Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Ca dao hài hước

     Hoạt động 2 (15 phút)

Gv hướng dẫn hs đọc và nhận xét kết quả.

Bài 1: Giọng vui tươi, dí dỏm, mang hình thức đối đáp.

 Bài 2, 3, 4: Giọng vui, dí dỏm, chế giễu, nhấn mạnh các từ: làm trai, chồng em, chồng yêu và các động từ.

GV: – Cả 4 bài ca dao đều thuộc loại ca dao hài hước nhưng có thể phân loại cụ thể ntn?

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3 (18 phút)

Gv dẫn dắt: Cưới xin là việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người nên nó thường được tổ chức rất trịnh trọng. Do đó, nó phô diễn rõ gia cảnh của con người. Thách cưới và dẫn cưới là những tục lệ lâu đời của người Việt Nam.

GV: – Bài ca dao số 1 được viết theo hình thức nào?

GV – Cách nói của chàng trai về lễ vật dẫn cưới có gì đặc biệt?

GV Qua đó, em thấy gì về gia cảnh và con người của chàng trai?

 

 

 

GV Liên hệ với một số bài ca dao có cùng chủ đề?

 

GV – Em hiểu gì về nghĩa của từ “sang” trong lời đánh giá của cô gái về lễ vật dẫn cưới của chàng trai?

 

 

 

 

 

GV:  Đó là lời đánh giá trang trong hay là lời biểu lộ tấm lòng bao dung của cô gái cùng chung cảnh ngộ với chàng trai?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV – Nêu cảm nhận về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo? (họ cười điều gì? cười ai? ý nghĩa của tiếng cười?)

 

GV – Khái quát chung về những biện pháp nghệ thuật của bài ca dao trên?

 

GV – Bài ca dao số 2, 3, 4 chế giễu đối tượng nào trong xã hội?

 

Mức độ chế giễu ra sao và thái độ của tác giả dân gian đối với những người đó ntn?

 

 

 

GV – Tìm một vài bài ca dao có cùng môtíp mở đầu như bài ca dao số 2?

GV – Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài này là gì?

 

 

 

 

 

GV – Tiếng cười bật ra từ đâu?

 

GV – Ý nghĩa của bài ca dao này?

 

GV – Tìm những hình ảnh đối lập, phóng đại, cường điệu ở bài ca dao số 3?

 

Ý nghĩa của nó?

 

 

 

 

 

GV – Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài ca dao này?

 

 

 

 

 

GV – Bài này nhằm chế giễu loại người trong gia đình và xã hội?

 

 

 

GV – Thái độ của nhân dân đối với người đó ntn?

 

 

GV – Cách nói “chồng yêu chồng bảo” có dụng ý gì?

Hoạt động 4 (5 phút)

Hs đọc và học phần ghi nhớ (sgk).

GV – Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao hài hước thường sử dụng là gì?

 

HS đọc và trả lời

Bài 1: Ca dao hài hước tự trào (tự cười mình).

→ Mục đích: mua vui, biểu hiện tinh thần lạc quan.

– Bài 2, 3, 4: Ca dao hài hước châm biếm, phê phán.

→ Mục đích: mua vui, châm biếm, phê phán cái xấu

HS đọc và trả lời

Bài 1:– Viết theo thể đối đáp giữa chàng trai và cô gái (2 nhân vật trữ tình).

HS đọc và trả lời

+ Cách nói khoa trương, phóng đại: Dẫn voi- dẫn trâu- dẫn bò → lễ vật sang trọng.

+ Cách nói giả định: “toan dẫn”→ là cách nói thường gặp trong lời nói tưởng tượng về các lễ vật sang trọng, linh đình của các chàng trai nghèo đang yêu ngày xưa.

+ Cách nói đối lập:

 Dẫn voi:  Sợ quốc cấm.

 Dẫn trâu:  Sợ họ máu hàn.

  Dẫn bò:  Sợ họ nhà nàng co gân.

HS đọc và trả lời

Chàng trai là người cẩn thận, biết quan tâm và tôn trọng gia tộc nhà cô gái. Đồng thời, chàng còn là người khéo léo, có lí, có tình, dễ tạo được sự cảm thông của mọi người và nhất là của cô gái.

HS đọc và trả lời

+ Cách nói giảm dần: voi→ trâu→ bò→chuột.

→ Tiếng cười bật lên, vì:

+ Lễ vật của anh “sang trọng”, khác thường quá, cũng là loài “thú bốn chân” ngang tầm với voi, trâu, bò.

+ Chàng trai khéo nói quá.

→ Gia cảnh thực của chàng trai: rất nghèo.

 Tính cách của chàng trai: cẩn thận, chu đáo, khéo léo, dí dỏm, ưa trào lộng.

HS đọc và trả lời

– Lời đánh giá về lễ vật dẫn cưới của chàng trai:

   Sang” có giá trị cao.

           ( đàng hoàng, lịch sự.

→ Tấm lòng bao dung của cô gái cùng chung cảnh ngộ với chàng trai.

– Cách nói về lễ vật thách cưới:

+ Cách nói đối lập:

    Người ta :   Nhà em

Thách lợn, gà. Thách một nhà khoai lang. → “Một nhà khoai lang”→số lượng bằng một nhà: cả nhà, cả họ nhà khoai lang (củ to, củ nhỏ, củ rím, củ hà,…)

  Lễ vật “một nhà khoai lang” vừa khá lớn lại vừa thật bình dị mà khác thường về lề vật thách cưới của gia đình cô gái làm bật lên tiếng cười.

  Lời giải thích của cô gái về việc sử dụng lễ vật thách cưới rất hài hước:

      Củ to – mời làng.

      Củ nhỏ – họ hàng ăn chơi.

      Củ mẻ – con trẻ ăn chơi.

      Củ rím, củ hà- lợn, gà ăn.

→ Sự đảm đang, tháo vát, tình cảm đậm đà của cô gái nghèo với họ hàng, gia đình, làng xóm.

→ Cuộc sống sinh hoạt hoà thuận, nghĩa tình trong nhà ngoài xóm của nhân dân lao động.

+ Cách nói giảm dần: Củ to→ củ nhỏ→củ mẻ→ củ rím→ củ hà.

→Tính hất trào lộng, đùa vui.

→ Là lời thách cưới khác thường, vô tư, thanh thản, tràn đầy lòng lạc quan yêu đời.

HS đọc và trả lời

– Bài ca dao trên là tiếng cười tự trào về cảnh nghèo của người lao động.

– ý nghĩa :

+ Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, vượt lên cuộc sống khốn khó.

+ Triết lí nhân sinh đẹp: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.

HS đọc và trả lời

+ Cách nói khoa trương, phóng đại.

+ Cách nói giảm dần.

+ Cách nói đối lập.

+ Sử dụng chi tiết, hình ảnh hài hước.

HS đọc và trả lời

Là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân.

– Mục đích: nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải.

– Thái độ của tác giả dân gian: nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục sâu sắc.

 

HS đọc và trả lời

Đối lập:

– Hình ảnh phóng đại, đối lập:

 Lẽ thường: Làm trai phải có sức trai khoẻ mạnh, giữ vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho vợ con, phải là “Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên”, “Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng”,…

HS đọc và trả lời Tiếng cười bật lên giòn giã từ những hình ảnh đối lập đó.

HS đọc và trả lời

– Những hình ảnh đối lập, phóng đại, cường điệu:

 Chồng người  :    Chồng em

Đi ngược về xuôi:  Ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

– Đối lập, phóng đại, cường điệu:

→ Đây là lời than thở của người vợ về đức ông chồng của mình.

– Hình ảnh người đàn ông hiện lên vừa hài hước vừa thảm hại.

– Tác giả dân gian đã tóm đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt, vừa có giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột, lười nhác, ăn bám vợ, ru rú xó bếp chẳng khác gì con mèo luời biếng, quanh quẩn nơi xó bếp sưởi ấm, ăn vụng…

HS đọc và trả lời

– Nghệ thuật: cường điệu, đối lập, liệt kê:

+ Lỗ mũi mười tám gánh lông îí Râu rồng trời cho” hình dáng xấu xí, thô kệch.

+ Ngáy o o  → Ngáy cho vui nhà.

+ Hay ăn quà:  Về nhà đỡ cơm→ thói quen xấu.

+ Trên đầu những rác cùng rơm:  Hoa thơm rắc đầu → luộm thuộm, bẩn thỉu.

– Đối tượng phê phán: những người đàn bà đoảng vị, vô duyên (xấu, vụng, tham ăn)

– Thái độ của tác giả dân gian:

+ Châm biếm nhẹ nhàng → cái nhìn nhân hậu nhắc nhở khéo.

+ Tạo tiếng cười sảng khoái mua vui, giải trí.

– Cách nói “chồng yêu chồng bảo” điệp lại nhiều lần “yêu nhau củ ấu nên tròn ” phê phán anh chồng khéo biện bác, nịnh hót.

HS đọc

I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu loại:

1. Đọc.

 

 

 

 

 

2. Tìm hiểu tiểu loại:

– Bài 1: Ca dao hài hước tự trào (tự cười mình).

” Mục đích: mua vui, biểu hiện tinh thần lạc quan.

– Bài 2, 3, 4: Ca dao hài hước châm biếm, phê phán.

→ Mục đích: mua vui, châm biếm, phê phán cái xấu.

 

 

 

 

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Bài 1:

– Viết theo thể đối đáp giữa chàng trai và cô gái (2 nhân vật trữ tình).

*Lời chàng trai về lễ vật dẫn cưới:

+ Cách nói khoa trương, phóng đại: Dẫn voi- dẫn trâu- dẫn bò” lễ vật sang trọng.

+ Cách nói giả định: “toan dẫn”

→ là cách nói thường gặp của các chàng trai nghèo đang yêu ngày xưa.

+ Cách nói đối lập:

          Dẫn voi: Sợ quốc cấm.

          Dẫn trâu: Sợ họ máu hàn.

          Dẫn bò: Sợ họ nhà nàng co gân.

 

→ Chàng trai là người cẩn thận, biết quan tâm và tôn trọng gia tộc nhà cô gái. Đồng thời, chàng còn là người khéo léo, có lí, có tình, dễ tạo được sự cảm thông của mọi người và nhất là của cô gái.

+ Cách nói giảm dần: voi→ trâu→ bò→ chuột.

→ Tiếng cười bật lên, vì:

+ Lễ vật của anh “sang trọng”,

+ Chàng trai khéo nói quá.

→ Gia cảnh thực của chàng trai: rất nghèo.

Tính cách của chàng trai: cẩn thận, chu đáo, khéo léo, dí dỏm, ưa trào lộng.

* Lời cô gái:

– Lời đánh giá về lễ vật dẫn cưới của chàng trai:

   Sang → có giá trị cao.

           ( đàng hoàng, lịch sự.

→ Tấm lòng bao dung của cô gái cùng chung cảnh ngộ với chàng trai.

– Cách nói về lễ vật thách cưới:

+ Cách nói đối lập:

    Người ta:  Nhà em

Thách lợn, gà.  →  Thách một nhà khoai lang. “Một nhà khoai lang”  

→ Lời giải thích của cô gái về việc sử dụng lễ vật thách cưới: Củ to – Củ nhỏ- Củ mẻ – Củ rím, củ hà

→ Sự đảm đang, tháo vát của cô gái

→ Cuộc sống hoà thuận, nghĩa tình của nhân dân lao động.

+ Cách nói giảm dần:

→ Tính hất trào lộng, đùa vui.

→ Là lời thách cưới khác thường, vô tư, thanh thản, tràn đầy lòng lạc quan yêu đời.

Tiểu kết:

 – Bài ca dao trên là tiếng cười tự trào về cảnh nghèo của người lao động.

– Ý nghĩa :

+ Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, vượt lên cuộc sống khốn khó.

+ Triết lí nhân sinh đẹp: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.

– Nghệ thuật gây cười:

+ Cách nói khoa trương, phóng đại.

+ Cách nói giảm dần.

+ Cách nói đối lập.

+ Sử dụng chi tiết, hình ảnh hài hước.

2. Bài ca dao số 2, 3, 4:

– Là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân.

– Mục đích: nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải.

– Thái độ của tác giả dân gian: nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục sâu sắc.

a. Bài 2:

– Mở đầu bằng môtíp quen thuộc: Làm trai cho đáng nên trai.

– Đối lập:

    Câu 1          →      Câu 2

     Lẽ thường    →  Sự thật về anh chàng

 trong bài ca dao này.

– Hình ảnh phóng đại, đối lập:

  Khom lưng chống gối  îí  Gánh đôi hạt vừng (Tư thế rất cố gắng, ra sức), îí   Công việc quá bé  cố hết sức nhỏ.                                  

→ Tiếng cười bật lên giòn giã.

Tiểu kết: Bài ca dao châm biếm, phê phán những anh chàng yếu đuối, ko đáng sức trai, vô tích sự.

b. Bài 3:

– Những hình ảnh đối lập, phóng đại, cường điệu:

 Chồng người  :   Chồng em

Đi ngược về xuôi : Ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

→ Đây là lời than thở của người vợ về đức ông chồng của mình.

Tiểu kết: Bài ca dao phê phán loại đàn ông lười nhác, ko có chí lớn.

c. Bài 4:

– Nghệ thuật: cường điệu, đối lập, liệt kê:

+ Lỗ mũi mười tám gánh lông.

+ Ngáy o o 

+ Hay ăn quà

+ Trên đầu những rác cùng rơm 

 

– Đối tượng phê phán: những người đàn bà đoảng vị, vô duyên (xấu, vụng, tham ăn)

– Thái độ của tác giả dân gian:

+ Châm biếm nhẹ nhàng, nhắc nhở khéo.

+ Tạo tiếng cười sảng khoái mua vui, giải trí.

– Cách nói “chồng yêu chồng bảo” điệp lại nhiều lần ” .phê phán anh chồng khéo biện bác, nịnh hót.

Tiểu kết: Bài ca dao phê phán : những người đàn bà đoảng vị, vô duyên và cả những anh chồng khéo biện bác, nịnh hót.

III. Tổng kết bài học: Ghi nhớ: Sgk.

Nghệ thuật của ca dao hài hước:

– Biện pháp tu từ: phóng đại, tương phản, đối lập.

– Hư cấu tài tình, khắc họa nhân vật bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có giá trị khái quát cao.

– Ngôn ngữ giản dị mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.