Cách chữa “viêm màng túi”

Nhằm “mách nước” cho sinh viên cách quản lý chi tiêu thông minh, hội thảo “IQ tài chính – cùng bạn hoạch định tương lai” do Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP.HCM phối hợp cùng Công ty GMC tổ chức, vừa diễn ra tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Khách mời chương trình là TS Nguyễn Thắng (tổng giám đốc Tập đoàn Herbalife VN), TS Trịnh Quốc Trung (giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM), ông Nguyễn Hoài Nam (phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bản Việt) và hoa hậu Hương Giang.

Nhận diện nguồn “viêm”

Phần lớn sinh viên học xa nhà đều nhận nguồn hỗ trợ tài chính từ gia đình. Ngoài tiền phòng, điện, nước, ăn uống… bạn còn phải chi nhiều khoản khác nhau. Chưa kể những khoản chi bất ngờ như “tình phí”, họp mặt bạn bè, bệnh tật… Nhưng vật giá ngày càng leo thang, khiến nguồn thu từ gia đình cũng ngày càng hạn chế.

Đôi khi tình trạng “viêm màng túi” còn xuất phát từ chính sự chủ quan của sinh viên: chi hết cho các hoạt động đầu tháng, dẫn đến cuối tháng lâm vào “tiền khô cháy túi”.

Quản lý thời gian tốt thì quản lý tài chính tốt

TS Trịnh Quốc Trung cho rằng để có thể chữa tình trạng “viêm màng túi”, bạn trẻ cần xác định các khoản chi khác nhau. Đó là khoản chi bắt buộc, khoản chi phát sinh và khoản chi dự phòng. Với khoản chi phát sinh, chúng ta có thể cân nhắc và cắt bớt. Các bạn cũng nên dành ra ít phút mỗi ngày ghi lại những khoản chi để giúp kiểm soát tốt hơn.

Còn TS Nguyễn Thắng tiết lộ: “Một kinh nghiệm cho thấy những người quản lý tài chính tốt là những người quản lý thời gian rất tốt vì thời gian sinh ra tiền bạc. Do vậy, các bạn trẻ cần quản lý thời gian của bản thân nghiêm túc”.

Cách chữa “viêm màng túi”

“Viêm màng túi” như căn bệnh mà để chữa được bệnh phải xác định đúng nơi nguồn bệnh phát sinh, với bốn bước như sau:

* Bước 1: Đánh giá hiện trạng tài chính. Bạn cần xác định tài khoản có bao nhiêu để phân bổ hợp lý cho các khoản chi.

* Bước 2: Xác định mục tiêu. Bước này giúp bạn hình dung phải chi và sẽ chi vì mục đích nào. Điều này giúp bạn có thể hạn chế các khoản chi không cần thiết, đồng thời giúp bạn có quyết tâm vượt qua bản thân.

* Bước 3: Hoạch định kế hoạch tài chính. Để kế hoạch đi vào thực tiễn, đòi hỏi bạn cần có bản chi tiết cho kế hoạch về thời gian và quyết tâm thực hiện.

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện. Bước này giúp bạn nhìn lại ưu, khuyết điểm toàn bộ quá trình thực hiện. Điều này giúp bạn khắc phục những vướng mắc để có kế hoạch tốt hơn.

uQXMlb0O.jpgPhóng toÁo Trắngsố 10 ra ngày 1/06/2012hiện đã có mặt tại các sạp báo.

số 10 ra ngày 1/06/2012hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.