Ý nghĩa của tráp ăn hỏi trong truyền thống cưới hỏi của người Việt

Lễ ăn hỏi là một phần nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt, đồng thời là sự thông báo chính thức cho quan viên hai họ về việc cưới gả của đôi uyên ương. Lúc này, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, chính thức xin nhận làm rể nhà gái. Cặp đôi sau khi kết thúc lễ ăn hỏi này sẽ coi nhau như đôi vợ chồng mới cưới, chỉ chờ ngày cưới chính thức để công bố với hai họ và bạn bè.

Lễ vật trong đám hỏi đều mang ý niệm về hạnh phúc, sự đủ đầy, đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn của nhà trai đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. Theo phong tục xưa, đó là những lễ vật tối thiểu. Tuy nhiên, chất lượng và số lượng lễ vật có thể thêm bớt tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

Mâm lễ đầy đủ, sang trọng luôn thể hiện sự chu đáo, quan tâm của họ nhà trai. Đó cũng là thành ý, sự tôn trọng, biết ơn của nhà trai đối với nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con gái để trở thành con dâu tương lai của họ. Ở một khía cạnh nào đó, các lễ vật cũng được coi là sự đóng góp, giúp đỡ nhà gái trong việc tổ chức, chuẩn bị cho đám cưới. Từ đó chính là tấm lòng, sự yêu thương, trân trọng dành cho người con dâu tương lai, người vợ của bên nhà trai.

Ý nghĩa của tráp ăn hỏi còn là vật phẩm dâng lên tổ tiên bên nhà gái; cầu xin sự chứng giám; phù hộ cho hạnh phúc của con cháu; là sự dâng báo với tổ tiên về sự kiện trọng đại của gia đình. Vì vậy các tráp ăn hỏi cần được trang trí, sắp xếp lịch sự, gọn gàng, đẹp mắt.

Số lượng tráp ăn hỏi và các lễ vật cụ thể thường do nhà gái đưa ra yêu cầu. Nhưng tùy thuộc vào từng gia đình và phong tục tập quán của từng vùng miền như miền Bắc, Trung, Nam lại có sự khác nhau. Số lượng lễ vật được thống nhất với sự đồng tình, vui vẻ của hai bên gia đình. Đối với miền Bắc, số lượng tráp là số lẻ và số lễ vật trên một tráp phải là một số chẵn. Cụ thể: tráp cau phải là 100 quả, hay với tráp bánh phải là 100 chiếc. Số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Vì vậy, ý nghĩa của số tráp ăn hỏi là truyền tải mong muốn, sự cầu chúc cho đôi vợ chồng có con đàn cháu đống, cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc bên nhau tới khi đầu bạc răng long.Hai bên gia đình có thể sắp lễ vật ăn hỏi từ: 3, 5, 7, 9 đến 11, 13,…. tùy theo điều kiện, yêu cầu của nhà gái. Nhưng theo Hajime thấy thì phổ biến nhất là 5 lhoặc 7 lễ.

Trong đó, 5 lễ cũng tượng trưng cho lời chúc phúc “trăm năm hạnh phúc” mà các đấng sinh thành gửi gắm đến con cái.

Tráp ăn hỏi 5 lễ truyền thống gồm những gì?

5 quả trong đám hỏi là số tráp lễ thường thấy của người dân Việt Nam, được nhiều gia đình lựa chọn nhất bởi nó phù hợp về kinh tế hơn đối với đa số gia đình. Lễ ăn hỏi 5 tráp truyền thống bao gồm tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, tráp chè, tráp bánh cốm và tráp hoa quả. Mỗi tráp lại mang một ý nghĩa riêng biệt theo quan niệm của người xưa.

# Tráp trầu cau trong lễ ăn hỏi

Từ xưa đến nay, trầu cau tương trưng cho sự sắt son và bền lâu trong một mối quan hệ, đây cũng là điều mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.

Để làm một lễ tráp trầu cau, người ta chọn những quả cau tròn trịa mang ý nghĩa đủ đầy và những lá trầu tươi đẹp nhất. Mỗi quả cau lại dán chữ hỷ, đặt lên mâm lễ đỏ và trang trí nơ đỏ mang đến sự may mắn cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của cặp đôi.

# Tráp hoa quả

Mâm trái cây trong lễ ăn hỏi với ngụ ý mong cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân của đôi uyên ương sẽ luôn ngọt ngào và tươi mới. Từng trái quả được lựa chọn sao cho tươi ngon nhất, được sắp xếp một cách đẹp mắt nhất trên mâm quả.

# Tráp bánh cốm/bánh phu thê

Bánh cốm hay bánh phu thê (bánh xu xê) đều là những loại bánh có giai thoại về những câu chuyện tình yêu đẹp, về cuộc sống vợ chồng chung thủy và hòa hợp, thể hiện sự ngọt ngào trong tình yêu.

Tuy nhiên, từng vùng miền lại trưng bày lên mâm tráp những loại bánh khác nhau. Thông thường, miền Bắc sẽ sử dụng bánh cốm xanh, trong khi các tỉnh miền Nam trở vào thì dùng bánh phu thê, còn các tỉnh miền Tây Nam Bộ lại có bánh pía.

Tráp bánh thường sẽ được sắp xếp một cách khéo léo theo hình tháp mang ý nghĩa xây dựng hạnh phúc gia đình một cách bền vững nhất.

# Tráp trà và rượu

Tráp trà và rượu sẽ dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên với ngụ ý mong tổ tiên chứng giám lòng thành của nhà trai, cũng như xin phép tổ tiên cho phép đám cưới được diễn ra suôn sẻ và vui vẻ nhất. Đồng thời cũng mang ý nghĩa về một câu chúc gia đình sớm có con cái ngoan ngoãn, hiếu thuận với mẹ cha.

Bên cạnh đó, nhà trai cũng có thể đặt lễ gà và xôi gấc, tượng trưng cho lời chúc vợ chồng luôn yêu thương nhau, thể hiện sự sung túc và may mắn. Còn lễ tráp lợn sữa quay thể hiện sự dư dả, vượng khí và tài lộc trong gia đình, đồng thời là lời chúc mong cặp đôi sớm có em bé và phát tài.

Cho đến ngày nay, mặc dù các nghi thức của lễ cưới ngày này đã có nhiều thay đổi theo xu hướng tối giản hơn nhưng ý nghĩa của tráp ăn hỏi vẫn là một truyền thống tốt đẹp được gìn giữ của người Việt và vẫn cần sự chuẩn bị chu đáo nhất.

ự kiện, tiệc cưới!

Let Hajime make you happy!

Add: 331 Chiến Thắng, Hà Đông, Hà Nội.

Hotline: 0986679523

Mail: [email protected]