Giáo dục- Đào tạo – Y tế

Nguyễn Thị Thu Đông

09:17 24/06/2022

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT, việc bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương của giáo viên còn một số bất cập khiến nhiều giáo viên có năng lực tốt, thâm niên lâu hơn, cùng bằng cấp nhưng lại chịu thiệt thòi hơn. Cũng là giáo viên (đối với môn chuyên, cụ thể là môn thể dục), học cùng lớp đại học mà giáo viên dạy THCS không yêu cầu chức danh nghề nghiệp hạng III, nhưng giáo viên dạy tiểu học phải học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng III mới được xét bổ nhiệm chức danh giáo viên tiểu học hạng III mới. Trong Thông tư không yêu cầu giáo viên tiểu học hạng IV cũ học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp mà chỉ yêu cầu giáo viên tiểu học hạng III cũ học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng III để xét chuyển hạng. Đối với những trường hợp giáo viên hợp đồng, cũng là từ trung cấp, cao đẳng học nâng chuẩn đại học sau này (trường hợp ra trường sau, học đại học cũng sau, là giáo viên hợp đồng nhưng thi trượt biên chế, đến tháng 3/2021 được đặc cách xét vào biên chế hưởng lương đại học) thì quyết định ghi rõ giáo viên tiểu học hạng II. Vì vậy khi các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ra đời thì những giáo viên thuộc trường hợp này có người hưởng lương hệ số 2,67 nhưng học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II và được xét qua giáo viên tiểu học hạng II mới, hưởng lương hệ số 4,0. Trong khi những giáo viên tương tự mà nếu thi đậu biên chế thì đến nay vẫn không được hưởng lương đại học. Đó là một bất cập lớn so với những thầy cô giáo có năng lực tốt hơn, có thâm niên lâu hơn (20 năm trong nghề – một trong những điều kiện để về hưu), cũng bằng cấp như nhau mà hệ số lương lại thấp hơn. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét nguyện vọng của một bộ phận lớn giáo viên hiện nay.

Xem chi tiết