Cơ sở giáo dục là gì? Hệ thống cơ sở giáo dục quốc dân

Có thể nói cơ sở giáo dục là một khái niệm không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Sinh ra và lớn lên tại dải đất hình chữ S, bất kể miền núi, trung du hay đồng bằng thì tất cả chúng ta đều đã được tiếp cận với nền giáo giục. Ai cũng đã từng trải qua thời học sinh, sinh viên,… được ngồi trên ghế nhà trường, tiếp xúc với tất cả các trang thiết bị của nhà trường. Đó người ta gọi là cơ sở giáo dục. Tuy nhiên để hiểu hơn về cơ sở giáo dục, chúng ta cùng tìm hiểu:“ cơ sở giáo dục là gì nhé?”

1. Cơ sở giáo dục là gì?

Cơ sở giáo dục là gì? Cơ sở giáo dục là gì?

Để có khái niệm chính xác nhất về cơ sở giáo dục, thì nhà nước ta chưa có một văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên hiểu một cách sơ khai nhất thì cơ sở giáo dục là trường lớp và các cơ sở giáo dục khác.

Nhà trường bao các trường như mầm non, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, sư phạm, cao đẳng, đại học tại chức, các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm dạy nghề khác.Tựu chung lại là tất cả các trường công lập và dân lập hiện nay.

Đối với một số cơ sở giáo dục khác như mầm non thì có mẫu giáo nhỏ, mẫu giáo lớn, các lớp dành cho người khiếm tật, các lớp tin học văn phòng, tiếng anh, các trung tâm dạy nghề, viện nghiên cứu, các lớp xóa mù chữ, và một số trung tâm học tập cộng đồng,… Hễ nơi nào học được các kiến thức, địa điểm ở một nơi cố định thì nơi đó là cơ sở giáo dục. Chắc chắn rằng ai cũng đã từng trải các hệ thống cấp bậc của ngành giáo dục Việt Nam.

2. Hệ thống cơ sở giáo dục quốc dân

2.1. Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là bước đầu tiên nuôi dậy và hình thành nhân cách trẻ. Đây là thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Dân gian có câu: “ Dạy con từ thuở còn thơ”. Chính vì vậy việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, hướng dẫn, giáo dục trẻ thời điểm này rất quan trọng. Nó có thể quyết định tính cách con trẻ tại thời điểm này nên chúng ta cần hết sức lưu ý tới con trẻ trong thời điểm này.

Tại thời điểm này, giáo dục mầm non như bước đệm lấy đào tạo nhân cách cho trẻ để tự tin bước vào lớp một.

Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

  • Nhà trẻ, nhóm trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi;

  • Trường, lớp mẫu giáo là những trẻ từ ba tuổi đến sáu tuổi;

  • Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp từ nhà trẻ đến mẫu giáo.

2.2. Hệ thống giáo dục cơ sở quốc dân

Hệ thống cơ sở giáo dục phổ thông, đây được cho là giai đoạn nhạy cảm nhất của những thế hệ tương lai của chúng ta. Trải qua giáo dục mầm non, các bạn nhỏ tiếp tục lên giáo dục phổ thông. Ở giai đoạn này các bạn sẽ học được tính tư duy theo chiều sâu, tiếp tục nâng cao kiến thức và bắt đầu định hướng nghề nghiệp tương lai cho mình.

Giáo dục phổ thông bao gồm:

  • Giáo dục tiểu học;

  • Giáo dục trung học cơ sở;

  • Giáo dục trung học phổ thông.

Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm hướng nghiệp,…

2.2.1. Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học Giáo dục tiểu học

Ở giai đoạn này, giáo dục tiểu học được gọi là tiền đề cho sự phát triển về tư duy, và đạo đức, nơi khởi đầu của văn thể mỹ. Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh hiểu tất cả những kiến thức cơ bản nhất về con người, tự nhiên và xã hội. Bắt đầu va vấp với những kiến thức mới như học chữ cái, đánh vần, đếm số và tính toán. Các hoạt động ngoại khóa như múa, hát, ca, múa kịch, các trò chơi thể thao,.. để con trẻ nhận biết sớm những điểm nổi bật của mình. Cái nôi của những thiên tài tạo ra từ đây.

2.2.2. Giáo dục trung học cơ sở

Giáo dục trung học cơ sở giúp củng cố các kiến thức học được ở trung học cơ sở và nâng cao kiến thức, bắt đầu định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Được học những kiến thức có thể áp dụng vào cuộc sống nhiều hơn. Đồng thời ở thời điểm này, các kiến thức về lịch sử dân tộc, các kiến thức tin học, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, xã hội phải được trang bị đầy đủ để chuẩn bị bước sang giai đoạn trung học phổ thông.

2.2.3. Giáo dục trung học phổ thông

Giáo dục trung học phổ thông Giáo dục trung học phổ thông

Ở cấp trung học phổ thông, giai đoạn này được đánh giá rất cao. Tiếp tục nâng cao kiến thức và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Chính vì vậy phương pháp giáo dục phổ thông phải bồi dưỡng và thu thập kiến thức thực tế, đẩy mạnh tinh thần tự học hỏi, ham sáng tạo, để chuẩn bị tâm thế bước sang trang mới.

2.3. Giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở của giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

+ Trường trung cấp chuyên nghiệp;

+ Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề.

Nghe tên thôi cũng biết, giáo dục nghề nghiệp là dạy nghề, đào tạo nghề, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp cho người lao động. Mỗi sinh viên ra trường sẽ  nắm chắc được kiến thức cơ bản của nghề nghiêp, các nghiệp vụ kinh tế, tăng khả năng tư duy sáng tạo, trình độ chuyên môn để khi bước ra trường sinh viên có thể nắm bắt được hết tất cả kiến thức chuyên ngành và bắt đầu làm việc.

2.4. Giáo dục đại học

Cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

+ Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng;

+ Trường đai học đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ khi được Thủ tướng chính phủ giao duyệt.

Tương tự như các cơ sở giáo dục nghề, trình độ giáo dục đại học cũng đào tạo người học có nhân phẩm, đạo đức, và đào tạo các kiến thức chuyên môn để bắt đầu tìm việc làm phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, ở cấp bậc cao đẳng, đại học, người học sẽ nắm được các kiến thức chuyên sâu hơn và có cơ hội thăng tiến cũng cao hơn.

2.5. Giáo dục thường xuyên

Cơ sở của giáo dục thường xuyên:

+Trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện, tỉnh;

+ Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn;

+Ngoài ra còn có thể ở các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục khác.

Giáo dục thường xuyên là kết hợp giữa học và làm, học đi đôi với hành. Liên tục cập nhật, update kiến thức của mình.

Việc làm giáo dục – đào tạo

3. Nhà trường và một số các trường chuyên biệt

3.1. Nhà trường

Nhà trường Nhà trường

Nhà trường là cơ sở giáo dục, nơi đó đào tạo văn hóa, đạo đức, dạy nghề cho tất cả chúng ta. Nhà trường có hai hình thức là trường công lập và trường dân lập.Trường công lập Nhà nước giữ nòng cốt.

Một số trường cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công nhân viên chức. Các trường sĩ quan nhân dân có nhiệm vụ bồi dưỡng các sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân và công nhân quốc phòng. Bồi dưỡng các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý nhà nước mở rộng kiến thức để tham gia công cuộc dựng nước và giữ nước.

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được phân chia theo các loại hình sau đây

  • Trường công lập do nhà nước thành lập, đầu tư và xây dựng

  • Trường dân lập do cộng đồng bào, cộng đồng cư dân thành lập nên, đầu tư cơ sở hạ tầng cho nhà nước.

  • Trường tư thục do các công tác xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế hoặc do cá nhân thành lập, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

CV Online

3.2. Các loại trường chuyên biệt

– Các trường chuyên biệt như trường nội trú, bán nội trú, cao đẳng, đại học dự bị. Ở các tỉnh, vùng miền xa xôi, dận tộc, điều kiện kinh tế khó khăn, việc tiếp xúc với cái chữ sẽ không được đầy đủ như những vùng đồng bằng. Chính vì vậy Nhà nước ta sẽ mở ra những trường nội trú, bán nội trú để vận động các em đến trường tránh tình trạng mù chữ và góp phần đào tạo ra các nguồn cán bộ, tạo điều kiện giảng dạy tốt nhất cho những vùng này.

-Các trường chuyên, trường năng khiếu: Với những học sinh có thành tích xuất sắc, nổi bật sẽ được chuyển qua đào tạo các trường chuyên để nuôi dưỡng và phát huy tiếp tục tài năng của các bạn, đảm bảo cho các bạn phát triển một cách toàn diện nhất, giai đoạn này thường ở trung học phổ thông.

-Trường dành cho những người khuyết tật, tàn tật: Đây là những số phận kém may mắn hơn chúng ta, nên nhà nước rất khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các tổ chức xã hội, các nhà  hảo tâm xây dựng các trường lớp đào tạo cho những người khuyết tật, tàn tật, để đảm bảo các bạn vẫn có kiến thức văn hóa, được học tập, hòa nhập với cộng đồng.

– Trường giáo dưỡng: Những người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật thường đưa tới các trường giáo dưỡng, nơi đây quy định rất chặt chẽ. rèn luyện lại đạo đức, nhân phẩm để trở thành người lương thiện, sống có ích cho đất nước và xã hội.

4. Các cơ sở giáo dục khác

Như đã nêu ở trên, các cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

+ Nhóm trẻ, nhà trẻ, mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, tin học,… 

+ Các trung tâm hướng nghiêp, dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm cộng đồng;

+ Các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học.

Bạn cần hiểu rõ cơ sở giáo dục là gì để hướng tới cho con em chúng ta một môi trường học tập phù hợp và đầy đủ nhất nhằm cho con em phát triển một cách toàn diện nhất. Trên đây là tất cả thông tin sơ khai nhất giải đáp cho câu hỏi: “ Cơ sở giáo dục là gì?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn trường cho bạn và con em chúng ta. Chúc các bạn sớm tìm được cơ sở giáo dục phù hợp với các bạn nhé.