đấu bọc thép, bánh xích đầu tiên.

Xe tăng được sử dụng lần đầu trong cuộc chiến nào? 

Xe tăng được sử dụng lần đầu trong cuộc chiến nào?

Xe tăng lần đầu được đưa vào sử dụng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (năm 1914 đến năm 1918) giữa quân Đức và quân Anh.

Trận đánh bằng xe tăng đầu tiên được sử sách ghi nhận:

Trận đánh bằng xe tăng đầu tiên được sử sách ghi nhận là ở sông Somme giữa quân Anh với quân Đức. Theo cuốn sách “Lịch sử các loại vũ khí”. Thì lần đầu tiên nhìn thấy xe tăng, binh lính Đức đã cực kỳ bất ngờ. Họ cứ ngỡ mình đang chứng kiến những con quái vật đang lần lượt từ địa ngục chui lên.

Chiến dịch nào sử dụng nhiều xe tăng nhất từ trước đến nay?

Theo sách “Lịch sử các loại vũ khí”, chiến dịch có nhiều xe tăng được đưa vào sử dụng cho đến nay là trận tấn công vào Mãn Châu của Hồng quân Liên Xô. Trận đánh này có tới 6.500 xe tăng được sử dụng.

Điểm yếu của xe tăng 

Dù là cỗ pháo di động, sức công cực phá lớn, có thể san bằng thành trì, hào sâu. Xe tăng cũng có nhiều điểm yếu cố hữu như tầm quan sát của kíp chiến đấu kém. Vũ khí đánh gần của xe tăng khá kém vì xạ giới bị hạn chế bởi vỏ bọc thép ở  tháp pháo, sự cơ động bị giảm vì tốc độ quay của tháp pháo khá chậm. Xe tăng kiểu cũ có lớp vỏ giáp trên đỉnh tháp pháo khá mỏng, kèm theo không được trang bị vũ khí phòng không nên vẫn bất lực trước máy bay cường kích và trực thăng chống tăng của đối phương.

Điểm mạnh của xe tăng

Xe tăng có các điểm mạnh thể hiện ở 3 chức năng chiến thuật. Tấn công thọc sâu, chống tăng và trợ chiến bộ binh.

  • Chức năng tấn công thọc sâu: Là xe vũ trang mạnh di chuyển bằng xích. Nhưng thực tế lại là loại xe việt dã chạy mọi địa hình. Có thể vượt các chướng ngại và địa hình, địa chất phức tạp với vận tốc khá cao. Có hoả lực mạnh, có độ tự bảo vệ tốt. Tương đối độc lập trong hoạt động nên xe tăng là loại vũ khí tấn công thọc sâu cơ động. Tiện dụng, phổ biến nhất của lục quân
  • Bên tấn công tung những đơn vị xe tăng đánh vào khoảng không gian chiến thuật phía sau tuyến phòng thủ của đội hình địch. Thọc sâu và chia cắt các đơn vị của địch. Phá vỡ hậu tuyến phòng ngự và cơ cấu liên lạc, hậu cần, chỉ huy của địch. Làm địch tan vỡ hoảng loạn hoặc bị rơi vào vòng vây. Nhất là khi dùng nhiều mũi xe tăng kết hợp bộ binh cơ giới. Đánh chia cắt và hợp vây quân phòng thủ. Đây là kịch bản của chiến tranh chớp nhoáng của quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai với các đơn vị xe tăng thiết giáp tập trung cấp sư đoàn. Đoàn xe tăng đánh thọc sâu chia cắt đã tạo ra các chiến thắng vang dội nhanh chóng. Hiệu quả rất lớn trong giai đoạn đầu của chiến tranh trên bộ tại Châu Âu.
  • Chức năng chống tăng: Cũng vì khả năng thọc sâu cơ động cực kỳ nguy hiểm. Nên để đối phó lại, quân phòng ngự cũng phải dùng một lực lượng xe tăng thiết giáp hùng hậu. Tập trung tại hậu tuyến phòng ngự của mình làm lực lượng dự bị. Để cơ động phản công và hoá giải các mũi thọc sâu của xe tăng địch. Đây là kịch bản của trận Vòng cung Kursk- nơi có trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh. Như vậy, sức mạnh chủ yếu của xe tăng chính là sức mạnh tiến công cơ động. Nhờ đó xe tăng cũng được dùng làm phương tiện chủ yếu để phòng thủ. Tích cực phản công chống lại sức tấn công cơ động của quân địch.
  • Chức năng trợ chiến cho bộ binh: Xe tăng cũng có thể được dùng như các ụ pháo di động. Để trợ chiến cho bộ binh trong việc đánh phòng ngự trong công sự và trận địa kiên cố, liên hoàn. Nhưng chỉ nên dùng chức năng này khi thật sự cần thiết. Không nên lạm dụng nó vì có thể gây tổn thất rất lớn cho lực lượng xe tăng. Do không phát huy được các điểm mạnh mà còn dễ bị quân phòng ngự của địch khai thác các điểm yếu của mình.

Xem thêm: Người phát minh máy bay là ai?

Tổng kết

Bài viết này là câu trả lời cho câu hỏi: Người phát minh ra xe tăng? Mong rằng bà viết sẽ có ích cho các bạn. Hãy cùng mình tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị hơn nữa trong các bài viết sau.