Huyết áp của người từ 40 tuổi trở lên bao nhiêu là bình thường?

Cập nhật: 15:14, 17/5/2020 Lượt đọc: 26647

Huyết áp của người từ 40 tuổi trở lên bao nhiêu là bình thường?

Huyết áp là một trong những chỉ số cơ bản trong đánh giá sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Ở mỗi độ tuổi, huyết áp bình thường lại thay đổi khác nhau.

1. Huyết áp là gì?

 

Huyết áp là áp lực đẩy tạo ra do sự tuần hoàn máu trong các mạch máu, đây được coi là một trong những dấu hiệu chính cho biết một cơ thể còn sống hay đã chết.

Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại áp lực tâm thu tới cực tiểu áp lực tâm trương theo từng nhịp.

Huyết áp trung bình gây ra bởi sức bơm của tim và sức cản ở mạch máu, do đó khi máu theo động mạch đi càng xa khỏi tim thì huyết áp càng giảm dần.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp như: các van trong tĩnh mạch, trọng lực, nhịp thở, co cơ…

Huyết áp của người từ 40 tuổi trở lên bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số huyết áp đo thường được đo ở cánh tay, hoặc mặt trong của tay ở vị trí cùi chỏ động mạch tay. Chỉ số huyết áp biểu thị là một phân số, trong đó tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp lực tâm trương, đơn vị đo là milimet thủy ngân (mmHg)

2. Huyết áp cao là bao nhiêu?

 

 

Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

  • Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
  • Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
  • Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp khi:

Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

3. Triệu chứng cao huyết áp

 

 

Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

 

Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

 

 

Đúng như cái tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

 

 

Trạm Y tế Phường 3