Những nghi lễ trong đám hỏi của người Việt

Trong đám cưới của người Việt có rất nhiều nghi lễ đặc trưng. Hiện nay, có nhiều nghi lễ đã bị hủy bỏ, cắt bớt để phù hợp với cuộc sống hiện đại. tuy nhiên, có một vài nghi lễ quan trọng vẫn còn giữ gìn mãi đến ngày nay, nhất là đám hỏi. Đám hỏi là một nghi lễ không thể thiếu của quá trình kết hôn. Đám hỏi thường được làm trước lễ thành hôn và coi như cô dâu đã chính thức rời nhà bố mẹ đẻ để về nhà chồng. Vậy bạn biết gì về những nghi lễ quan trọng trong đám hỏi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin đến các nhà hàng tiệc cưới cũng như các cặp vợ chồng sắp cưới về các nghi lễ đám hỏi trong hôn nhân của người Việt.

Lễ ăn hỏi là gì?

Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ hỏi hoặc lễ hỏi vợ chỉ thời điểm nhà trai đem lễ vật sang nhà gái để xin kết duyên. Sau khi lễ ăn hỏi hoàn thành, hai bên gia đình sẽ thống nhất và ấn định  ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ.

Lễ ăn hỏi là gì?

Nghi lễ đám hỏi là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai gia đình, là giai đoạn quan trọng nhất trong quan hệ hôn nhân. Sau lễ ăn hỏi, cô dâu và chú rể chính thức gọi bố mẹ và xưng con với bên nhà vợ chưa cưới, chồng chưa cưới.

Các thành phần tham gia lễ ăn hỏi

Thành phần bên nhà trai

Nhà trai có chú rể cùng với bố mẹ, ông bà, gia đình, bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả – bê tráp. Số người bê tráp thường là số lẻ 7, 9 hoặc 11.

Thành phần bên nhà trai

Thành phần bên nhà gái

Nhà gái bao gồm: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, họ hàng, người thân và một số nữ chưa chồng tương ứng để đón lễ ăn hỏi từ nhà trai.

Những lễ vật cần chuẩn bị trong đám hỏi

Lễ vật trong đám hỏi bao gồm: trầu, cau, bánh cốm, rượu, chè, thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lợn quay, tiền, mứt … Tùy theo kinh tế của từng gia đình và văn hóa của từng vùng miền mà thay đổi số lượng mâm cũng như các loại lễ vật khác nhau cho phù hợp.

Những lễ vật cần chuẩn bị trong đám hỏi Trang phục sử dụng cho đám hỏi Cô dâu: chuẩn bị một bộ áo dài để vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Ngoài ra, có thể mua cho cô dâu tương lai những đồ trang sức như vòng, hoa tai …

Thời gian diễn ra đám hỏi

Thông thường, đám hỏi sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ để hoàn thiện tất cả các nghi lễ trong gia đình nhà gái.

Các bước thực hiện cho một đám hỏi

Chuẩn bị trước đám hỏi

Thường thì hai bên nhà trai và nhà gái sẽ bàn bạc và thống nhất với nhau về số lễ vật, số tráp … Trước kia, trong tráp thường có một số tiền sẽ là nhà gái thách cưới nhưng hiện nay, phong tục này không còn phổ biến nữa. Số tiền trong phòng bì sẽ tượng trưng để thắp hương ông bà chứ không còn mang giá trị thách cưới như trước nữa. Tùy vào số lượng tráp và lễ vật mà nhà trai phải chuẩn bị đội nam thanh niên trẻ để bê lễ và nhà gái chuẩn bị đội nữ có số lượng tương đương để đỡ tráp. Hai bên gia đình chọn ra một giờ đẹp để làm lễ ăn hỏi tại nhà gái. Bên gia đình nhà trai cần tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường sao cho hợp lý để chắc chắn phải bước vào nhà gái đúng giờ đã định.

Chuẩn bị trước đám hỏi

Hai bên gia đình chào hỏi lẫn nhau và trao lễ vật

Đến giờ, đoàn ăn hỏi của nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình: ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên khác. Hai bên chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà. Hai đội bê tráp sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà thống nhất chuẩn bị.

Mời nước, trò chuyện

Hai gia đình sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái và nhà trai lần lượt giới thiệu các đại diện của gia đình nhà mình có mặt trong buổi lễ. Đại diện bên nhà trai phát biểu lý do và giới thiệu về các mâm quả mà nhà trai mang đến. Đại diện nhà gái cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai. Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp.

Mời nước, trò chuyện

Cô dâu ra mắt hai gia đình

Cô dâu phải ngồi trong phòng và chưa được xuất hiện trong lễ ăn hỏi. Sau khi được sự cho phép, chú rể vào phòng đón cô dâu ra chào gia đình nhà trai. Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và rót nước mời gia đình nhà trai và chú rể cũng làm ngược lại.

Thắp hương cúng tổ tiên tại nhà gái

Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm lễ vật nhà trai mang đến một số thứ để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên. Cô dâu và chú rể sẽ thắp hương trên bàn thờ nhà gái.

Cùng bàn bạc về lễ cưới

Bố mẹ hai nhà sẽ bàn bạc và thống nhất với nhau ngày giờ đón dâu và lễ cưới. Trong thời gian đó, cô dâu chú rể đi mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm.

Nhà gái lại quả cho nhà trai

Nhà gái sẽ lấy ra một ít từ lễ vật nhà trai mang đến để đưa lại cho nhà trai làm quà lại mặt hay còn gọi là lễ lại quả, lại mặt. Nhà gái trao đồ lại mặt cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.

Những thủ tục sau khi lễ ăn hỏi kết thúc

Thường thì dù nhà trai ở xa hay gần, nhà gái đều sẽ mời tất cả các thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Hầu hết, việc ăn uống này luôn được thống nhất từ trước giữa hai nhà để lên kế hoạch đặt cỗ và chuẩn bị tiếp đón chu đáo.

Những thủ tục sau khi lễ ăn hỏi kết thúc

Tuy nghi lễ đám hỏi không quá phức tạp nhưng nó được coi như lễ đính ước truyền thống không thể thiếu trong đám cưới của người Việt Nam. Thế nên, dù cô dâu chú rể hiện đại vẫn cần phải tuân thủ cũng như thực hiện đúng trình tự lễ ăn hỏi để đám cưới được diễn ra suôn sẻ. Trên đây là những thông tin về nghi lễ đám hỏi trong đám cưới của người Việt Nam.https://demxinh.vn/ chia sẻ đến các bạn tầm quan trọng, sự cần thiết, các thủ tục liên quan đến đám hỏi. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn và người thường có một đám hỏi hoàn mỹ nhất.