SKKN một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ – Tài liệu text

SKKN một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.73 MB, 27 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ 4-5 tuổi
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội.
3. Tác giả:
– Họ và tên: Trần Thị Ánh Nguyệt

Giới tính: nữ

– Ngày, tháng, năm sinh: 16/ 3/ 1985
– Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm Non.
– Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên- trường Mầm Non Nhiệt Điện Phả Lại.
– Điện thoại: 0934397235
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
– Trường Mầm Non Nhiệt Điện Phả Lại- Phả Lại- Chí Linh- Hải Dương.
– SĐT: 03203881390
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
– Trường Mầm Non Nhiệt Điện Phả Lại- Phả Lại- Chí Linh- Hải Dương.
– SĐT: 03203881390
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
– Trẻ mầm non ở độ tuổi 4- 5 tuổi.
– Giáo viên có trình độ chuyên môn mầm non từ trung cấp trở lên, linh hoạt,
sáng tạo, yêu nghề mến trẻ.
– Sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của phụ huynh với giáo viên.
– Có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng vệ sinh.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 10/ 2014 đến tháng 12/ 2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Trần Thị Ánh Nguyệt

1

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy vấn đề giáo dục vệ sinh cho
trẻ là rất quan trọng. Bởi giáo dục vệ sinh nằm trong nội dung giáo dục trẻ, được
thực hiện thường xuyên nhưng tôi nhận thấy nhiều trẻ chưa có kỹ năng và tự
giác trong việc giữ gìn vệ sinh.
Trong quá trình giáo dục, giáo viên chưa có sự linh hoạt, sáng tạo, còn gò
bó, áp đặt nên việc giáo dục đạt kết quả chưa cao.
Phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh cho
trẻ, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường đạt hiệu quả chưa cao.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
+ Điều kiện áp dụng sáng kiến:
– Giáo viên có trình độ chuyên môn mầm non từ trung cấp trở lên, linh
hoạt, yêu nghề mến trẻ, nắm chắc nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ.
– Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
– Có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng vệ sinh.
+ Thời gian áp dụng sáng kiến: từ tháng 10/2014 đến tháng 12/ 2014
+ Đối tượng áp dụng sáng kiến: trẻ 4-5 tuổi.
3. Nội dung sáng kiến:
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Giáo dục vệ sinh cho trẻ nằm
trong nội dung chăm sóc giáo dục trẻ và được thực hiện thường xuyên. Tuy
nhiên tính mới của sáng kiến ở đây là tôi muốn đưa ra các biện pháp giáo dục
trẻ một cách nhẹ nhàng, linh hoạt. Giáo dục trẻ không chỉ trong tiết học mà ở
mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm và giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức không chỉ
bằng lời nói mà bằng cả những hình ảnh trực quan sinh động. Đồng thời, tuyên

truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục trẻ để việc giáo dục trẻ đạt
kết quả cao nhất.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả trẻ
ở lứa tuổi mầm non, cụ thể tôi đã áp dụng cho trẻ 4- 5 tuổi và tôi đã tiến hành
như sau:
2

Đầu tiên tôi cần xác định nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ, đó là vệ sinh cá
nhân (như: vệ sinh thân thể, vệ sinh quần áo, vệ sinh ăn uống) và vệ sinh môi
trường.
Sau đó, tôi tìm tòi các biện pháp, xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ một cách
nhẹ nhàng để việc giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể như sau: Tuyên truyền
tới các bậc phụ huynh; Giáo dục trẻ thông qua tiết học; Giáo dục trẻ ở mọi lúc,
mọi nơi; Giáo dục trẻ qua nêu gương; Giáo dục trẻ qua trò chơi.
+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Với những biện pháp giáo dục nhẹ
nhàng nhưng lại đem đến một kết quả cao. Trẻ đã có những kỹ năng và thói
quen vệ sinh tốt. Trẻ tự giác thực hiện mà không cần có sự thúc giục của bố mẹ
hay cô giáo nên phụ huynh rất yên tâm và tin tưởng cô giáo.
4. Kết quả đạt được của sáng kiến.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ rất hứng thú thực hiện và
đạt được kết qủa rõ rệt. Các cháu đi học quần áo, đầu tóc lúc nào cũng gọn
gàng, sạch sẽ, tự giác thực hiện kỹ năng vệ sinh, có những hành động đúng
trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
5. Đề xuất kiến nghị để mở rộng sáng kiến.
Nhà trường tạo điều kiện phổ biến, nhân rộng sáng kiến, tổ chức chuyên đề
để giáo viên gặp gỡ trao đổi, học hỏi lẫn nhau, tích lũy thêm kinh nghiệm để
phục vụ cho công tác giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn.

3

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Lý do về mặt lý luận:
Đất nước chúng ta đang phát triển vượt bậc trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước đi lên sánh vai ngang tầm với các cường
quốc, chính vì vậy đòi hỏi những chủ nhân của đất nước phải là những con
người mới, phát triển toàn diện. Đó là những con người linh hoạt, sáng tạo,
nhanh nhạy trong giải quyết các vấn đề để có kết quả cao nhất, và đó cũng chính
là nhiệm vụ được đặt ra cho ngành giáo dục. Để đáp ứng với yêu cầu của xã hội,
giáo dục đang từng bước chuyển mình để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt
là giáo dục mầm non.
Như Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Trẻ em là mầm xanh tương lai của Đất nước và để mầm xanh đó được phát
triển toàn diện cần phải có những nhân tố tự giác tác động, đó chính là giáo dục.
Quá trình giáo dục ở mầm non chính là yếu tố tiền đề để xây dựng một nền
móng vững chắc cho sự phát triển sau này của trẻ. Để trẻ phát triển toàn diện
cần có nhiều yếu tố mà trong đó yếu tố thể chất giữ vị trí rất quan trọng. Sự phát
triển về thể chất của trẻ trong độ tuổi mầm non đặt cơ sở cho sự phát triển thể
chất suốt đời của trẻ. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý và
nhân cách của trẻ. Điều kiện cần để trẻ có được thể chất tốt đó là phải được đảm
bảo vệ sinh, nó không chỉ là môi trường vệ sinh người lớn dành cho trẻ, mà nó
bao gồm cả ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ.
Giáo dục vệ sinh là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện trẻ và có
ý nghĩa lớn đối với sự hình thành nhân cách trẻ. Tạo cho trẻ tính sạch sẽ, ngăn
nắp, văn minh trong cuộc sống, đồng thời có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và
vệ sinh môi trường.
1.2. Lý do về mặt thực tiễn:

Bản thân là một giáo viên mầm non, tôi rất hiểu tầm quan trọng của việc
giáo dục vệ sinh cho trẻ. Giáo dục vệ sinh nhằm mục đích tạo cho trẻ có ý thức,
4

thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh, trong khuôn khổ hẹp là giữ gìn vệ sinh cho
chính bản thân trẻ và rộng hơn nữa là giữ gìn vệ sinh môi trường. Trong môi
trường vệ sinh được đảm bảo là điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, phát triển
toàn diện. Nhưng trong thực tế, không phải trẻ nào cũng có ý thức trong việc giữ
gìn vệ sinh, trẻ chưa tự giác thực hiện. Vì vậy, việc giáo dục vệ sinh cho trẻ tạo
cho trẻ những thói quen vệ sinh là việc làm rất cần thiết và cần được hình thành
từ khi trẻ còn nhỏ.
Tuy nhiên, lứa tuổi mầm non là lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học” sự
giáo dục cho trẻ không thể gò bó, áp đặt mà phải nhẹ nhàng, hấp dẫn trẻ cả về
nội dung lẫn hình thức. Bên cạnh đó thì việc hình thành thói quen vệ sinh cho
trẻ chưa được phụ huynh thực sự chú trọng nên việc giáo dục thói quen vệ sinh
cho trẻ đạt hiệu quả chưa cao.
Đó không phải là điều trăn trở của riêng tôi mà cũng là điều trăn trở của tất
cả các giáo viên khác, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục
thói quen vệ sinh cho trẻ 4- 5 tuổi”
1.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
Sáng kiến này được áp dụng cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 4- 5 tuổi
1.4. Mục tiêu nghiên cứu:
Giúp giáo viên có những biện pháp linh hoạt hơn trong việc giáo dục thói
quen vệ sinh cho trẻ giúp trẻ tiếp thu một cách hứng thú và có kết quả hơn.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp thực nghiệm.

– Phương pháp so sánh đối chứng.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
Giáo dục thói quen vệ sinh là nội dung quan trọng trong giáo dục thể chất
và hình thành nhân cách cho trẻ. Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ nhằm mục
5

đích tạo cho trẻ những kỹ năng vệ sinh văn minh, trẻ không chỉ biết giữ gìn vệ
sinh cá nhân mà còn biết giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh mình.
Ở lứa tuổi này, cần rèn cho trẻ các thói quen, nếp sống văn minh sạch sẽ,
cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về khoa học vệ sinh để trẻ tự bảo vệ
sức khỏe mình. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh bằng cách giữ gìn vệ sinh thân thể, quần
áo luôn sạch sẽ, tắm rửa và thay quần áo hàng ngày, biết rửa tay trước khi ăn,
sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, biết dùng khăn để lau miệng…đồng thời trẻ
biết vứt rác vào đúng nơi quy định để giữ gìn vệ sinh môi trường.
Vì vậy, giáo dục vệ sinh là việc làm cần thiết để hình thành một số kỹ năng,
thói quen vệ sinh tốt cho trẻ sau này. Giúp trẻ phát triển khỏe mạnh tạo tiển đề
cho sự phát triển toàn diện.
3. Thực trạng của vấn đề
Mục tiêu đặt ra là tất cả trẻ đều có ý thức giữ gìn vệ sinh, tuy nhiên không
phải trẻ nào cũng có được thói quen tốt đó, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Ngay từ đầu năm được sự phân công giảng dạy lớp 4 tuổi B với tổng số
trẻ là 33 cháu, không phải cháu nào cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh. Vì vậy tôi đã
tiến hành khảo sát và điều tra thực trạng trẻ về vấn đề giữ gìn vệ sinh.
3.1. Thuận lợi:
– Luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu
nhà trường và phụ huynh về tài liệu, đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy,
cơ sở vật chất phục vụ cho công tác vệ sinh.
– Bản thân đã hiểu rõ về tầm quan trọng của việc giáo dục thói quen vệ sinh

cho trẻ và những nội dung vệ sinh cần giáo dục trẻ. Với lòng yêu nghề mến trẻ
tôi luôn có ý thức tìm tòi, tự học hỏi trên sách báo cũng như qua đồng nghiệp.
3.2. Khó khăn:
– Trẻ chưa có thói quen vệ sinh cá nhân như: tự rửa mặt, rửa tay khi tay
bẩn, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…Có trẻ lấy tay nhặt cơm vãi xong
không lấy khăn tay tay mà lau luôn vào vạt áo, hay có trẻ ăn xong không lấy
khăn lau miệng mà kéo luôn vạt áo lên lau…

6

– Trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường như: còn vứt vỏ bánh, kẹo,
sữa…ra sân trường hoặc trẻ nhìn thấy nhưng không nhặt để vào thùng rác.
– Một số phụ huynh chưa chú ý rèn thói quen vệ sinh cho trẻ, phụ huynh
thường làm hộ trẻ, trẻ ỷ lại vào người lớn làm giúp dẫn đến việc trẻ không có kỹ
năng và không tự giác thực hiện.
3.3. Kết quả thực trạng khảo sát:
Trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi đã tiến hành khảo sát trẻ, kết quả
thu được như sau:
Nội dung

Số trẻ

Trẻ có thói quen giữ

Trẻ chưa có thói quen giữ

khảo sát
Số trẻ
Tỷ lệ

khảo sát
33
100%

gìn vệ sinh cá nhân
15
45.5%

gìn vệ sinh cá nhân
18
54,5%

Nội dung

Số trẻ

Trẻ có thói quen giữ

Trẻ chưa có thói quen giữ

khảo sát khảo sát gìn vệ sinh môi trường
gìn vệ sinh môi trường
Số trẻ
33
13
20
Tỷ lệ
100%
39.4%

60.6%
Kết quả thu được qua khảo sát cho thấy số trẻ chưa tự giác trong việc giữ
gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường. Vì vậy, cần đưa ra các biện
pháp để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
Sau khi khảo sát và điều tra thực trạng trẻ, vấn đề đặt ra khiến tôi luôn phải
suy nghĩ là làm thế nào để trẻ có thói quen vệ sinh tốt. Trong học kỳ I vừa qua
tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
4.1. Xác định nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ:
Để đưa ra được các biện pháp giáo dục trẻ phù hợp, trước hết tôi đã xác
định được những nội dung cần giáo dục cho trẻ như sau:
– Vệ sinh thân thể: Trẻ có thói quen sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh thân thể( rửa
mặt mũi, chân, tay) không cho tay vào miệng, vào mũi…
– Vệ sinh quần áo: Giữ gìn quần áo sạch sẽ, không ngồi lê la trên đất bẩn.
– Vệ sinh ăn uống: Rửa tay trước khi ăn, không bốc thức ăn bằng tay, không
làm rơi vãi đồ ăn, ăn xong biết lau miệng, súc miệng.
7

– Vệ sinh môi trường: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi.
4.2. Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.
Để làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, ngay từ đầu năm
học thông qua buổi họp phụ huynh tôi trao đổi với phụ huynh để phụ huynh
hiểu được nhà trường, cô giáo đã quan tâm đến vấn đề vệ sinh cho trẻ như thế
nào.
VD: – Ở lớp có đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân cho trẻ.
– Trẻ được rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, trẻ được
lau miệng, súc miệng sau khi ăn …
Hàng tuần nhắc nhở phụ huynh cắt móng tay, móng chân cho trẻ, quần áo
luôn phải gọn gàng, sạch sẽ.

Trong giờ đón- trả trẻ: tôi thường gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh để biết
được tình trạng sức khoẻ của trẻ, một số cá tính ở nhà để có hướng giáo dục cho
phù hợp.
Xây dựng bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu sâu hơn về tầm
quan trọng của việc giáo dục vệ sinh cho trẻ và cần tạo cho trẻ những kỹ năng,
thói quen tốt. Tuy lúc đầu trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh còn chậm, chưa
sạch…nhưng phụ huynh tuyệt đối không nên làm hộ trẻ, mà cần động viên,
khuyến khích để trẻ làm tốt hơn. (Hình ảnh minh họa 4.2 trang 20)
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng thống nhất biện pháp giáo dục trẻ.
Thường xuyên trao đổi, nắm bắt tình tình tiến triển của trẻ trong quá trình thực
hiện các biện pháp để việc giáo dục đạt kết quả cao nhất.
4.3. Giáo dục trẻ thông qua tiết học.
Để giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, hứng thú, tôi luôn tìm cách để
tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân vào các môn học một
cách linh hoạt.
Thông qua khám phá khoa học tôi lồng ghép để giáo dục trẻ giữ gìn vệ
sinh. Bởi ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá, khi cho trẻ tự
tìm hiểu sẽ phát huy được tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú tiếp thu kiến
thức tốt hơn.
8

Ví dụ: Ở đề tài: “ Năm giác quan của bé” (Giáo án minh họa: 4.3.1 trang
21) tôi cho trẻ biết được vai trò của các giác quan đối với cơ thể và sự cần thiết
phải chăm sóc và bảo vệ các giác quan
– Mắt giúp chúng mình điều gì?
– Khi nhắm mắt lại chúng mình có nhìn thấy gì không?
– Các con đã bị đau mắt bao giờ chưa? Khi bị đau mắt các con cảm thấy
như thế nào?
– Theo các con để có đôi mắt sáng chúng mình phải làm gì?..

Qua đó, giúp trẻ có kỹ năng chăm sóc và bảo vệ các giác quan, đồng thời
giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường.
Trong chương trình giáo dục mầm non thì giáo dục âm nhạc là một hoạt
động mà trẻ tham gia rất hứng thú, bởi âm nhạc là món ăn tinh thần không thể
thiếu cho mỗi người, những câu hát sẽ như những dòng nước mát nhẹ nhàng
thấm sâu vào tâm hồn trẻ. Vì vậy, âm nhạc có vai trò rất lớn trong việc giáo dục
trẻ. Hiểu được điều đó tôi đã chọn những bài hát có nội dung giáo dục vệ sinh
để dạy trẻ: “Rửa mặt như mèo” hay bài “Vui đến trường”. Thông qua bài hát
giúp trẻ hiểu được cần phải giữ gìn vệ sinh và biết vệ sinh đúng cách:
– Khi ngủ dậy các con phải làm gì?
– Các con rửa mặt như thế nào?…
Bên cạnh âm nhạc thì các tác phẩm văn học cũng có sức mạnh vô cùng to
lớn. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững biết đi, biết nói, đến lúc trẻ biết viết,
biết đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện để dẫn dắt trẻ. Qua việc cho
trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp,
những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng…Vì vậy, giáo dục thói quen
vệ sinh cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học là một biện pháp mang lại hiệu
quả cao. Tôi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học như:
Ví dụ: Truyện: “Gấu con bị đau răng”. Trong khi đàm thoại về nội dung
câu truyện, tôi hỏi trẻ:
– Đêm đó chuyện gì đã xảy ra với gấu con?
– Vì sao răng Gấu con lại bị sâu?
9

– Để hàng răng chắc khỏe, không bị sâu thì các con phải làm gì?
Qua đó, giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể thật sạch
sẽ: Mỗi ngày bé đánh răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, bé
không nên ăn nhiều bánh kẹo mà hãy ăn nhiều các thức ăn như: Thịt, cá, trứng,
sữa và nhiều rau quả tươi để có một cơ thể khỏe mạnh, có hàm răng chắc khỏe,

trắng bóng.
Hay truyện: “Lợn con sạch lắm rồi” (Giáo án minh họa: 4.3.2 trang 25).
Sau khi kể truyện cho trẻ nghe, tôi hỏi trẻ:
– Khi bạn Lợn muốn đến gần chơi với các bạn thì chuyện gì đã xảy ra?
– Các con có biết vì sao không?
– Để cơ thể luôn sạch sẽ và khỏe mạnh thì chúng mình phải làm gì?
Qua đó, giáo dục trẻ: Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rất
quan trọng. Muốn cơ thể mình luôn sạch sẽ và khỏe mạnh thì các con phải biết
giữ gìn vệ sinh cơ thể hàng ngày. Vì vậy, hàng ngày các con phải tắm, thay quần
áo và rửa tay bằng xà phòng nhé.
Không chỉ có những câu truyện, mà những bài thơ với những câu thơ ngắn,
vần cũng giúp trẻ dễ nhớ, dễ hiểu:
Ví dụ: Bài thơ: “Rửa tay” giúp trẻ hiểu được cách rửa tay đúng. Và khi
chuyển hoạt động, tôi kết hợp cho trẻ vận động minh họa bài: “Vũ điệu rửa tay”
để khắc sâu cách rửa tay theo 7 bước cho trẻ. Qua đó giáo dục trẻ có thói quen
rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Giáo dục trẻ rửa tay bằng
xà phòng và theo 7 bước.
Hay bài thơ: “Cô dạy”:
“Mẹ, mẹ ơi cô dạy
Phải giữ sạch đôi tay
Bàn tay mà giây bẩn
Sách áo cũng bẩn ngay”…
Tôi cho trẻ đọc bài thơ, giảng nội dung cho trẻ nghe và hỏi trẻ:
– Bài thơ nhắc nhở chúng mình điều gì?
– Tại sao chúng mình phải giữ gìn bàn tay sạch sẽ nhỉ?
10

– Để đôi tay sạch sẽ các con sẽ làm gì? Các con rửa như thế nào?
Hay bài thơ: “Bé tập rửa mặt”:

“Một tay chẳng làm được

Nhích khăn lên các bé

Bé phải lau hai tay

Lau sống mũi xuống đi

Bắt đầu từ hôm nay

Sau đó đến cái gì?

Lau từ trong ra nhé

Đến miệng xinh của bé”

Tôi cho trẻ đọc và hỏi trẻ:
– Bài thơ nhắc nhở chúng mình điều gì?
– Chúng mình rửa mặt như thế nào?
Tương tự khi dạy trẻ các thơ khác, tôi cũng trò chuyện với trẻ để giáo dục
trẻ sâu hơn: trẻ tự giác vệ sinh cơ thể, rửa tay trước khi ăn, khi tay bẩn, tắm và
thay quần áo hàng ngày…
Bài thơ: “Tắm gội”
“Mùa hè nóng nực

Nước này mát lắm

Ra lắm mồ hôi

Ta phải bảo nhau

Lúc học, lúc chơi

Tắm rửa, gội đầu

Áo, quần bụi bẩn

Cho người sạch sẽ”

Bài thơ: “Bé ơi”:
“Bé này bé ơi

Đừng chơi đất cát

Hãy vào bóng mát

Khi trời nắng to

Sau lúc ăn no

Đừng cho chân chạy

Mỗi sớm ngủ dậy

Rửa mặt đánh răng

Sắp đến bữa ăn

Rửa tay đã nhé”

Bài thơ: “ Bé ngoan”:
“Lúc ông mặt trời

Đánh răng rửa mặt

Trở mình thức giấc

Ăn sáng khẩn trương

Bé vội dậy ngay

Cùng mẹ đến trường

Không chờ mẹ nhắc

Nắng theo chân bé”

Không chỉ giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, mà có rất nhiều bài thơ có
nội dung giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường.
11

Ví dụ: bài thơ: “ Bé giữ vệ sinh môi trường”
“Sân trường bé chơi

Các nơi đều sạch

Thấy lá vàng rơi

Không khí trong lành

Vung vãi khắp nơi

Giúp bé học hành

Cùng đi nhặt lá

Chăm ngoan khỏe mạnh”

Bỏ vào thùng rác
Hay bài thơ: “Hãy nhớ”
“Chiếc bánh có lá gói
Quả chuối vỏ rất trơn
Ăn xong phải làm gì?
Vứt ngay vào thùng rác”
Qua đó giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. Trẻ biết
vứt rác vào đúng nơi quy định và còn tích cực tham gia dọn vệ sinh sạch sẽ.
Giúp trẻ hiểu được việc bảo vệ môi trường xung quanh là bảo vệ sức khỏe của
bản thân.
4.4. Giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Để trẻ có thói quen vệ sinh tốt cần có những biện pháp giáo dục trẻ ở mọi
lúc, mọi nơi, mọi thời điểm và sử dụng các biện pháp đó một cách linh hoạt.
Qua những hoạt động đi dạo, cho trẻ hít thở không khí trong lành để trẻ
cảm nhận được vai trò của môi trường sạch sẽ và cần giữ gìn vệ sinh. Mỗi tuần
một buổi hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ cùng cô vệ sinh sân trường.
Khi cho trẻ ra sân trường, tôi hỏi trẻ:
– Các con nhìn xem hôm nay có nhiều lá rụng trên sân trường không?
– Các con thấy sân trường bây giờ như thế nào?
– Nếu sân trường có nhiều lá rụng và rác thải các con sẽ làm gì?
(Cô cùng trẻ tham gia dọn vệ sinh). Sau đó, cô có thể hỏi trẻ:

– Các con thấy tay, chân mình như thế nào?
– Bây giờ các con sẽ làm gì để tay, chân sạch sẽ?…
Khi cho trẻ tham gia hoạt động như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú, tích cực,
vì vậy sẽ dễ dàng hình thành cho trẻ những thói quen tốt.
12

Trước mỗi giờ ăn tôi cho trẻ đi rửa tay và cùng chuẩn bị đồ dùng giúp cô:
phơi khăn, chuẩn bị đĩa đựng cơm vãi, đĩa đựng khăn lau tay…Mỗi lần như thế
tôi cảm thấy các cháu rất hứng thú thực hiện. Khi trẻ ngồi vào bàn tôi hỏi trẻ:
– Chuẩn bị cho giờ ăn chúng mình đã làm những gì?
– Chúng mình đã rửa tay như thế nào?
– Chúng mình còn giúp cô làm gì nữa?
– Trên bàn ăn có những gì?
– Những đồ dùng đó để làm gì?
– Cô chuẩn bị những chiếc khăn này để làm gì?…
Qua đó hình thành ở trẻ những thói quen vệ sinh tốt như: rửa tay trước khi
ăn, khi cơm vãi trẻ biết nhặt để vào đĩa, không để cơm vãi xuống sàn nhà mất vệ
sinh. Khi nhặt cơm vãi trẻ biết lấy khăn lau tay, khi ăn xong trẻ tự giác lấy khăn
lau miệng, xúc miệng, uống nước…
Sau khi ngủ dậy, tôi gọi trẻ lại gần và hỏi trẻ:
– Các con nhìn xem khi ngủ dậy thì quần áo, đầu tóc các con như thế nào?
– Bây giờ chúng mình phải làm gì?
Vào hoạt động chiều tôi hướng dẫn các cháu các kỹ năng lao động tự
phục vụ như: chải tóc, tự mặc và cởi quần áo, gấp quần áo…tổ chức cho các
cháu giúp cô lau dọn và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc. Qua đó hình thành
cho trẻ kỹ năng tốt, khi trẻ có kỹ năng thì trẻ sẽ có sự tự giác trong việc gữ gìn
vệ sinh, dàn dần sẽ hình thành một thói quen tốt ở trẻ.
4.5. Giáo dục trẻ qua nêu gương
Ở lứa tuổi này trẻ tiếp nhận kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá và

bắt chước, đặc biệt trẻ rất thích được khen. Vì vậy những hình ảnh đẹp, những
gương tốt và những lời động viên sẽ giúp trẻ hứng thú hơn. Cô giáo cần có sự
bao quát tốt, khi phát hiện những hành động tốt cô cần khen, động viên và nêu
gương kịp thời. Trẻ được khen sẽ phát huy tốt hơn, trẻ muốn được khen sẽ học
tập theo bạn.
Ví dụ: – Các con có biết, vừa rồi khi đi dạo sân trường bạn Mai Anh nhìn
thấy vỏ hộp sữa ở sân trường bạn đã làm gì không?
13

– Hành động của bạn có đáng khen không các con? Vì sao nhỉ?
Hay khi trong quá trình giáo dục trẻ thấy trẻ tiến bộ hơn cô cần động viên
trẻ ngay để tạo cho trẻ động lực để trẻ phát huy hơn nữa.
Ví dụ: – Hôm nay cô thấy buộc tóc gọn gàng, trông rất xinh đấy.
4.6. Giáo dục trẻ qua trò chơi
Cho trẻ chơi: “Thi xem đội nào nhanh”. Cô chuẩn bị các hình ảnh (Có hình
ảnh trẻ đã biết giữ gìn vệ sinh, có hình ảnh chưa biết giữ gìn vệ sinh)
– Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội chơi, cùng thi đua xem lựa chọn
khoanh tròn hình ảnh có những hành động đúng và gạch chéo hình ảnh có hành
động sai trong việc giữ gìn vệ sinh.
– Luật chơi: từng trẻ lên bật qua 5 vòng, mỗi lần lên chỉ được khanh tròn
hoặc gạch 1 hình và bạn về chỗ rồi bạn tiếp theo mới được lên.
Sau khi kết thúc trò chơi, cô hỏi trẻ: vì sao con gạch hình ảnh này? Vì sao
con chọn hình ảnh này?
5. Kết quả đạt được.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của các
bậc phụ huynh trong việc giáo dục thói vệ sinh cho trẻ, tôi đã thu được kết quả
như sau:
5.1. Kết quả trên trẻ:
Các cháu đi học quần áo, đầu tóc lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ, biết lau

tay sau khi nhặt cơm vãi ở bàn vào đĩa, biết rửa tay khi tay bẩn…Kết quả thu
được như sau:
Nội dung Thời
khảo sát

Số trẻ

Trẻ có thói quen giữ

Trẻ chưa có thói quen

khảo

gìn vệ sinh cá nhân

giữ gìn vệ sinh cá nhân

gian khảo sát

sát

Số trẻ

Tỷ lệ

Số trẻ

Tỷ lệ

Đầu năm học

Cuối học kỳ I

33
33

15
31

45.5%
93,9%

18
2

54,5%
6,1%

Thời

Nội dung

Số trẻ

Trẻ có thói quen giữ

Trẻ chưa có thói quen

khảo sát

khảo

gìn vệ sinh môi trường

giữ gìn vệ sinh môi

gian khảo sát

sát

trường

14

Đầu năm học
Cuối học kỳ I

33
33

Số trẻ
13
30

Tỷ lệ
39.4%
90.9%

Số trẻ
20

3

Tỷ lệ
60.6%
9.1%

Qua bảng so sánh đối chứng trên ta nhận thấy rằng việc giáo dục thói quen
vệ sinh cho trẻ đã đạt được một kết quả tốt, trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá
nhân và vệ sinh môi trường tăng rõ rệt sau 3 tháng thực hiện, cụ thể:
– Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân ở cuối kỳ I so với đầu năm tăng:
48.4%.
– Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường ở cuối kỳ I so với đầu năm
tăng: 51.5%
Điều này chứng tỏ sáng kiến của tôi có giá trị thiết thực, khả năng áp dụng
trên trẻ đạt kết quả cao.
5.2. Về phía bản thân:
– Phát huy được hết khả năng của bản thân, sáng tạo trong giảng dạy và sử
dụng linh hoạt các tình huống để giáo dục trẻ.
– Để giáo dục trẻ đạt hiệu quả thì cô giáo luôn phải là tấm gương cho trẻ
noi theo, vì vậy tôi luôn cố gắng và giúp tôi hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.
– Nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của các bậc phụ huynh và đồng nghiệp.
5.3. Về phía phụ huynh:
– Phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn trong việc giáo dục thói quen vệ sinh
cho trẻ.
– Phụ huynh quan tâm và phối hợp chặt chẽ với cô giáo hơn trong việc giáo
dục trẻ, thường xuyên trao đổi với cô giáo để có những biện pháp giáo dục trẻ
kịp thời.
– Phụ huynh rất hài lòng với những kết quả mà trẻ đã đạt được và tin tưởng
vào sự giáo dục của nhà trường.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.

+ Về nhân lực:

15

– Có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn mầm non từ trung cấp trở
lên, nhiệt, yêu nghề mến trẻ, luôn năng động, sáng tạo, linh hoạt trong giảng
dạy.
– Luôn có ý thức học hỏi, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để nâng cao
trình độ chuyên môn.
– Luôn phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh.
+Về trang thiết bị:
– Có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng vệ sinh.

16

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và
cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình
cảm, yêu thương, chăm sóc, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Mỗi nhà giáo
dục, mỗi cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ thì phải làm sao hình thành cho các
cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt.
Một con người mới phát triển toàn diện: Đức- trí- thể- mỹ- lao động”. Vì vậy,
việc “giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ 4- 5 tuổi” là một việc làm cần thiết.
Bởi điều đó không chỉ mang lại cho trẻ một sức khoẻ tốt, mà còn hình thành cho
trẻ nhân cách tốt, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Bản thân tôi luôn phải suy nghĩ để có thể tìm ra những biện pháp mang lại
hiệu quả cao, giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng không mang tính gò bó, áp đặt

trẻ. Trước hết tôi luôn ý thức được rằng mình phải là một tấm gương cho trẻ noi
theo. Đồng thời, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh
và có sự kết hợp chặt chẽ giữa: Gia đình- nhà trường và xã hội để việc giáo dục
trẻ có thể đạt kết quả cao nhất.
Vì vậy, sau khi áp dụng các biện pháp tuyên truyền, lồng ghép giáo dục trẻ
qua các môn học, ở mọi lúc mọi nơi, qua trò chơi và các thời điểm sinh hoạt
(giờ ăn, ngủ dậy…) tôi nhận thấy trẻ đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc giữ gìn vệ
sinh. trẻ không chỉ có kỹ năng và sự tự giác trong việc thực hiện vệ sinh mà còn
hình thành ở trẻ thói quen và hành vi tốt. Trẻ không chỉ biết giữ gìn vệ sinh của
bản thân mà còn có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh. Hơn thế nữa tôi đã
được ban giám giám hiệu nhà trường và phụ huynh ghi nhận và đánh giá cao kết
quả mà tôi đã đạt được, đó là niềm động viên rất lớn đối với tôi.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với nhà trường.
Đề nghị nhà trường cung cấp thêm tài liệu để phục vụ cho công tác tuyên
truyền cũng như giáo dục trẻ đạt kết quả cao hơn nữa.

17

Động viên những giáo viên có thành tích, sáng kiến có hiệu quả để áp dụng
tại trường.
2.1. Đối với ngành
Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện để phổ biến, nhân rộng
những sáng kiến được xếp loại ứng dụng vào trong thực tế giảng dạy.
Trên đây là “ Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ 4- 5
tuổi”. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà
trường, các đồng nghiệp cũng như các cấp lãnh đạo để việc giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ đạt được kết quả cao nhất.

18

PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập san giáo dục mầm non
2. Giáo trình giáo dục học mầm non
3. Giáo trình giải phẫu sinh lý, vệ sinh phòng bệnh trẻ em
4. Tuyển tập trò chơi, câu đố, thơ, truyện trẻ 4-5 tuổi.
5. Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm
non.

19

HÌNH ẢNH MINH HỌA (4.2)

20

GIÁO ÁN MINH HỌA (4.3.1)
Đề tài: Năm giác quan của bé
I. Mục đích:
– Trẻ biết tên, tác dụng, đặc điểm của 5 giác quan trên cơ thể con người.
Biết được sự cần thiết phải cách sóc và bảo vệ các giác quan.
– Phát triển khả năng quan sát, nhận xét. Tập cho trẻ nhận biết xung quanh
bằng các giác quan. Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, nói mạch lạc.
– Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường, giữ
gìn và chăm sóc các giác quan.
II. Chuẩn bị:

– Bài giảng trên máy tính, đàn.
– 1 cốc nước sôi để nguội, 3 cốc nước pha (đường, muối, nước cam)
– 3 bức tranh vẽ cơ thể em bé thiếu các giác quan.
– Một số đồ vạt có mùi thơm: lọ nước hoa…
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
*Gây hứng thú:

Hoạt động của trẻ

– Kể truyện: Ai quan trọng nhất

Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ suy nghĩ và trả

– Theo các con ai là người quan trọng nhất? lời.
Muốn biết được điều đó thì hôm nay chúng
mình cùng tìm hiểu về các giác quan trên cơ
thể nhé.
*Khám phá thực hành trải nghiệm
+Thị giác:

Trẻ thực hiện.

– Trời tối rồi, trời sáng rồi.
– Khi mở mắt các con nhìn thấy ai? Nhìn thấy Trẻ nêu ý kiến.
những gì?
– Khi các con nhắm mắt lại các con có nhìn
thấy gì không?
21

Ghi chú

– Như vậy nhờ có mắt mà các con nhìn thấy
màu sắc, hình dạng, kích thước của mọi vật.

Trẻ thực hiện.

– Cho trẻ giới thiệu về đôi mắt của mình.
– Tại sao gọi là đôi mắt?
– Tên gọi khác của mắt là gì?

2 trẻ thực hiện theo

– Con hãy nhắm mắt lại đi dến chỗ cô nào, con yêu cầu của cô
thấy thế nào?
=>Giáo dục trẻ: chăm sóc giữ gìn đôi mắt, Trẻ lắng nghe
không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày
bằng nước và khăn sạch.
+Thính giác:

Trẻ chú ý và trả lời.

– Con hãy nhắm mắt lại, nghe và nói cho cô
biết cô đang gõ đệm bằng nhạc cụ nào?
– Cho trẻ nghe và nhận biết một số âm thanh
khác nữa.
– Tương tự cô trò chuyện với trẻ về tên gọi,
đặc điểm, tác dụng và cách giữ gìn vệ sinh đôi

tai.

Trẻ lắng nghe

=> Giáo dục trẻ không cho tay bẩn vào tai,
không dùng que ngoáy tai, không để nước vào
tai…không nói quá to và nghe âm thanh quá
to.
+Khứu giác:
– Cho trẻ nhắm mắt lại, cô mở lọ nước hoa.

Trẻ trả lời.

– Đố các con biết cô đang làm gì?
– Vì sao con biết? Con phát hiện ra nước hoa
nhờ gì?
– Mũi các con đâu? Mũi để làm gì?

Trẻ thực hiện.

– Các con hãy hít thật sâu, thở thật mạnh xem
nào.
22

– Có khi nào mũi các con bị ngạt không?

Trẻ trả lời.

– Lúc ốm, lúc sổ mũi các con thấy thế nào?

– Để mũi không bị ngạt chúng mìn phải làm
gì?

Trẻ lắng nghe.

=> Giáo dục trẻ: không cho vật gì vào mũi,
không ngoáy tay vào mũi, khi ra đường cần
đeo khẩu trang và đội mũ khi ra trời nắng.
+Vị giác:

Trẻ thực hiện.

– Cho trẻ đếm số cốc nước.

Trẻ trả lời.

– Đố trẻ trong cốc nước đựng gì?
– Cô cho trẻ nếm và nhận xét nước muối, nước
đường, nước cam và nước đun sôi để nguội.

Trẻ trả lời.

– Nhờ giác quan nào mà các con nhận biết
được vị mặn, ngọt…?
– Lưỡi còn gọi là gì?

Trẻ lắng nghe.

=> Giáo dục trẻ: không ăn thức ăn quá nóng,
quá lạnh, giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày.

+Xúc giác:

Trẻ chơi.

– Cho trẻ chơi trò chơi: Chiếc túi kì lạ.

Trẻ tar lời.

– Trẻ dùng tay đoán vật trong túi. Đó là gì? Tại
sao con biết?

Trẻ lắng nghe.

– Cô cho trẻ biết: Xúc giác có ở dưới da trên
cơ thể, giúp mọi người nhận biết được nóng,
lạnh, nhẵn mịn, sần…

Trẻ nêu ý kiến.

– Như vậy, ai quan trọng nhất trong câu truyện
vừa rồi?

Trẻ lắng nghe.

=> Cô chốt lại: Tất cả các giác quan đều quan
trọng, mỗi giác quan có một chức năng và đặc
điểm riêng nhưng đều giúp chúng ta nhận biết
về thế giới xung quanh. Vì vậy các con phải
23

thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
*Luyện tập:
+Trò chơi 1: Thi nói đúng, nói nhanh.

Trẻ chơi

Cho 2 đội chơi nói tên gọi, tác dụng của các
giác quan. Đội nói tên giác quan, đội nói tác
dụng và ngược lại.
+Trò chơi 2: Tìm và gắn bộ phận còn thiếu.

Trẻ chơi.

– Chia trẻ thành 3 đội, cho trẻ lên chọn và gắn
các giác quan còn thiếu vào đúng vị trí.
– Thời gian chơi là 1 bản nhạc, đội nào gắn
đúng, phù hợp là đội chiến thắng.
*Kết thúc:

Trẻ thực hiện.

Cho trẻ hát và vận động bài hát: Cái mũi.

24

GIÁO ÁN MINH HỌA (4.3.2)
Đề tài: Lợn con sạch lắm rồi
I. Mục đích:

– Trẻ hiểu được nội dung truyện, nhớ tên truyện, nhớ tên các nhân vật trong
truyện. Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn trẻ trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
– Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
– Hình ảnh minh họa theo nội dung truyên trên máy tính.
– Sa bàn, rối tay
– 3 bộ tranh minh họa theo nội dung truyện (khổ giấy A4)
– Nhạc bài hát: chú heo con, cái mũi.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
*Gây hứng thú:

Hoạt động của trẻ

Cô đọc câu đố: Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò
Đố bé là con gì?

Trẻ trả lời.

– Có một bạn lợn rất là ham ăn, lại hay ở bẩn
nữa.Vậy bây giờ chúng mình cùng giả làm
những chú lợn con đi đến nhà bạn ấy xem điều
gì sẽ xảy ra cho bạn lợn ấy nhé!
*Trọng tâm:
*Bé nghe kể truyện:
+Cô kể diễn cảm lần 1: Kể trên mô hình, sử Trẻ chú ý.

dụng các nhân vật trong truyện bằng rối tay
– Trong truyện có những nhân vật nào?
Giảng nội dung: Câu truyện kể về 1 chú lợn
25

Trẻ trả lời.

Ghi chú

Trần Thị Ánh NguyệtTÓM TẮT SÁNG KIẾN1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy vấn đề giáo dục vệ sinh chotrẻ là rất quan trọng. Bởi giáo dục vệ sinh nằm trong nội dung giáo dục trẻ, đượcthực hiện thường xuyên nhưng tôi nhận thấy nhiều trẻ chưa có kỹ năng và tựgiác trong việc giữ gìn vệ sinh.Trong quá trình giáo dục, giáo viên chưa có sự linh hoạt, sáng tạo, còn gòbó, áp đặt nên việc giáo dục đạt kết quả chưa cao.Phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh chotrẻ, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường đạt hiệu quả chưa cao.2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.+ Điều kiện áp dụng sáng kiến:- Giáo viên có trình độ chuyên môn mầm non từ trung cấp trở lên, linhhoạt, yêu nghề mến trẻ, nắm chắc nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ.- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.- Có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng vệ sinh.+ Thời gian áp dụng sáng kiến: từ tháng 10/2014 đến tháng 12/ 2014+ Đối tượng áp dụng sáng kiến: trẻ 4-5 tuổi.3. Nội dung sáng kiến:+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Giáo dục vệ sinh cho trẻ nằmtrong nội dung chăm sóc giáo dục trẻ và được thực hiện thường xuyên. Tuynhiên tính mới của sáng kiến ở đây là tôi muốn đưa ra các biện pháp giáo dụctrẻ một cách nhẹ nhàng, linh hoạt. Giáo dục trẻ không chỉ trong tiết học mà ởmọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm và giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức không chỉbằng lời nói mà bằng cả những hình ảnh trực quan sinh động. Đồng thời, tuyêntruyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục trẻ để việc giáo dục trẻ đạtkết quả cao nhất.+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả trẻở lứa tuổi mầm non, cụ thể tôi đã áp dụng cho trẻ 4- 5 tuổi và tôi đã tiến hànhnhư sau:Đầu tiên tôi cần xác định nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ, đó là vệ sinh cánhân (như: vệ sinh thân thể, vệ sinh quần áo, vệ sinh ăn uống) và vệ sinh môitrường.Sau đó, tôi tìm tòi các biện pháp, xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ một cáchnhẹ nhàng để việc giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể như sau: Tuyên truyềntới các bậc phụ huynh; Giáo dục trẻ thông qua tiết học; Giáo dục trẻ ở mọi lúc,mọi nơi; Giáo dục trẻ qua nêu gương; Giáo dục trẻ qua trò chơi.+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Với những biện pháp giáo dục nhẹnhàng nhưng lại đem đến một kết quả cao. Trẻ đã có những kỹ năng và thóiquen vệ sinh tốt. Trẻ tự giác thực hiện mà không cần có sự thúc giục của bố mẹhay cô giáo nên phụ huynh rất yên tâm và tin tưởng cô giáo.4. Kết quả đạt được của sáng kiến.Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ rất hứng thú thực hiện vàđạt được kết qủa rõ rệt. Các cháu đi học quần áo, đầu tóc lúc nào cũng gọngàng, sạch sẽ, tự giác thực hiện kỹ năng vệ sinh, có những hành động đúngtrong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.5. Đề xuất kiến nghị để mở rộng sáng kiến.Nhà trường tạo điều kiện phổ biến, nhân rộng sáng kiến, tổ chức chuyên đềđể giáo viên gặp gỡ trao đổi, học hỏi lẫn nhau, tích lũy thêm kinh nghiệm đểphục vụ cho công tác giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn.MÔ TẢ SÁNG KIẾN1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến1.1. Lý do về mặt lý luận:Đất nước chúng ta đang phát triển vượt bậc trong công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa để đưa đất nước đi lên sánh vai ngang tầm với các cườngquốc, chính vì vậy đòi hỏi những chủ nhân của đất nước phải là những conngười mới, phát triển toàn diện. Đó là những con người linh hoạt, sáng tạo,nhanh nhạy trong giải quyết các vấn đề để có kết quả cao nhất, và đó cũng chínhlà nhiệm vụ được đặt ra cho ngành giáo dục. Để đáp ứng với yêu cầu của xã hội,giáo dục đang từng bước chuyển mình để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệtlà giáo dục mầm non.Như Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”Trẻ em là mầm xanh tương lai của Đất nước và để mầm xanh đó được pháttriển toàn diện cần phải có những nhân tố tự giác tác động, đó chính là giáo dục.Quá trình giáo dục ở mầm non chính là yếu tố tiền đề để xây dựng một nềnmóng vững chắc cho sự phát triển sau này của trẻ. Để trẻ phát triển toàn diệncần có nhiều yếu tố mà trong đó yếu tố thể chất giữ vị trí rất quan trọng. Sự pháttriển về thể chất của trẻ trong độ tuổi mầm non đặt cơ sở cho sự phát triển thểchất suốt đời của trẻ. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý vànhân cách của trẻ. Điều kiện cần để trẻ có được thể chất tốt đó là phải được đảmbảo vệ sinh, nó không chỉ là môi trường vệ sinh người lớn dành cho trẻ, mà nóbao gồm cả ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ.Giáo dục vệ sinh là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện trẻ và cóý nghĩa lớn đối với sự hình thành nhân cách trẻ. Tạo cho trẻ tính sạch sẽ, ngănnắp, văn minh trong cuộc sống, đồng thời có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân vàvệ sinh môi trường.1.2. Lý do về mặt thực tiễn:Bản thân là một giáo viên mầm non, tôi rất hiểu tầm quan trọng của việcgiáo dục vệ sinh cho trẻ. Giáo dục vệ sinh nhằm mục đích tạo cho trẻ có ý thức,thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh, trong khuôn khổ hẹp là giữ gìn vệ sinh chochính bản thân trẻ và rộng hơn nữa là giữ gìn vệ sinh môi trường. Trong môitrường vệ sinh được đảm bảo là điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, phát triểntoàn diện. Nhưng trong thực tế, không phải trẻ nào cũng có ý thức trong việc giữgìn vệ sinh, trẻ chưa tự giác thực hiện. Vì vậy, việc giáo dục vệ sinh cho trẻ tạocho trẻ những thói quen vệ sinh là việc làm rất cần thiết và cần được hình thànhtừ khi trẻ còn nhỏ.Tuy nhiên, lứa tuổi mầm non là lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học” sựgiáo dục cho trẻ không thể gò bó, áp đặt mà phải nhẹ nhàng, hấp dẫn trẻ cả vềnội dung lẫn hình thức. Bên cạnh đó thì việc hình thành thói quen vệ sinh chotrẻ chưa được phụ huynh thực sự chú trọng nên việc giáo dục thói quen vệ sinhcho trẻ đạt hiệu quả chưa cao.Đó không phải là điều trăn trở của riêng tôi mà cũng là điều trăn trở của tấtcả các giáo viên khác, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dụcthói quen vệ sinh cho trẻ 4- 5 tuổi”1.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng:Sáng kiến này được áp dụng cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 4- 5 tuổi1.4. Mục tiêu nghiên cứu:Giúp giáo viên có những biện pháp linh hoạt hơn trong việc giáo dục thóiquen vệ sinh cho trẻ giúp trẻ tiếp thu một cách hứng thú và có kết quả hơn.1.5. Phương pháp nghiên cứu:- Phương pháp nghiên cứu lý luận.- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.- Phương pháp điều tra.- Phương pháp thực nghiệm.- Phương pháp so sánh đối chứng.- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.2. Cơ sở lý luận của vấn đềGiáo dục thói quen vệ sinh là nội dung quan trọng trong giáo dục thể chấtvà hình thành nhân cách cho trẻ. Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ nhằm mụcđích tạo cho trẻ những kỹ năng vệ sinh văn minh, trẻ không chỉ biết giữ gìn vệsinh cá nhân mà còn biết giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh mình.Ở lứa tuổi này, cần rèn cho trẻ các thói quen, nếp sống văn minh sạch sẽ,cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về khoa học vệ sinh để trẻ tự bảo vệsức khỏe mình. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh bằng cách giữ gìn vệ sinh thân thể, quầnáo luôn sạch sẽ, tắm rửa và thay quần áo hàng ngày, biết rửa tay trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, biết dùng khăn để lau miệng…đồng thời trẻbiết vứt rác vào đúng nơi quy định để giữ gìn vệ sinh môi trường.Vì vậy, giáo dục vệ sinh là việc làm cần thiết để hình thành một số kỹ năng,thói quen vệ sinh tốt cho trẻ sau này. Giúp trẻ phát triển khỏe mạnh tạo tiển đềcho sự phát triển toàn diện.3. Thực trạng của vấn đềMục tiêu đặt ra là tất cả trẻ đều có ý thức giữ gìn vệ sinh, tuy nhiên khôngphải trẻ nào cũng có được thói quen tốt đó, đặc biệt là trẻ nhỏ.Ngay từ đầu năm được sự phân công giảng dạy lớp 4 tuổi B với tổng sốtrẻ là 33 cháu, không phải cháu nào cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh. Vì vậy tôi đãtiến hành khảo sát và điều tra thực trạng trẻ về vấn đề giữ gìn vệ sinh.3.1. Thuận lợi:- Luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệunhà trường và phụ huynh về tài liệu, đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy,cơ sở vật chất phục vụ cho công tác vệ sinh.- Bản thân đã hiểu rõ về tầm quan trọng của việc giáo dục thói quen vệ sinhcho trẻ và những nội dung vệ sinh cần giáo dục trẻ. Với lòng yêu nghề mến trẻtôi luôn có ý thức tìm tòi, tự học hỏi trên sách báo cũng như qua đồng nghiệp.3.2. Khó khăn:- Trẻ chưa có thói quen vệ sinh cá nhân như: tự rửa mặt, rửa tay khi taybẩn, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…Có trẻ lấy tay nhặt cơm vãi xongkhông lấy khăn tay tay mà lau luôn vào vạt áo, hay có trẻ ăn xong không lấykhăn lau miệng mà kéo luôn vạt áo lên lau…- Trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường như: còn vứt vỏ bánh, kẹo,sữa…ra sân trường hoặc trẻ nhìn thấy nhưng không nhặt để vào thùng rác.- Một số phụ huynh chưa chú ý rèn thói quen vệ sinh cho trẻ, phụ huynhthường làm hộ trẻ, trẻ ỷ lại vào người lớn làm giúp dẫn đến việc trẻ không có kỹnăng và không tự giác thực hiện.3.3. Kết quả thực trạng khảo sát:Trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi đã tiến hành khảo sát trẻ, kết quảthu được như sau:Nội dungSố trẻTrẻ có thói quen giữTrẻ chưa có thói quen giữkhảo sátSố trẻTỷ lệkhảo sát33100%gìn vệ sinh cá nhân1545.5%gìn vệ sinh cá nhân1854,5%Nội dungSố trẻTrẻ có thói quen giữTrẻ chưa có thói quen giữkhảo sát khảo sát gìn vệ sinh môi trườnggìn vệ sinh môi trườngSố trẻ331320Tỷ lệ100%39.4%60.6%Kết quả thu được qua khảo sát cho thấy số trẻ chưa tự giác trong việc giữgìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường. Vì vậy, cần đưa ra các biệnpháp để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ.4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.Sau khi khảo sát và điều tra thực trạng trẻ, vấn đề đặt ra khiến tôi luôn phảisuy nghĩ là làm thế nào để trẻ có thói quen vệ sinh tốt. Trong học kỳ I vừa quatôi đã áp dụng một số biện pháp sau:4.1. Xác định nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ:Để đưa ra được các biện pháp giáo dục trẻ phù hợp, trước hết tôi đã xácđịnh được những nội dung cần giáo dục cho trẻ như sau:- Vệ sinh thân thể: Trẻ có thói quen sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh thân thể( rửamặt mũi, chân, tay) không cho tay vào miệng, vào mũi…- Vệ sinh quần áo: Giữ gìn quần áo sạch sẽ, không ngồi lê la trên đất bẩn.- Vệ sinh ăn uống: Rửa tay trước khi ăn, không bốc thức ăn bằng tay, khônglàm rơi vãi đồ ăn, ăn xong biết lau miệng, súc miệng.- Vệ sinh môi trường: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi.4.2. Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.Để làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, ngay từ đầu nămhọc thông qua buổi họp phụ huynh tôi trao đổi với phụ huynh để phụ huynhhiểu được nhà trường, cô giáo đã quan tâm đến vấn đề vệ sinh cho trẻ như thếnào.VD: – Ở lớp có đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân cho trẻ.- Trẻ được rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, trẻ đượclau miệng, súc miệng sau khi ăn …Hàng tuần nhắc nhở phụ huynh cắt móng tay, móng chân cho trẻ, quần áoluôn phải gọn gàng, sạch sẽ.Trong giờ đón- trả trẻ: tôi thường gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh để biếtđược tình trạng sức khoẻ của trẻ, một số cá tính ở nhà để có hướng giáo dục chophù hợp.Xây dựng bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu sâu hơn về tầmquan trọng của việc giáo dục vệ sinh cho trẻ và cần tạo cho trẻ những kỹ năng,thói quen tốt. Tuy lúc đầu trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh còn chậm, chưasạch…nhưng phụ huynh tuyệt đối không nên làm hộ trẻ, mà cần động viên,khuyến khích để trẻ làm tốt hơn. (Hình ảnh minh họa 4.2 trang 20)Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng thống nhất biện pháp giáo dục trẻ.Thường xuyên trao đổi, nắm bắt tình tình tiến triển của trẻ trong quá trình thựchiện các biện pháp để việc giáo dục đạt kết quả cao nhất.4.3. Giáo dục trẻ thông qua tiết học.Để giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, hứng thú, tôi luôn tìm cách đểtích hợp lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân vào các môn học mộtcách linh hoạt.Thông qua khám phá khoa học tôi lồng ghép để giáo dục trẻ giữ gìn vệsinh. Bởi ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá, khi cho trẻ tựtìm hiểu sẽ phát huy được tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú tiếp thu kiếnthức tốt hơn.Ví dụ: Ở đề tài: “ Năm giác quan của bé” (Giáo án minh họa: 4.3.1 trang21) tôi cho trẻ biết được vai trò của các giác quan đối với cơ thể và sự cần thiếtphải chăm sóc và bảo vệ các giác quan- Mắt giúp chúng mình điều gì?- Khi nhắm mắt lại chúng mình có nhìn thấy gì không?- Các con đã bị đau mắt bao giờ chưa? Khi bị đau mắt các con cảm thấynhư thế nào?- Theo các con để có đôi mắt sáng chúng mình phải làm gì?..Qua đó, giúp trẻ có kỹ năng chăm sóc và bảo vệ các giác quan, đồng thờigiáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường.Trong chương trình giáo dục mầm non thì giáo dục âm nhạc là một hoạtđộng mà trẻ tham gia rất hứng thú, bởi âm nhạc là món ăn tinh thần không thểthiếu cho mỗi người, những câu hát sẽ như những dòng nước mát nhẹ nhàngthấm sâu vào tâm hồn trẻ. Vì vậy, âm nhạc có vai trò rất lớn trong việc giáo dụctrẻ. Hiểu được điều đó tôi đã chọn những bài hát có nội dung giáo dục vệ sinhđể dạy trẻ: “Rửa mặt như mèo” hay bài “Vui đến trường”. Thông qua bài hátgiúp trẻ hiểu được cần phải giữ gìn vệ sinh và biết vệ sinh đúng cách:- Khi ngủ dậy các con phải làm gì?- Các con rửa mặt như thế nào?…Bên cạnh âm nhạc thì các tác phẩm văn học cũng có sức mạnh vô cùng tolớn. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững biết đi, biết nói, đến lúc trẻ biết viết,biết đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện để dẫn dắt trẻ. Qua việc chotrẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp,những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng…Vì vậy, giáo dục thói quenvệ sinh cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học là một biện pháp mang lại hiệuquả cao. Tôi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học như:Ví dụ: Truyện: “Gấu con bị đau răng”. Trong khi đàm thoại về nội dungcâu truyện, tôi hỏi trẻ:- Đêm đó chuyện gì đã xảy ra với gấu con?- Vì sao răng Gấu con lại bị sâu?- Để hàng răng chắc khỏe, không bị sâu thì các con phải làm gì?Qua đó, giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể thật sạchsẽ: Mỗi ngày bé đánh răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, békhông nên ăn nhiều bánh kẹo mà hãy ăn nhiều các thức ăn như: Thịt, cá, trứng,sữa và nhiều rau quả tươi để có một cơ thể khỏe mạnh, có hàm răng chắc khỏe,trắng bóng.Hay truyện: “Lợn con sạch lắm rồi” (Giáo án minh họa: 4.3.2 trang 25).Sau khi kể truyện cho trẻ nghe, tôi hỏi trẻ:- Khi bạn Lợn muốn đến gần chơi với các bạn thì chuyện gì đã xảy ra?- Các con có biết vì sao không?- Để cơ thể luôn sạch sẽ và khỏe mạnh thì chúng mình phải làm gì?Qua đó, giáo dục trẻ: Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rấtquan trọng. Muốn cơ thể mình luôn sạch sẽ và khỏe mạnh thì các con phải biếtgiữ gìn vệ sinh cơ thể hàng ngày. Vì vậy, hàng ngày các con phải tắm, thay quầnáo và rửa tay bằng xà phòng nhé.Không chỉ có những câu truyện, mà những bài thơ với những câu thơ ngắn,vần cũng giúp trẻ dễ nhớ, dễ hiểu:Ví dụ: Bài thơ: “Rửa tay” giúp trẻ hiểu được cách rửa tay đúng. Và khichuyển hoạt động, tôi kết hợp cho trẻ vận động minh họa bài: “Vũ điệu rửa tay”để khắc sâu cách rửa tay theo 7 bước cho trẻ. Qua đó giáo dục trẻ có thói quenrửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Giáo dục trẻ rửa tay bằngxà phòng và theo 7 bước.Hay bài thơ: “Cô dạy”:“Mẹ, mẹ ơi cô dạyPhải giữ sạch đôi tayBàn tay mà giây bẩnSách áo cũng bẩn ngay”…Tôi cho trẻ đọc bài thơ, giảng nội dung cho trẻ nghe và hỏi trẻ:- Bài thơ nhắc nhở chúng mình điều gì?- Tại sao chúng mình phải giữ gìn bàn tay sạch sẽ nhỉ?10- Để đôi tay sạch sẽ các con sẽ làm gì? Các con rửa như thế nào?Hay bài thơ: “Bé tập rửa mặt”:“Một tay chẳng làm đượcNhích khăn lên các béBé phải lau hai tayLau sống mũi xuống điBắt đầu từ hôm naySau đó đến cái gì?Lau từ trong ra nhéĐến miệng xinh của bé”Tôi cho trẻ đọc và hỏi trẻ:- Bài thơ nhắc nhở chúng mình điều gì?- Chúng mình rửa mặt như thế nào?Tương tự khi dạy trẻ các thơ khác, tôi cũng trò chuyện với trẻ để giáo dụctrẻ sâu hơn: trẻ tự giác vệ sinh cơ thể, rửa tay trước khi ăn, khi tay bẩn, tắm vàthay quần áo hàng ngày…Bài thơ: “Tắm gội”“Mùa hè nóng nựcNước này mát lắmRa lắm mồ hôiTa phải bảo nhauLúc học, lúc chơiTắm rửa, gội đầuÁo, quần bụi bẩnCho người sạch sẽ”Bài thơ: “Bé ơi”:“Bé này bé ơiĐừng chơi đất cátHãy vào bóng mátKhi trời nắng toSau lúc ăn noĐừng cho chân chạyMỗi sớm ngủ dậyRửa mặt đánh răngSắp đến bữa ănRửa tay đã nhé”Bài thơ: “ Bé ngoan”:“Lúc ông mặt trờiĐánh răng rửa mặtTrở mình thức giấcĂn sáng khẩn trươngBé vội dậy ngayCùng mẹ đến trườngKhông chờ mẹ nhắcNắng theo chân bé”Không chỉ giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, mà có rất nhiều bài thơ cónội dung giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường.11Ví dụ: bài thơ: “ Bé giữ vệ sinh môi trường”“Sân trường bé chơiCác nơi đều sạchThấy lá vàng rơiKhông khí trong lànhVung vãi khắp nơiGiúp bé học hànhCùng đi nhặt láChăm ngoan khỏe mạnh”Bỏ vào thùng rácHay bài thơ: “Hãy nhớ”“Chiếc bánh có lá góiQuả chuối vỏ rất trơnĂn xong phải làm gì?Vứt ngay vào thùng rác”Qua đó giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. Trẻ biếtvứt rác vào đúng nơi quy định và còn tích cực tham gia dọn vệ sinh sạch sẽ.Giúp trẻ hiểu được việc bảo vệ môi trường xung quanh là bảo vệ sức khỏe củabản thân.4.4. Giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.Để trẻ có thói quen vệ sinh tốt cần có những biện pháp giáo dục trẻ ở mọilúc, mọi nơi, mọi thời điểm và sử dụng các biện pháp đó một cách linh hoạt.Qua những hoạt động đi dạo, cho trẻ hít thở không khí trong lành để trẻcảm nhận được vai trò của môi trường sạch sẽ và cần giữ gìn vệ sinh. Mỗi tuầnmột buổi hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ cùng cô vệ sinh sân trường.Khi cho trẻ ra sân trường, tôi hỏi trẻ:- Các con nhìn xem hôm nay có nhiều lá rụng trên sân trường không?- Các con thấy sân trường bây giờ như thế nào?- Nếu sân trường có nhiều lá rụng và rác thải các con sẽ làm gì?(Cô cùng trẻ tham gia dọn vệ sinh). Sau đó, cô có thể hỏi trẻ:- Các con thấy tay, chân mình như thế nào?- Bây giờ các con sẽ làm gì để tay, chân sạch sẽ?…Khi cho trẻ tham gia hoạt động như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú, tích cực,vì vậy sẽ dễ dàng hình thành cho trẻ những thói quen tốt.12Trước mỗi giờ ăn tôi cho trẻ đi rửa tay và cùng chuẩn bị đồ dùng giúp cô:phơi khăn, chuẩn bị đĩa đựng cơm vãi, đĩa đựng khăn lau tay…Mỗi lần như thếtôi cảm thấy các cháu rất hứng thú thực hiện. Khi trẻ ngồi vào bàn tôi hỏi trẻ:- Chuẩn bị cho giờ ăn chúng mình đã làm những gì?- Chúng mình đã rửa tay như thế nào?- Chúng mình còn giúp cô làm gì nữa?- Trên bàn ăn có những gì?- Những đồ dùng đó để làm gì?- Cô chuẩn bị những chiếc khăn này để làm gì?…Qua đó hình thành ở trẻ những thói quen vệ sinh tốt như: rửa tay trước khiăn, khi cơm vãi trẻ biết nhặt để vào đĩa, không để cơm vãi xuống sàn nhà mất vệsinh. Khi nhặt cơm vãi trẻ biết lấy khăn lau tay, khi ăn xong trẻ tự giác lấy khănlau miệng, xúc miệng, uống nước…Sau khi ngủ dậy, tôi gọi trẻ lại gần và hỏi trẻ:- Các con nhìn xem khi ngủ dậy thì quần áo, đầu tóc các con như thế nào?- Bây giờ chúng mình phải làm gì?Vào hoạt động chiều tôi hướng dẫn các cháu các kỹ năng lao động tựphục vụ như: chải tóc, tự mặc và cởi quần áo, gấp quần áo…tổ chức cho cáccháu giúp cô lau dọn và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc. Qua đó hình thànhcho trẻ kỹ năng tốt, khi trẻ có kỹ năng thì trẻ sẽ có sự tự giác trong việc gữ gìnvệ sinh, dàn dần sẽ hình thành một thói quen tốt ở trẻ.4.5. Giáo dục trẻ qua nêu gươngỞ lứa tuổi này trẻ tiếp nhận kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá vàbắt chước, đặc biệt trẻ rất thích được khen. Vì vậy những hình ảnh đẹp, nhữnggương tốt và những lời động viên sẽ giúp trẻ hứng thú hơn. Cô giáo cần có sựbao quát tốt, khi phát hiện những hành động tốt cô cần khen, động viên và nêugương kịp thời. Trẻ được khen sẽ phát huy tốt hơn, trẻ muốn được khen sẽ họctập theo bạn.Ví dụ: – Các con có biết, vừa rồi khi đi dạo sân trường bạn Mai Anh nhìnthấy vỏ hộp sữa ở sân trường bạn đã làm gì không?13- Hành động của bạn có đáng khen không các con? Vì sao nhỉ?Hay khi trong quá trình giáo dục trẻ thấy trẻ tiến bộ hơn cô cần động viêntrẻ ngay để tạo cho trẻ động lực để trẻ phát huy hơn nữa.Ví dụ: – Hôm nay cô thấy buộc tóc gọn gàng, trông rất xinh đấy.4.6. Giáo dục trẻ qua trò chơiCho trẻ chơi: “Thi xem đội nào nhanh”. Cô chuẩn bị các hình ảnh (Có hìnhảnh trẻ đã biết giữ gìn vệ sinh, có hình ảnh chưa biết giữ gìn vệ sinh)- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội chơi, cùng thi đua xem lựa chọnkhoanh tròn hình ảnh có những hành động đúng và gạch chéo hình ảnh có hànhđộng sai trong việc giữ gìn vệ sinh.- Luật chơi: từng trẻ lên bật qua 5 vòng, mỗi lần lên chỉ được khanh trònhoặc gạch 1 hình và bạn về chỗ rồi bạn tiếp theo mới được lên.Sau khi kết thúc trò chơi, cô hỏi trẻ: vì sao con gạch hình ảnh này? Vì saocon chọn hình ảnh này?5. Kết quả đạt được.Sau khi áp dụng các biện pháp trên cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của cácbậc phụ huynh trong việc giáo dục thói vệ sinh cho trẻ, tôi đã thu được kết quảnhư sau:5.1. Kết quả trên trẻ:Các cháu đi học quần áo, đầu tóc lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ, biết lautay sau khi nhặt cơm vãi ở bàn vào đĩa, biết rửa tay khi tay bẩn…Kết quả thuđược như sau:Nội dung Thờikhảo sátSố trẻTrẻ có thói quen giữTrẻ chưa có thói quenkhảogìn vệ sinh cá nhângiữ gìn vệ sinh cá nhângian khảo sátsátSố trẻTỷ lệSố trẻTỷ lệĐầu năm họcCuối học kỳ I3333153145.5%93,9%1854,5%6,1%ThờiNội dungSố trẻTrẻ có thói quen giữTrẻ chưa có thói quenkhảo sátkhảogìn vệ sinh môi trườnggiữ gìn vệ sinh môigian khảo sátsáttrường14Đầu năm họcCuối học kỳ I3333Số trẻ1330Tỷ lệ39.4%90.9%Số trẻ20Tỷ lệ60.6%9.1%Qua bảng so sánh đối chứng trên ta nhận thấy rằng việc giáo dục thói quenvệ sinh cho trẻ đã đạt được một kết quả tốt, trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cánhân và vệ sinh môi trường tăng rõ rệt sau 3 tháng thực hiện, cụ thể:- Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân ở cuối kỳ I so với đầu năm tăng:48.4%.- Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường ở cuối kỳ I so với đầu nămtăng: 51.5%Điều này chứng tỏ sáng kiến của tôi có giá trị thiết thực, khả năng áp dụngtrên trẻ đạt kết quả cao.5.2. Về phía bản thân:- Phát huy được hết khả năng của bản thân, sáng tạo trong giảng dạy và sửdụng linh hoạt các tình huống để giáo dục trẻ.- Để giáo dục trẻ đạt hiệu quả thì cô giáo luôn phải là tấm gương cho trẻnoi theo, vì vậy tôi luôn cố gắng và giúp tôi hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.- Nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của các bậc phụ huynh và đồng nghiệp.5.3. Về phía phụ huynh:- Phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn trong việc giáo dục thói quen vệ sinhcho trẻ.- Phụ huynh quan tâm và phối hợp chặt chẽ với cô giáo hơn trong việc giáodục trẻ, thường xuyên trao đổi với cô giáo để có những biện pháp giáo dục trẻkịp thời.- Phụ huynh rất hài lòng với những kết quả mà trẻ đã đạt được và tin tưởngvào sự giáo dục của nhà trường.6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.+ Về nhân lực:15- Có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn mầm non từ trung cấp trởlên, nhiệt, yêu nghề mến trẻ, luôn năng động, sáng tạo, linh hoạt trong giảngdạy.- Luôn có ý thức học hỏi, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để nâng caotrình độ chuyên môn.- Luôn phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh.+Về trang thiết bị:- Có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng vệ sinh.16KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luậnNhư chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng vàcần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tìnhcảm, yêu thương, chăm sóc, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Mỗi nhà giáodục, mỗi cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ thì phải làm sao hình thành cho cáccháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt.Một con người mới phát triển toàn diện: Đức- trí- thể- mỹ- lao động”. Vì vậy,việc “giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ 4- 5 tuổi” là một việc làm cần thiết.Bởi điều đó không chỉ mang lại cho trẻ một sức khoẻ tốt, mà còn hình thành chotrẻ nhân cách tốt, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.Bản thân tôi luôn phải suy nghĩ để có thể tìm ra những biện pháp mang lạihiệu quả cao, giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng không mang tính gò bó, áp đặttrẻ. Trước hết tôi luôn ý thức được rằng mình phải là một tấm gương cho trẻ noitheo. Đồng thời, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynhvà có sự kết hợp chặt chẽ giữa: Gia đình- nhà trường và xã hội để việc giáo dụctrẻ có thể đạt kết quả cao nhất.Vì vậy, sau khi áp dụng các biện pháp tuyên truyền, lồng ghép giáo dục trẻqua các môn học, ở mọi lúc mọi nơi, qua trò chơi và các thời điểm sinh hoạt(giờ ăn, ngủ dậy…) tôi nhận thấy trẻ đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc giữ gìn vệsinh. trẻ không chỉ có kỹ năng và sự tự giác trong việc thực hiện vệ sinh mà cònhình thành ở trẻ thói quen và hành vi tốt. Trẻ không chỉ biết giữ gìn vệ sinh củabản thân mà còn có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh. Hơn thế nữa tôi đãđược ban giám giám hiệu nhà trường và phụ huynh ghi nhận và đánh giá cao kếtquả mà tôi đã đạt được, đó là niềm động viên rất lớn đối với tôi.2. Khuyến nghị2.1. Đối với nhà trường.Đề nghị nhà trường cung cấp thêm tài liệu để phục vụ cho công tác tuyêntruyền cũng như giáo dục trẻ đạt kết quả cao hơn nữa.17Động viên những giáo viên có thành tích, sáng kiến có hiệu quả để áp dụngtại trường.2.1. Đối với ngànhĐề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện để phổ biến, nhân rộngnhững sáng kiến được xếp loại ứng dụng vào trong thực tế giảng dạy.Trên đây là “ Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ 4- 5tuổi”. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhàtrường, các đồng nghiệp cũng như các cấp lãnh đạo để việc giáo dục vệ sinh cánhân cho trẻ đạt được kết quả cao nhất.18PHỤ LỤCDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tập san giáo dục mầm non2. Giáo trình giáo dục học mầm non3. Giáo trình giải phẫu sinh lý, vệ sinh phòng bệnh trẻ em4. Tuyển tập trò chơi, câu đố, thơ, truyện trẻ 4-5 tuổi.5. Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầmnon.19HÌNH ẢNH MINH HỌA (4.2)20GIÁO ÁN MINH HỌA (4.3.1)Đề tài: Năm giác quan của béI. Mục đích:- Trẻ biết tên, tác dụng, đặc điểm của 5 giác quan trên cơ thể con người.Biết được sự cần thiết phải cách sóc và bảo vệ các giác quan.- Phát triển khả năng quan sát, nhận xét. Tập cho trẻ nhận biết xung quanhbằng các giác quan. Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, nói mạch lạc.- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường, giữgìn và chăm sóc các giác quan.II. Chuẩn bị:- Bài giảng trên máy tính, đàn.- 1 cốc nước sôi để nguội, 3 cốc nước pha (đường, muối, nước cam)- 3 bức tranh vẽ cơ thể em bé thiếu các giác quan.- Một số đồ vạt có mùi thơm: lọ nước hoa…III. Tiến hành:Hoạt động của cô*Gây hứng thú:Hoạt động của trẻ- Kể truyện: Ai quan trọng nhấtTrẻ chú ý lắng nghe.Trẻ suy nghĩ và trả- Theo các con ai là người quan trọng nhất? lời.Muốn biết được điều đó thì hôm nay chúngmình cùng tìm hiểu về các giác quan trên cơthể nhé.*Khám phá thực hành trải nghiệm+Thị giác:Trẻ thực hiện.- Trời tối rồi, trời sáng rồi.- Khi mở mắt các con nhìn thấy ai? Nhìn thấy Trẻ nêu ý kiến.những gì?- Khi các con nhắm mắt lại các con có nhìnthấy gì không?21Ghi chú- Như vậy nhờ có mắt mà các con nhìn thấymàu sắc, hình dạng, kích thước của mọi vật.Trẻ thực hiện.- Cho trẻ giới thiệu về đôi mắt của mình.- Tại sao gọi là đôi mắt?- Tên gọi khác của mắt là gì?2 trẻ thực hiện theo- Con hãy nhắm mắt lại đi dến chỗ cô nào, con yêu cầu của côthấy thế nào?=>Giáo dục trẻ: chăm sóc giữ gìn đôi mắt, Trẻ lắng nghekhông dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngàybằng nước và khăn sạch.+Thính giác:Trẻ chú ý và trả lời.- Con hãy nhắm mắt lại, nghe và nói cho côbiết cô đang gõ đệm bằng nhạc cụ nào?- Cho trẻ nghe và nhận biết một số âm thanhkhác nữa.- Tương tự cô trò chuyện với trẻ về tên gọi,đặc điểm, tác dụng và cách giữ gìn vệ sinh đôitai.Trẻ lắng nghe=> Giáo dục trẻ không cho tay bẩn vào tai,không dùng que ngoáy tai, không để nước vàotai…không nói quá to và nghe âm thanh quáto.+Khứu giác:- Cho trẻ nhắm mắt lại, cô mở lọ nước hoa.Trẻ trả lời.- Đố các con biết cô đang làm gì?- Vì sao con biết? Con phát hiện ra nước hoanhờ gì?- Mũi các con đâu? Mũi để làm gì?Trẻ thực hiện.- Các con hãy hít thật sâu, thở thật mạnh xemnào.22- Có khi nào mũi các con bị ngạt không?Trẻ trả lời.- Lúc ốm, lúc sổ mũi các con thấy thế nào?- Để mũi không bị ngạt chúng mìn phải làmgì?Trẻ lắng nghe.=> Giáo dục trẻ: không cho vật gì vào mũi,không ngoáy tay vào mũi, khi ra đường cầnđeo khẩu trang và đội mũ khi ra trời nắng.+Vị giác:Trẻ thực hiện.- Cho trẻ đếm số cốc nước.Trẻ trả lời.- Đố trẻ trong cốc nước đựng gì?- Cô cho trẻ nếm và nhận xét nước muối, nướcđường, nước cam và nước đun sôi để nguội.Trẻ trả lời.- Nhờ giác quan nào mà các con nhận biếtđược vị mặn, ngọt…?- Lưỡi còn gọi là gì?Trẻ lắng nghe.=> Giáo dục trẻ: không ăn thức ăn quá nóng,quá lạnh, giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày.+Xúc giác:Trẻ chơi.- Cho trẻ chơi trò chơi: Chiếc túi kì lạ.Trẻ tar lời.- Trẻ dùng tay đoán vật trong túi. Đó là gì? Tạisao con biết?Trẻ lắng nghe.- Cô cho trẻ biết: Xúc giác có ở dưới da trêncơ thể, giúp mọi người nhận biết được nóng,lạnh, nhẵn mịn, sần…Trẻ nêu ý kiến.- Như vậy, ai quan trọng nhất trong câu truyệnvừa rồi?Trẻ lắng nghe.=> Cô chốt lại: Tất cả các giác quan đều quantrọng, mỗi giác quan có một chức năng và đặcđiểm riêng nhưng đều giúp chúng ta nhận biếtvề thế giới xung quanh. Vì vậy các con phải23thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.*Luyện tập:+Trò chơi 1: Thi nói đúng, nói nhanh.Trẻ chơiCho 2 đội chơi nói tên gọi, tác dụng của cácgiác quan. Đội nói tên giác quan, đội nói tácdụng và ngược lại.+Trò chơi 2: Tìm và gắn bộ phận còn thiếu.Trẻ chơi.- Chia trẻ thành 3 đội, cho trẻ lên chọn và gắncác giác quan còn thiếu vào đúng vị trí.- Thời gian chơi là 1 bản nhạc, đội nào gắnđúng, phù hợp là đội chiến thắng.*Kết thúc:Trẻ thực hiện.Cho trẻ hát và vận động bài hát: Cái mũi.24GIÁO ÁN MINH HỌA (4.3.2)Đề tài: Lợn con sạch lắm rồiI. Mục đích:- Trẻ hiểu được nội dung truyện, nhớ tên truyện, nhớ tên các nhân vật trongtruyện. Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn trẻ trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.II. Chuẩn bị:- Hình ảnh minh họa theo nội dung truyên trên máy tính.- Sa bàn, rối tay- 3 bộ tranh minh họa theo nội dung truyện (khổ giấy A4)- Nhạc bài hát: chú heo con, cái mũi.III. Tiến hành:Hoạt động của cô*Gây hứng thú:Hoạt động của trẻCô đọc câu đố: Con gì ăn noBụng to mắt hípMồm kêu ụt ịtNằm thở phì phòĐố bé là con gì?Trẻ trả lời.- Có một bạn lợn rất là ham ăn, lại hay ở bẩnnữa.Vậy bây giờ chúng mình cùng giả làmnhững chú lợn con đi đến nhà bạn ấy xem điềugì sẽ xảy ra cho bạn lợn ấy nhé!*Trọng tâm:*Bé nghe kể truyện:+Cô kể diễn cảm lần 1: Kể trên mô hình, sử Trẻ chú ý.dụng các nhân vật trong truyện bằng rối tay- Trong truyện có những nhân vật nào?Giảng nội dung: Câu truyện kể về 1 chú lợn25Trẻ trả lời.Ghi chú