Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty – Những điều cần nắm rõ – Tindung.online

Ngày nay các doanh nghiệp đều có đích đến và mục tiêu rõ ràng vào tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn. Những tuyên bố này đều giúp phục vụ các mục đích chung cho công ty nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ so sánh tầm nhìn và sứ mệnh của công ty một cách rõ ràng nhất.

Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

Tầm nhìn và sứ mệnh là yếu tố không thể thiếu trong các doanh nghiệp

Tầm nhìn và sứ mệnh là hai khái niệm luôn song hành cùng nhau. Chúng được xây dựng ngay từ khi công ty, doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động và được củng cố bền vững theo thời gian.

Có thể bạn cần>>Giá trị cốt lõi là gì? Một số thông tin cần biết về giá trị cốt lõi

Sứ mệnh là gì?

Sứ mệnh thường mô tả hành động doanh nghiệp cần thực hiện như thế nào để đạt được tầm nhìn. Nói cách khác sứ mệnh thường tập trung vào hiện tại nhiều hơn. Chúng sẽ xác định khách hàng rõ ràng, vạch ra các quy trình quan trọng và định hướng mức độ hoạt động cần phải triển khai.

Tầm nhìn là gì?

Tầm nhìn là những điều mà các doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Đây  được coi là động lực và nguồn cảm hứng cho rất nhiều doanh nghiệp.

Tầm nhìn không chỉ mô tả tương lai của một công ty ra sao mà còn cho thấy tương lai của toàn ngành mà công ty đó đang kinh doanh. Chúng còn có thể tạo ra xu thế ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

So sánh tầm nhìn và sứ mệnh

Để hiểu rõ sự khác biệt của hai yếu tố này bạn cần so sánh dựa vào một số yếu tố dưới đây:

Chức năng của tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

Mỗi yếu tố sẽ có những chức năng khác nhau

Đối với sứ mệnh, chúng sẽ có chức năng lập ra bảng danh sách các mục tiêu lớn và hình thành nên doanh nghiệp. Ngoài ra chức năng chính của sứ mệnh còn là xác định các biện pháp thành công cho công ty. Đặc biệt sứ mệnh được viết ra để dành cho lãnh đạo, nhân sự hoặc các nhà cổ đông.

Khác với sứ mệnh, tầm nhìn có chức năng lập danh sách có thể thấy rõ vị trí của công ty ở đâu trong một vài năm tới. Chúng sẽ là động lực thúc đẩy động lực làm việc. Ngoài ra tầm nhìn còn giúp hiểu được lý do vì sao bạn làm việc tại đây.

Về yếu tố thay đổi

Bạn có thể thay đổi sứ mệnh nhưng phải bám sát vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tầm nhìn và nhu cầu của khách hàng. Nếu công ty đang trên đà phát triển, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tầm nhìn. Tuy nhiên sứ mệnh hay tầm nhìn được đặt ra nhằm giải thích cho nền tảng của các doanh nghiệp. Chính vì vậy bạn có thể thay đổi tầm nhìn nếu thấy việc này cần thiết.

Mục đích của hai yếu tố

Mục đích của sứ mệnh thường hướng đến làm cho ai, làm vị lợi ích gì, vì sao cần làm như vậy. Trong khi đó tầm nhìn thường hướng đến việc khi nào có thể đạt được mục đích và làm như thế nào để đạt được chúng.

Một số đặc tính và hiệu lực

Sứ mệnh là làm rõ giá trị doanh nghiệp như đối tượng khách hàng chính của công ty là những ai hoặc trách nhiệm của công ty đối với khách hàng. Trong khi đó tầm nhìn sẽ giúp làm rõ sự mơ hồ, mô tả một cách chi tiết về những mục tiêu mong muốn có thể thực hiện.

Xem thêm>>3 bí quyết kinh doanh online hiệu quả dành cho người mới

Vai trò của tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

Tầm nhìn và sứ mệnh có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp

Sau khi hiểu rõ những điểm khác biệt giữa tầm nhìn và sứ mệnh thì vai trò chính là yếu tố tiếp theo cần quan tâm. Trên thực tế thì sứ mệnh và tầm nhìn đều quan trọng với cả doanh nghiệp lớn và nhỏ. Cụ thể chúng có một số vai trò dưới đây:

  • Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp đề ra sẽ giúp xác định kết quả và mục đích mong muốn đạt được. Các tiêu chí này sẽ ăn sâu vào tiềm thức của nhân viên, từ đó giúp họ có mục tiêu và làm việc hiệu quả hơn.
  • Rất nhiều doanh nghiệp thành công đều cho rằng tầm nhìn và sứ mệnh giống như một chiếc la bàn. Chúng giúp doanh nghiệp định hướng và chỉ dẫn nhân viên đi đúng hướng trên con đường sự nghiệp của mình.
  • Những chiến lược được đề ra trong tầm nhìn chiến lược có thể giúp sắp xếp lại nguồn lực thực hiện tốt hơn. Từ đó sẽ tạo ra thành công chắc chắn và lâu dài trong tương lai.
  • Cung cấp cho các công ty những hướng đi rõ ràng để đạt được các mục tiêu họ đề ra. Vì vậy khi đưa ra tầm nhìn cần bán đến mục tiêu chính để tránh đi lệch hướng.
  • Cung cấp một tiêu điểm giúp định hướng nhân viên đến một mục tiêu chính và gắn kết mọi người trong một tập thể. Nhờ vậy mà hiệu quả cũng như năng suất công việc sẽ được tăng lên.

Tầm nhìn và sứ mệnh nên làm việc nào trước?

Cần xác định nên làm việc nào trước

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập thì đặt ra kế hoạch mới, chương trình mới để hoạch định dịch vụ rõ ràng thì việc nên làm đầu tiên là xây dựng tầm nhìn. Bởi chúng sẽ giúp dẫn dắt sứ mệnh và phần còn lại của bản kế hoạch theo chiến lược đúng đắn.

Đối với các doanh nghiệp thành lập lâu năm thì đã có sứ mệnh. Thông thường sứ mệnh sẽ giúp dẫn sắt tầm nhìn cũng như phần còn lại của bản kế hoạch chiến lược trong tương lai.

Nhìn chung cả tầm nhìn và sứ mệnh đều có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một công ty. Việc đặt ra tầm nhìn và sứ mệnh của công ty sẽ giúp họ đi đúng hướng mình mong muốn và đạt được hiệu quả cao trong công việc. Với các thông tin chi tiết về sứ mệnh và tầm nhìn được cung cấp trong bài viết trên, hy vọng bạn có thể tìm cho mình những chiến lược và chính sách đúng đắn.

Thông tin liên hệ

  • Website: https://tindung.online/
  • Email: [email protected]
  • Twitter: https://twitter.com/EdwardTashihira
  • Facebook: https://www.facebook.com/whilsherepham

Xem thêm>>Tổng hợp các khóa học marketing online siêu hay, siêu bổ ích


Author: Edward TashihiraChào bạn, là một nhân viên nhiều năm làm việc trong ngành tài chính – ngân hàng, mình có thể tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc từ bạn. Lắng nghe không những là thế mạnh, đưa ra giải pháp tối ưu khoản vay: lãi suất tốt, thủ tục đơn giản, quy trình nhanh gọn chính là ưu điểm của mình.

Chào bạn, là một nhân viên nhiều năm làm việc trong ngành tài chính – ngân hàng, mình có thể tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc từ bạn. Lắng nghe không những là thế mạnh, đưa ra giải pháp tối ưu khoản vay: lãi suất tốt, thủ tục đơn giản, quy trình nhanh gọn chính là ưu điểm của mình.

T: Twitter F: Facebook F: Linkedin