Những Câu Đố Vui Toán Học Rèn Luyện Trí Tuệ Cho Bé – POPS Kids Learn

đố vui toán học

Những câu đố vui toán học là phương pháp giúp kích thích trí não phát triển, tư duy nhanh nhạy và làm toán linh hoạt hơn. Đồng thời, nó còn tạo ra niềm vui trong học tập, giúp xua tan đi những mệt mỏi, căng thẳng sau thời gian học tập căng thẳng ở trường. Vì thế, nếu muốn giúp bé giải tỏa stress mà vẫn bảo đảm có đủ thời gian học tập, ba mẹ hãy cho bé thử sức với những câu đố vui về toán học xem sao nhé! 

15 câu hỏi đố vui toán học hay nhất dành cho bé

Câu đố 1: A là người chạy nhanh thứ 50 và cũng là người chạy chậm thứ 50 trong cuộc thi ở trường. Giả sử không có 2 người nào chạy cùng tốc độ thì tổng cộng có bao nhiêu học sinh ở trường A tham gia chạy?

Đáp án: Trường của A có 99 học sinh tham gia chạy.

Nếu A chạy nhanh thứ 50, tức A sẽ tương ứng với số 50 trong dãy từ 1, 2, 3… 50. Để là người chạy chậm thứ 50, A phải là số 50 trong dãy từ 50, 51, 52… 99, vì từ 50 đến 99 có tổng cộng 50 số.

Câu đố 2: 

đố vui toán học bằng hình ảnhCâu đố về toán học sử dụng hình ảnh tư duy logic – 1

Đáp án: : Con chuột = 12, mặt trời = 0, mũ = 6, điền vào dấu hỏi chấm là = 6.

Câu đố 3: Giả sử 5 con mèo có thể bắt 5 con chuột chỉ trong 5 phút, thì cần có bao nhiêu con mèo để có thể bắt được 100 con chuột trong 100 phút?

Đáp án: vẫn là 5 con mèo. Vì theo bài ra thì 5 con mèo sẽ bắt 5 con chuột 5 phút một lần, liên tục suốt 100 phút thì sẽ được 100 con chuột.

Câu đố 4: 

đố vui toánCâu đố về toán học sử dụng hình ảnh tư duy logic – 2

Đáp án: Con sóc = 4; con chó = 4; bể cá = 23; con mèo = 22; Đáp án cần tìm là = 111.

Câu đố 5: B được nghỉ học, ở nhà rủ C giải các bài toán xếp hình bằng que diêm và thách đố: hãy dùng 3 que diêm để xếp thành một con số lớn hơn 3 và nhỏ hơn 4.

Đáp án: dùng 3 que để xếp thành số pi = 3,14 (3 < 3.14 < 4).

Câu đố 6: A đến nhà B chơi gặp lúc mẹ B đang nấu ăn. Biết mẹ B nấu ăn rất giỏi, nên A tò mò xuống bếp xem.

A chợt thấy trên bàn có 5 chiếc bát thủy tinh đựng nước, mẹ B mỉm cười nói:

“5 bát này đựng 5 loại gia vị: rượu trắng, dấm, nước muối, nước đường, nước sôi. Điểm chung là đều trong suốt, không màu và có thể uống được. Mỗi bát này, nếu cháu chỉ được nếm thử một lần duy nhất có phân biệt được bát nào đựng loại gia vị nào được không?

Bé hãy giúp A vượt qua thử thách nhé!

Đáp án: Không riêng gì vị giác, ba mẹ hãy hướng dẫn bé dùng các giác quan khác để phân biệt như sau:

  • Đầu tiên, dùng tay sờ bên ngoài, bát nào nóng là bát nước sôi.
  • Dùng mũi ngửi, chúng ta phát hiện được mùa chua của dấm và mùi nồng của rượu.
  • Còn lại hai bát, bé chỉ cần nếm 1 trong 2 là biết ngay bát có vị mặn đựng nước muối, hoặc bát có vị ngọt là đựng nước đường.

Câu đố 7: Cô đem bé An đến chơi nhà Bình, bé An chưa đầy 10 tháng tuổi. Mẹ bế bé An khen:

– Bé An nhà mình lớn nhanh nhỉ, chắc phải 9 cân rồi đấy.

– Cô ơi, bé An nặng thế cơ à? – Bình tròn mắt ngạc nhiên. Bình liền nhanh nhẹn lấy cân ra để cân xem bé An chính xác được mấy cân. Thế nhưng bé An còn nhỏ nên rất hiếu động và không chịu ngồi yên. Cô cười nói: “Bình à, thế không cân em con có cách nào biết được em nặng bao nhiêu ki-lô-gam không?”

Đố bé, Bình sẽ làm cách nào để biết được trọng lượng chính xác số cân của bé An?

Đáp án: Đầu tiên cho Bình cân trước, sau đó cho Bình bế bé An lên rồi cùng nhau cân lần hai. Cuối cùng lấy số cân của An và Bình trừ đi số cân ban đầu của Bình là ra số cân của bé An. Ví dụ An bế Bình lên cân được 30 kg. Bình tự đứng lên cân được 20kg. Ta có 30 – 20 = 10 kg. Vậy trong trường hợp này bé An nặng 10 kg.

Câu đố 8: Một chàng thanh niên quý tộc vào một tiệm yêu cầu:

“Hãy chuẩn bị cho ta 9 cái bánh, nhưng chỉ được đựng vào 4 cái hộp bánh, và mỗi hộp chỉ được đựng đúng 3 cái bánh!”

Ông chủ đang ngơ ngác thì một cậu bé tên Gauss – người sau này trở thành nhà toán học nổi tiếng người Đức – chạy ra giúp ông chủ:

“Xin ngài cứ yên tâm, bánh của ngài sẽ được xếp theo đúng yêu cầu ạ”.

Vậy cậu bé Gauss đã làm cách nào?

Đáp án: Xếp 9 cái bánh với số lượng đều nhau vào 3 hộp bánh nhỏ (mỗi hộp 3 bánh). Sau đó đặt 3 hộp bánh đó vào trong một cái hộp to hơn. Vậy là chúng ra đã có tổng cộng 4 cái hộp mà vẫn đáp ứng yêu cầu đựng 9 cái bánh.

Câu đố 9: Bố năm nay 45 tuổi, con 15 tuổi. Suy ra tuổi gấp 3 lần tuổi con.

Vậy nếu ông gấp 720 lần tuổi của cháu thì ông bao nhiêu và cháu bao nhiêu tuổi?

Đáp án: Bố gấp 3 lần tuổi con là tính số lần theo năm – gọi là năm tuổi. Nhưng trong thực tế không chỉ có mỗi năm tuổi. mà còn cả tháng tuổi. Vì thế, trong trường hợp này nếu ông 60 tuổi, cháu mới sinh ra được tròn 1 tháng thì vẫn có thể tính là ông gấp 720 lần tuổi cháu. Lý do vì 60 năm = 720 tháng.

Câu đố 10: 

đố vui toán học thú vị

Đáp án: Quy luật của mỗi hàng là lấy số thứ nhất x số thứ hai, lấy kết quả đó trừ đi số đầu tiên để ra số thứ 3. Cụ thể như sau:

(2 x 11) – 2 = 20

(4 x 9) – 4 = 32

(7 x 8) – 7 = 49

(4 x 10) – 4 = 36

Theo quy luật này, ta có đáp án là cần tìm là 36.

Câu đố 11: 

câu đố toán họcCâu đố về toán học sử dụng hình ảnh tư duy logic – 3

Đáp án: Gấu Koala = 7; Lạc đà = 3; Gà = 11; Khỉ = 4. Vậy đáp án cần tìm là 3.

Câu đố 12: 

câu hỏi đố vui toán họcCâu đố về toán học sử dụng hình ảnh tư duy logic – 4

Đáp án: TV = 4; Máy ảnh = 8; iPhone = 4; Kính hiển vi = 6; Đáp án cần tìm là: 6

Câu đố 13: 

câu hỏi toán học vuiCâu đố về toán học sử dụng hình ảnh tư duy logic – 5

Đáp án: Xe màu xanh = 9; Xe tay ga = 7; Máy bay trực thăng = 8; Máy bay phản lực = 4. Đáp án cần tìm là: 4

Câu đố 14: 

những câu đố vui về toán họcCâu đố về toán học sử dụng hình ảnh tư duy logic – 6

Đáp án: Bowling = 50; Bóng rổ = 25; Mũi tên = 5; Vợt = 5. Đáp án cần tìm là: 50

Câu đố 15: 

Câu đố về toán học sử dụng hình ảnh tư duy logic – 7

Đáp án: Dứa = 4; Dâu = 12; Nho = 12; Dưa hấu = 2; Đáp án cần tìm là = 26

Tại sao bé gặp khó khăn với những câu đố toán học?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không thích thú với những câu đố vui về toán học. Nhưng nhìn chung, POPS Kids Learn thấy rằng có 3 nguyên nhân chính khiến các bé e ngại với bộ môn đố vui toán, đó là:

Khả năng đọc – hiểu đề bài

Để giải những câu đố vui toán học, các em học sinh phải có khả năng đọc hiểu cực kỳ tốt thì mới tổng hợp và phân tích các dữ liệu đã cho. Vậy nên, một trong những lý do đầu tiên khiến các bé gặp vấn đề với câu đố toán học rất có thể do chưa có kỹ năng đọc – hiểu đề bài.

Vậy làm sao để biết bé đang gặp vấn đề về đọc hiểu câu đố vui toán học? Ba mẹ hãy để thử đọc cho bé nghe một đề bài toán đố vui đơn giản. Nếu bé không thể tự tìm ra câu trả lời đúng hoặc không thể hiểu đề bài muốn con đi tìm cái gì, thì rất có thể bé đang gặp khó khăn ở kỹ năng đọc hiểu.

những câu đố vui toán họcTrẻ không giải toán đố được có thể do khả năng đọc hiểu đề bài kém

Do các thuật ngữ về từ vựng và toán học

Đối với những bé đã có kỹ năng đọc hiểu khá tốt thì vẫn có thể gặp khó khăn khi gặp những từ vựng hay thuật ngữ toán học trong những câu hỏi toán học vui. Các từ vựng này thường chính là từ khóa mà trẻ cần phải hiểu thì mới giải được bài toán. 

Theo đó, ba mẹ hãy hướng dẫn bé hải “dịch” những từ khóa này thành một phép tính dễ hiểu hơn. Ví dụ:

Cho đề bài đố vui toán học sau: “Năm chị 6 tuổi, chị gấp đôi tuổi em. Hỏi năm chị 70 thì em bao nhiêu tuổi?”. Trong trường hợp này, nếu không đọc kỹ thì rất nhiều bé sẽ trả lời là 35. Tuy nhiên đây là là câu trả lời sai.

Đáp án đúng là 67 tuổi. Để giai bài toán này, ba mẹ hãy hướng dẫn bé chuyển các dữ liệu trên thành phép tính đơn giản là: 

  • Năm chị 6 tuổi thì em có số tuổi là: 6:2 = 3 (chị hơn em 3 tuổi)
  • Năm chị 70 tuổi thì em có số tuổi là: 70 – 3 = 67 tuổi.

Với bài toán này, ba mẹ có thể cho bé tự hình dung phép tính trong đầu hoặc dùng giấy bút để viết phép tính. Nhưng dù là dùng cách nào thì các con cũng phải tự suy nghĩ để có thể tìm được phép tính đúng và cho ra đáp số là 67. Do đó, để “dịch” được đề một câu đố vui toán học thành một phép tính toán học, nhất thiết bé phải hiểu được các thuật ngữ thường dùng trong toán như: “gấp đôi” là nhân 2; “có tất cả bao nhiêu” nghĩa là làm phép cộng để tìm tổng; “còn lại” là làm phép trừ,….

>>> Học toán bằng ngón tay là một trong những phương pháp dạy con học toán mới mẻ giúp các bé trong độ tuổi mẫu giáo hoặc mới chập chững bước vào lớp 1 có thể học toán tốt hơn cũng như gia tăng niềm hứng thú với bộ môn khó nhằn này. Theo dõi bài viết “Học toán bằng ngon tay – bé tính nhẩm nhanh như chớp” sẽ giúp ba mẹ hướng dẫn con học toán trong phạm vi 100 cực kỳ chính xác và đơn giản!

Khả năng tập trung chú ý của trẻ

Ngoài 2 nguyên nhân trên thì một lý do khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giải các câu đố vui toán học đó là không thể tập trung chú ý. Trẻ nhỏ luôn hiếu động, rất dễ  mất tập trung khi phải ngồi học dẫn đến việc hiểu sai đề bài. 

Bên cạnh đó, còn có những bé gặp vấn đề trong việc tự kiểm soát bản thân, đó là đọc đề một cách cẩu thả. Do vậy mà các bé thường bỏ qua những chi tiết quan trọng, hoặc tính sai những phép tính rất đơn giản. Bên cạnh đó, những câu hỏi đố vui toán học thường có đặc trưng là dùng câu chữ để “đánh lừa” nên nếu không chú ý, bé sẽ giải sai ngay, ba mẹ nhớ nhé!

Giúp bé vượt qua nỗi sợ toán đố

Làm quen với toán đố qua các bài thơ toán học vui

Những bài toán đố quá nhiều dữ liệu hoặc đề bài quá dài không chỉ khiến trẻ không có hứng thú học mà còn khiến con ngày càng sợ môn toán. Do vậy, để kích thích tình yêu đối với toán học nói chung, toán đố nói riêng, tại sao ba mẹ không thử cho bé học toán bằng thơ? Những bài thơ toán học vui sẽ giúp xua tan không khí căng thẳng mỗi khi ngồi vào bàn học, những vần thơ vui tai, dễ nghe sẽ là động lực để bé chú ý đọc đề kỹ hơn, từ đó có thể cải thiện khả năng giải toán nhanh và chính xác hơn.

Đố vui toán học bằng hình ảnh

Nếu bé đã thuộc thơ về toán đố vui thì ba mẹ có thể thay đổi phương pháp dạy bằng cách thêm các bài toán có dữ liệu chính là những hình ảnh. Những hình ảnh ngộ nghĩnh hoặc có các con vật, nhân vật hoạt hình bé thích chắc chắn sẽ khiến bé không thể rời mắt và có nhiều hứng thú hơn khi học toán.

câu đố vui toán họcCác đề bài đố vui toán học bằng hình ảnh sẽ kích thích sự hứng thú cho trẻ nhiều hơn

>>> App học toán – Một trong những ứng dụng được đánh giá là khá bổ ích và giúp nâng cao kiến thức cho các em học sinh. Cùng tìm hiểu qua bài viết “App học toán – công cụ hỗ trợ đắc lực ở thời đại 4.0”

Dạy bé tư duy logic

Nếu bé đang gặp vấn đề trong việc giải toán đố, phụ huynh hãy thử hướng dẫn con các bước tư duy logic để giúp bé từ từ hình dung được những bước cần làm khi giải một bài toán đố. Ví dụ như:

  • Xác định câu hỏi: đọc kỹ đề và biết đề bài yêu cầu tìm cái gì?
  • Xác định thông tin: liệt kê các thông tin đề bài đã cho
  • Gạch chân từ khóa: gạch chân hoặc tô đâm những từ khóa, dữ liệu quan trọng để giải bài toán
  • Lập phép tính:  sử dụng thông tin, bám vào câu hỏi và từ khóa để tạo lập phép tính đơn giản nhất có thể
  • Kiểm tra lại đáp án: xem lại xem đáp án đã hợp lý với những đề bài yêu cầu hay chưa?

Một khi bé đã tập được thói quen đi theo các bước cơ bản trên mỗi khi giải các câu đố vui toán học, ba mẹ sẽ thấy quá trình giải bài toán của bé trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

>>> Cách học toán tư duy như thế nào cho hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh khi có con đến tuổi đến trường, đặc biệt là các bé mẫu giáo và tiểu học. Nếu vậy các ba mẹ có thể cho bé học các khóa học toán tại POPS Kids Learn! Với phương pháp học CPA hiện đại và lồng ghép các hoạt động, trò chơi thực tiễn có tính tương tác cao giúp các bé hiểu sâu, nhớ lâu và kích thích niềm đam mê Toán học.

Cùng bé luyện tập

Để giúp bé thực sự thành thạo giải các bài toán đố, không có cách nào hiệu quả hơn việc thực hành mỗi ngày. Các bé được luyện tập nhiều với toán đố vừa giúp con rèn luyện trí thông minh, khả năng tư duy logic mà còn có thể trau dồi các kỹ năng quan trọng khác như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát, lập luận,…

Trên đây là tuyển tập những câu đố vui toán học đáp án mà POPS Kids Learn muốn chia sẻ cho các bậc phụ huynh. Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ và các em học sinh sẽ có thêm những trải nghiệm tuyệt vời với bộ môn thú vị này.