Cải cách toàn diện giáo dục Việt Nam như thế nào?

Hệ thống giáo dục quốc dân hiện tại cần được tái cấu trúc làm nền tảng cho những đổi mới giáo dục tiếp theo. Trong ảnh: một tiết học ôn tập của học sinh Trường THPT Ngô Thời Nhiệm, Q.9, TP.HCM chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2015 – Ảnh: Quang Định

 

GS Phạm Minh Hạc (chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT):

Ảnh: N.Khánh

Cần rõ hơn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Đáng lẽ phải định dạng được hệ thống giáo dục quốc dân rồi Bộ GD-ĐT mới có thể đưa ra dự thảo, tổng hợp góp ý và công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Việc này phải làm trước vì chương trình, sách giáo khoa phải thể hiện rõ sẽ phục vụ thế nào cho cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân mới. Khi xác định hệ thống giáo dục quốc dân phải quan tâm đến bốn yếu tố: trước hết là số năm học, mục tiêu của từng cấp học, rồi đến chương trình, sau mới đến sách giáo khoa.

Thực tế trong nghị quyết 29 của Trung ương Đảng đã có ý tưởng về một hệ thống giáo dục quốc dân mới. Nhiều chuyên gia giáo dục đã so sánh nghị quyết 29 là một nghị quyết về cải cách giáo dục như trước chúng ta đã làm: năm 1950 chuyển giáo dục phổ thông từ 12 năm xuống 9 năm, sau đó đến năm 1956 thì tăng lên thành 10 năm phổ thông và sau giải phóng 1975 thì lại tăng lên 12 năm phổ thông.

Hệ thống giáo dục quốc dân phải có một bậc học bắt buộc để học sinh 15 – 16 tuổi học hết lớp 9, sau đó vào THPT chỉ tập trung cho hướng nghiệp. Đấy cũng chính là ý tưởng của hệ thống giáo dục quốc dân mới.

Bất cập lớn nhất của hệ thống giáo dục quốc dân đã lộ ra trên nhiều phương diện mà rõ nhất và trước nhất là vấn đề giáo dục con người, đào tạo lãng phí. Chúng ta cần nguồn nhân lực cho phát triển đất nước, nhưng cả nhân lực bình thường và nhân lực đòi hỏi chất lượng cao đều rất kém.

 

Trích nội dung trình bày tại Diễn đàn thường niên lần thứ 2 quan chức cấp cao về giáo dục cơ bản của các nước thành viên SEAMEO, Đà Nẵng năm 2011 của TS Vũ Đình Chuẩn - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học  (Bộ GD-ĐT) - Đồ họa: Tấn Đạt

Trích nội dung trình bày tại Diễn đàn thường niên lần thứ 2 quan chức cấp cao về giáo dục cơ bản của các nước thành viên SEAMEO, Đà Nẵng năm 2011 của TS Vũ Đình Chuẩn – vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) – Đồ họa: Tấn Đạt

Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc gia do Hội Khuyến học Việt Nam, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam cùng Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người kiến nghị - Đồ họa: Tấn Đạt

Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc gia do Hội Khuyến học Việt Nam, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam cùng Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người kiến nghị – Đồ họa: Tấn Đạt

Ông Lê Viết Khuyến (nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT):

Ảnh: N.Khánh

Thuộc nhóm nước kỹ năng nghề nghiệp dưới tiêu chuẩn

Theo Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2011 của Tổng cục Thống kê, trong tổng số lực lượng lao động đang làm việc (từ 15 tuổi trở lên) có đến 84,6% không có trình độ chuyên môn – kỹ thuật, 4% qua dạy nghề, 3,7% trung cấp chuyên nghiệp, 1,7% CĐ và 6,1% ĐH. Với cơ cấu trình độ nhân lực như vậy, Việt Nam sẽ không đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Kết quả đánh giá tổng hợp nguồn nhân lực của Tổ chức BERI (Business Environment Risk Intelligence) cũng xếp Việt Nam vào nhóm nước cuối cùng – nhóm nước có kỹ năng nghề nghiệp dưới mức tiêu chuẩn.

Thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

* Nhiệm vụ, giải pháp

Nghị quyết 29 đặt ra nhiệm vụ phải “hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”.

– Theo đó, trước mắt ổn định hệ thống giáo dục phổ thông như hiện nay. Đẩy mạnh phân luồng sau THCS, định hướng nghề nghiệp ở THPT.

– Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH gắn với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

– Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau THPT, liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH. Tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới các trường ĐH, CĐ và các viện nghiên cứu theo hướng gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học.

* Mục tiêu

Mục tiêu của việc đổi mới thể hiện ở từng cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH…

– Đối với giáo dục phổ thông, “bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020 có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương”.

– Đối với giáo dục nghề nghiệp, hình thành hệ thống với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ.

– Đối với giáo dục ĐH, hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Trong đó có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.

– Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề…