Trong dạy học cần làm gì để phát triển trí tưởng tượng cho học sinh

Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục sáng tạo trong trường học là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ, nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

 
Đồng hành với sự phát triển toàn diện của trẻ
 
Đào tạo những con người mới, sáng tạo trong cuộc cách mạng 4.0 phải bắt đầu từ thế hệ trẻ. Triết lý giáo dục trước đây coi truyền đạt là chính, nay thay đổi theo hướng tự nhận thức là chính… đã đặt vai trò của người thầy từ chỗ truyền đạt kiến thức cho học sinh là chính, nay trở thành là người gợi ý, hướng dẫn cho học sinh tự nhận thức là chính. Vì vậy, trong lớp học, học sinh sẽ trở thành trung tâm của các phương pháp giáo dục, sao cho trẻ tự nhận thức được thế giới xung quanh theo năng lực tự thân của chính mình, không lệ thuộc vào kiến thức khô cứng từ sự truyền đạt của giáo viên. Từ đó, sẽ hình thành tư duy phản biện của trẻ em, tác động mạnh mẽ tới năng lực sáng tạo, kích thích phát triển toàn diện những khả năng vốn có… Trẻ tự tin và có các phương pháp tiếp cận những vấn đề mới, thực tiễn nẩy sinh trong tương lai.
Theo cô giáo Nguyễn Thi Thanh Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khương Đình (Hà Nội)): Trẻ sẽ nghĩ ra nhiều điều mà thầy cô giáo luôn thấy bất ngờ và thú vị. Việc gợi ý cho trẻ tự tổ chức chơi các trò chơi, những trải nghiệm thực tế, sẽ giúp trẻ được tự do thể hiện bản thân bằng tưởng tượng riêng của mình. Như vậy, trẻ không chỉ tự tin mà còn tự nghĩ ra cách thể hiện theo suy nghĩ riêng. Thông qua các hoạt động này, tính chủ động trong tưởng tượng của học trò đã tăng lên. Điều này được thể hiện qua việc trẻ đã tái tạo lại cho mình các hình ảnh tùy theo tính chất bài dạy của giáo viên và của từng môn học. Đồng thời, các em đã biết huy động trí tưởng tượng tái tạo vào việc sáng tạo ra các ý tưởng, các hình ảnh – tức là dựa vào tưởng tượng tái tạo để phát triển tưởng tượng sáng tạo.

Trí tưởng tượng chính là món quà của trẻ nhỏ.
 
Trí tưởng tượng chính là món quà, là điều luôn có sẵn trong trẻ. Tuy nhiên, để kết nối và hiểu được một đứa trẻ, giúp trẻ phát triển hài hòa các năng lực thể chất, trí tuệ và cảm xúc, thì cần phải lắng nghe những câu chuyện mà các bạn nhỏ kể. Khi được người khác lắng nghe, trẻ sẽ thấy điều mình kể được thừa nhận và được tôn trọng.
 
Từ thực tế, cô giáo Nguyễn Quế Anh – Trường Tiểu học Trung Hiền – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội) chia sẻ: Ở lớp học của mình, thầy cô nên thường xuyên có những đề tài thú vị cho trẻ, ví dụ như: “Em hãy kể lại một câu chuyện vô lý”, “Thế giới trong em…”, “Bảo tàng lãng quên…”… Với những cách gợi ý như thế, trẻ sẽ có cơ hội để trí tưởng tượng của mình bay cao, bay xa và câu chuyện của các em sẽ dễ dàng được chia sẻ. Đó chính là cách mà trẻ em nhìn về cuộc sống và thế giới xung quanh. 
 
Trên thực tế, trẻ em rất thích và muốn được chia sẻ những câu chuyện của mình bằng trí tưởng tượng phong phú. Kể chuyện cũng là một cách kết nối đặc biệt với thế giới và mọi người. Để phát triển khả năng quan sát sự vật của trẻ, nên cho trẻ tiếp xúc với một số danh lam thắng cảnh, các hệ động thực vật, mô hình, xem triển lãm mỹ thuật, viện bảo tàng, viện khoa học kỹ thuật…; tăng cường chức năng phụ trợ của ngôn ngữ, vì ngôn ngữ sinh động và phong phú là điều kiện quan trọng giúp con người tưởng tượng tốt hơn. Ở lớp học, giáo viên thường xuyên để trẻ kể chuyện và đọc rõ ràng, có ngữ điệu, điều này sẽ kích thích sự tưởng tượng của trẻ hơn là cho trẻ đọc thầm. Sau khi cho trẻ tham quan, đi chơi ở vườn thú hoặc về quê…, có thể để trẻ tự viết về những điều trẻ đã được mắt thấy, tai nghe… Việc này rất tốt cho phát triển khả năng tưởng tượng của trẻ. Cho trẻ tham gia vào các hoạt động đòi hỏi trí tưởng tượng, như chơi trò đóng vai theo chủ đề, vẽ, cắt dán… Tóm lại, những hoạt động bản thân đòi hỏi suy nghĩ càng nhiều thì càng có lợi cho sự phát triển sức tưởng tượng của trẻ.

Môi trường học tập sáng tạo để trẻ chủ động học tập, vui chơi.
  Môi trường học tập sáng tạo, nền tảng của phát triển toàn diện

 
Một đứa trẻ thông minh một phần nhỏ là bẩm sinh, phần còn lại là môi trường giáo dục. Việc mang đến cho trẻ sự tự do trong môi trường giáo dục sẽ giúp các con cảm thấy bản thân được tôn trọng về những điều mình muốn, mình nói và mình làm. Điều này sẽ càng kích thích trẻ phát triển tư duy sáng tạo từ nền tảng trí tuệ bẩm sinh cũng như chủ động, sáng tạo trong học tập và vui chơi để làm mới mình, phát triển toàn diện bản thân. Khi đặt trẻ vào môi trường cần sự sáng tạo thì khả năng sáng tạo của trẻ sẽ được phát huy một cách tốt nhất. Tính sáng tạo của trẻ bộc lộ một cách tự nhiên khi trí thông minh của trẻ được hình thành thông qua việc tương tác với một môi trường được chuẩn bị sẵn sàng.
Một môi trường học tập sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học phù hợp, thuận tiện, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. 
 
Có thể nói, môi trường học tập sáng tạo sẽ tạo ra không gian để trẻ chủ động học tập, vui chơi và tạo ra nhiều ý tưởng mới, sáng tạo đa dạng hơn, liên tục thử nghiệm và hoàn thiện. Trẻ có thể cùng nhau chia sẻ ý tưởng, cùng hợp tác trên các dự án và tiếp thu, học hỏi từ chính bạn bè của mình để cùng nhau phát triển. Khi làm việc trên các dự án mà mình quan tâm, các em sẽ làm việc chăm chỉ và bền bỉ hơn, sẽ kiên trì khi đối mặt với các thử thách và sẽ học hỏi, khám phá được nhiều hơn.
 
Chương trình học sáng tạo, được học tại phòng học sáng tạo sẽ là sự bổ trợ rất hữu ích, tạo cảm hứng, khơi nguồn cảm xúc, để trẻ được chủ động trải nghiệm tư duy logic, sắp xếp, lên ý tưởng, nghiên cứu những chủ đề của từng bài học… Đó chính là nền tảng để trẻ được phát triển toàn diện bản thân, bởi trẻ sẽ cảm thấy hứng thú, coi đó là không gian đặc biệt để thỏa sức sáng tạo, thể hiện được hết năng lực sẵn có của mình.

 Nên cho trẻ tham gia vào các hoạt động đòi hỏi trí tưởng tượng, chẳng hạn như chơi các trò chơi đóng vai theo chủ đề, vẽ, cắt dán… Tóm lại, những hoạt động đòi hỏi suy nghĩ càng nhiều thì càng có lợi cho sự phát triển sức tưởng tượng của trẻ.

Hồng Lĩnh/GĐTETheo nguồn: http://giadinhvatreem.vn

Phát triển trí tưởng tượng cho học sinh tiểu h ọcBiểu tượng là tài liệu cơ bản của trí tưởng tượng. Tài liệu càng phong phú, n ội dungtưởng tượng càng sinh động. Để phát triển khả năng quan sát s ự v ật của tr ẻ, nên đ ể chotrẻ tiếp xúc với một số danh lam thắng cảnh, các hệ động thực vật, mô hình xem tri ểnlãm như: viện bảo tàng,viện khoa học kỹ thuật, triển lãm mỹ thu ật…Đặc điểm trí tưởng tượng của trẻKhả năng tưởng tượng của trẻ tiểu học đã có những chuy ển biển c ơ bản so v ới tr ẻ M ẫugiáo và được phát triển theo hai hướng:Phát triển khả năng tưởng tượng tái tạo từ đầu cấp đến cuối cấp đến cu ối cấp ti ểu h ọc.Ở giai đoạn đầu của tuổi tiểu học (lớp 1), trẻ có khả năng tái tạo gần đúng đ ối t ượngthực nhưng các chi tiết, các sự kiện còn nghèo nàn (trẻ hay bỏ sót nhi ều chi ti ết), cáchình ảnh được cấu trúc thường ở dạng tĩnh. Trẻ hình dung các trạng thái đầu và cuối c ủađối tượng đang vận động. Sang giai đoạn sau (từ lớp 2 – 3), s ố l ượng các chi ti ết, các s ựkiện được tái tạo tăng lên đáng kể. Trẻ hình dung được khá đầy đủ các tr ạng thái trunggian của cả quá trình vận động của đối tượng, dù chúng đ ược bộc lộ tr ực tiếp hay ng ầmẩn. Trong học tập, trẻ đã có thể làm cả một bài văn dài theo ch ủ đ ề do cô giáo yêu c ầu.Tính chủ định trong tưởng tượng đã tăng lên cơ bản. Điều này được th ể hiện qua việctrẻ đã tái tạo lại cho mình các hình ảnh tùy theo tính ch ất bài d ạy c ủa giáo viên và c ủatừng môn học. Đồng thời các em đã biết huy động trí t ưởng t ượng tái t ạo vào vi ệc sángtạo ra các ý tưởng, các hình ảnh – tức là dựa vào tưởng t ượng tái tạo đ ể phát tri ển t ưởngtượng sáng tạo.Kích thích trí tưởng tượng của trẻHãy làm phong phú biểu tượng trong đầu của trẻ: Biểu tượng là tài liệu c ơ b ản c ủa trítưởng tượng. Tài liệu càng phong phú, nội dung tưởng tượng càng sinh đ ộng. Đ ể pháttriển khả năng quan sát sự vật của trẻ, nên để cho trẻ tiếp xúc với m ột số danh lamthắng cảnh, các hệ động thực vật, mô hình xem triển lãm nh ư: viện bảo tàng,vi ện khoahọc kỹ thuật, triển lãm mỹ thuật…Tăng cường chức năng phụ trợ của ngôn ngữ: ngôn ngữ sinh động và phong phú là đi ềukiện quan trọng giúp con người tưởng tượng tốt hơn. Bởi vậy, khi tr ẻ kể chuy ện haymiêu tả, thuật lại sự vật, bạn cố gắng giúp trẻ sử dụng ngôn t ừ phong phú, sinh đ ộng.Thường xuyên để trẻ kể chuyện và đọc rõ ràng, có ngữ điệu điều này sẽ kích thích s ựtưởng tượng của trẻ hơn là cho trẻ đọc thầm. Sau khi cho trẻ tham quan du l ịch, đi ch ơi ởbách thú hoặc về quê chơi,… có thể để trẻ tự viết về những điều trẻ đã đ ược m ắt th ấy,tai nghe… việc này rất tốt cho việc khả năng tưởng tượng của trẻ.Bồi dưỡng khả năng tưởng tượng của trẻ: Cần bồi dưỡng tính m ục đích c ủa t ưởngtượng. Xuất phát từ tính mục đích từ những góc độ không gi ống nhau. B ồi d ưỡng tính sâusắc của tưởng tượng, hướng dẫn trẻ dần dần mang những hoạt động tưởng tượng xâmnhập vào bên trong vấn đề, tưởng tượng ra kết quả chính. Ví dụ: kể chuy ện, trẻ ti ếpnhận, dẫn dắt tư duy trẻ phát triển rộng và sâu sắc.Bồi dưỡng trí tưởng tượng mang tính sáng tạo. Đây là một quá trình lâu dài c ần s ự kiênnhẫn của người lớn. Chẳng hạn sau khi đọc chuyện Thỏ và Rùa, bạn có th ể th ử yêu c ầutrẻ tưởng tượng ra một câu chuyện về cuộc thi chạy của Thỏ và Rùa l ần 2.Cho trẻ tham gia vào các hoạt động đòi hỏi trí tưởng, chẳng h ạn nh ư ch ơi các trò ch ơiđóng vai theo chủ đề, vẽ, cắt dán… Tóm lại, nh ững hoạt đ ộng bản thân đòi h ỏi suy nghĩcàng nhiều thì càng có lợi cho sự phát triển sức tưởng t ượng của bé.