10 Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Nhất Và Cách Trả Lời

Phỏng vấn (hay còn gọi là Interview) chính là cơ hội để bạn để bạn đem tài năng của mình thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình.

Do đó việc chuẩn bị về tác phong cũng như những câu hỏi phỏng vấn sẽ phải trả lời là điều rất cần thiết. Đội ngũ Nef Digital đã tổng hợp nên những bí quyết để giúp cho việc phỏng vấn trở nên thuận lợi nhất. Mời quý bạn đọc theo dõi!

Phỏng vấn xin việc

Khi phỏng vấn xin việc, ngoài chuẩn bị câu trả lời của nhà tuyển dụng. Việc quan trọng không kém đó là tác phong khi bạn chuẩn bị tới buổi phỏng vấn.

Tác phong khi phỏng vấn:

Ứng viên nên đi thẳng người, đi nhẹ nhàng, tránh gây tiếng động. Mặt
nên tươi cười để giảm căng thăng, thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp.

Chú ý khi ngồi

Nên ngồi thẳng, tốt nhất là ngồi khoảng 1/2 ghế. Tránh ngồi dựa
người hoàn toàn, thoải mái vào ghế. Đối với ứng viên nữ nên ngồi khép kín chân
hoặc vắt gọn chân cho kín đáo. Tránh các tư thế ngồi gợi cảm là chụm gối hình
chữ V ngược.

Trang phục và đầu tóc

Bạn nên chọn trang phục là áo sáng màu, quần hoặc váy tối màu. Đầu tóc gọn gàng, tránh để tóc mái lòe xòe che mất khuôn mặt. Bạn nên tránh trang phục tối màu vì sẽ phản màu da khiến khuôn mặt bạn tối đi. Lưu ý cũng không nên mặc những trang phục quá gợi cảm không thích hợp cho một buổi phỏng vấn.

Tạo phong thái tự tin

Trong suốt buổi phỏng vấn bạn phải cố tạo cho mình phong thái tự tin. Bên cạnh đó là nhất quán với câu trả lời của mình. Tránh tình trạng lúc thì trả lời thế này lúc lại có ý kiến khác với cùng một câu hỏi. Hạn chế tình huống bạn bị nhà tuyển dụng hỏi vặn lại.

Nếu câu hỏi nào bạn không trả lời được, bạn nên thẳng thắn nói
ngay là mình không biết. Tránh nói lan man, lạc đề gây mất thời gian.

Nếu nhà tuyển dụng đưa ra gợi ý trả lời cho câu hỏi bạn không biết, hãy nắm bắt cơ hội. Điều này thể hiện sự nhanh nhạy trong tư duy của bạn, trở thành điểm cộng cho bạn.

Chú ý phần tự giới thiệu của nhà tuyển dụng

Mục đích khi nhà tuyển dụng giới thiệu bản thân mình là họ cho ứng viên biết mình tên là gì, làm việc tại vị trí nào. Giúp tạo cảm giác thân thiện, biến cuộc phỏng vấn thành một buổi nói chuyện vui vẻ nhất có thể.

Tuy nhiên rất ít có ứng viên nào biết tận dụng cơ hội này. Dẫn đến đa số các bạn đi PV không hề nhắc đến tên của nhà tuyển dụng trong suốt buổi PV mà chỉ nói chung chung: ” Thưa anh/ chị ….”. Việc bạn nhắc đến tên của ai đó, chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt đối với họ.

Câu hỏi phỏng vấn và trả lời phỏng vấnCâu hỏi phỏng vấn và trả lời phỏng vấnCâu hỏi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

10 câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Dưới đây là TOP 10 câu hỏi thường gặp trong 99% các cuộc phỏng vấn. Hãy tham khảo và có những sự chuẩn bị tốt nhất!

Hãy tự giới thiệu về bạn

Mục đích câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn biết khả năng tổng hợp thông tin cũng như kỹ năng trình bày logic của ứng viên.

Cách trả lời: Tóm tắt ngắn gọn trong 2 phút trở lại về quá trình làm việc tính từ công ty gần nhất về trước. Bạn chỉ cần nói tên công ty và vị trí công việc thôi. Không cần kể quá nhiều về kinh nghiệm, nó sẽ nằm ở phần sau.

Nếu là Sinh viên mới ra trường thì có thể nói về các hoạt động ngoại khóa/Câu lạc bộ, thực tập,…đã tham gia.

Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Câu này một lần nữa nhà tuyển dụng một lần nữa muốn biết bạn thực sự tự tin điểm gì ở bản thân. Cũng như bạn có tự biết đánh giá thiếu sót của bản thân không.

Cách trả lời:

  • Điểm mạnh: Nêu 2-3 điểm mạnh liên quan trực tiếp đến công việc đang ứng tuyển. Do đó, bạn phải tìm hiểu rất kỹ về bản mô tả công việc (JD) cũng như những yêu cầu của vị trí mình đang phỏng vấn.
  • Điểm yếu: Nói 1 vài điểm yếu mà bản thân mình thấy chưa tự tin. Nhưng quan trọng nhất là phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có mong muốn khắc phục điểm yếu đó để hoàn thiện bản thân.

Mục tiêu nghề nghiệp

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết bạn có suy nghĩ nghiêm túc
đến công việc sắp tới không. Và định hướng đó có phù hợp với vị trí hiện tại
không.

Cách trả lời: 

Nêu mục tiêu ngắn hạn trong 1 – 2 năm phù hợp với khả năng thực tế trước. Lưu ý có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Và quan trọng nhất là cần có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Sau đó hãy nhắc đến mục tiêu dài hơn (3 – 5 năm).

Mục tiêu dài hạn nên thể hiện được mong muốn được phát triển và thăng tiến trong công việc. Dĩ nhiên nó vẫn phải được đi kèm với tính khả thi. Cũng như lộ trình đạt được nó. Tránh việc để nhà tuyển dụng thấy nó là xa xôi và viển vông.

Bạn biết gì về công ty?

Bạn biết gì về công ty chúng tôi là một câu hỏi gần như sẽ gặp trong 99% các cuộc phỏng vấn. Hay một câu tương tự là “tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty?”.

Mục đích hỏi câu này nhằm biết bạn có thực sự nghiêm túc với công ty không. Đồng thời đánh giá sự phù hợp của bạn đối với vị trí ứng tuyển.

Cách trả lời:

Trả lời một cách ngắn gọn về lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Tập trung vào việc kể một số SP/DV tiêu biểu. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ về công ty qua các website, diễn đàn, social,… Vì chỉ cần bạn nói nhầm 1 chút thôi, nhà tuyển dụng cũng dễ dàng phát hiện ra.

Có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng là bạn thích lĩnh vực hoạt động cũng như SP/DV của công ty nên mong muốn được góp phần phát triển. Khi nói câu này, đảm bảo bạn thực sự thích nó nhé!

Bạn biết gì về công việc mình đang ứng tuyển

Mục đích câu hỏi muốn biết bạn đã có chủ động tìm hiểu về công
việc ứng tuyển chưa. Do đó việc chủ động tìm hiểu thông tin về tính chất công
việc, SP/DV của công ty ứng tuyển là rất quan trọng.

Cách trả lời: 

Đảm bảo nêu được các ý chính trong bảng mô tả công việc (Job Description) sẽ là điểm cộng lớn nếu hiểu được SP/DV, quy mô, đối tượng khách hàng mà mình sẽ phục vụ ở vị trí công việc này.

Việc bạn chưa tìm hiểu về công việc và công ty thì chắc chắn thất bại nằm trong tay bạn. Vậy một lần nữa chúng tôi lại nhắc lại: sự chuẩn bị là rất cần thiết.

Vì sao bạn phỏng vấn vào vị trí này?

Mục đích hỏi câu này tương tự với câu số 5. Tuy nhiên thêm phần tự đánh giá xem khả năng của mình có phù hợp với vị trí không.

Cách trả lời: 

Nêu lại một vài điểm mạnh của bản thân mà bạn thấy phù hợp với các yêu cầu tuyển dụng với vị trí đó. Cho thấy vị trí này nằm trong kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bạn.

Hoặc bạn có thể chia sẻ một số điểm khiến bạn thích vị trí này. Như lĩnh vực hoạt động của công ty, Ban lãnh đạo,… Đừng quên việc bạn phải thực sự thích và có tìm hiểu kỹ nó.

Vì sao nghỉ việc công ty cũ?

Ở câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn biết lý do bạn không tiếp tục công việc cũ là do tính chất công việc; môi trường không phù hợp hay do mâu thuẫn… Để xem xét việc này liệu có bị lặp lại ở công việc bạn đang ứng tuyển không.

Cách trả lời: 

Hãy thành thật, tuy nhiên cần khéo léo. Cố gắng chuyển câu trả lời sang hướng khác: bạn phù hợp với công việc mới thế nào. Tốt nhất nên cho nhà tuyển dụng thấy công việc cũ không còn đáp ứng được những mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

Mong muốn của bạn khi ứng tuyển vào vị trí này?

Mục
đích nhà tuyển dụng muốn đánh giá vị trí công việc cũng như công ty có đáp ứng
được mong đợi của bạn hay không.

Cách trả lời: 

Nêu thật cụ thể khoảng 2 – 3 mong đợi thực tế của bạn xoay quanh các vấn đề về công việc mong muốn được làm.

Cũng như cơ hội để vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đang có vào công việc. Hoặc đơn giản nhất, bạn có thể nói rõ mong đợi về việc cải thiện thu nhập.

Ở câu hỏi này bạn cần chia sẻ thật. Để đảm bảo được việc bạn thật sự phù hợp với công việc. Tránh tình trạng vào làm rồi thấy không được như mình mong muốn, chán việc và tiếp tục xin nghỉ.

Mức lương mong muốn?

Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Bởi ứng viên thường sợ bị “hớ”. Nói cao quá thì sợ mất cơ hội nhưng thấp quá thì không được như kỳ vọng. Vậy nói mức nào là phù hợp?

Cách trả lời:

Nói cụ thể mức lương mong muốn và mức lương thấp nhất mình có thể chấp nhận nếu làm ở vị trí đang phỏng vấn.

Để tránh mất thời gian cho cả 2 phía ở những vòng tuyển chọn tiếp theo. Một điều chắc chắn là chúng ta biết rất rõ mình là ai; mình có khả năng gì có thể đóng góp cho công ty. Vậy nên hãy tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản về mức lương trên thị trường lao động.

Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi?

Mục đích câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá về mối quan tâm của ứng viên đối với vị trí đang phỏng vấn. Cũng như tổng thể sự chuẩn bị đến đâu

Cách trả lời:

Hỏi rõ hơn về công việc, môi trường, đồng nghiệp, cấp trên của vị trí đang phỏng vấn. Nếu điểm nào chưa rõ trong bản JD thì đây là cơ hội tốt nhất. Nên hỏi những khó khăn, thử thách thường gặp khi ở vị trí này? Cũng như những mong đợi của cấp trên, công ty cho vị trí này?

Nên tránh hỏi về phúc lợi và lợi ích. Vì sau khi kết thúc phần phỏng vấn, nhà tuyển dụng hoặc đại diện phòng nhân sự sẽ tự trình bày về cơ hội khi bạn được nhận vào vị trí này.

Những kiến thức về phỏng vấn cũng như cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn thường gặp đã được tổng hợp tương đối đầy đủ. Mong rằng đây sẽ làm những thông tin bổ ích dành cho các ứng viên đang tìm việc. Chúc các bạn thành công!

Đội ngũ Nef Digital

Trân trọng cảm ơn!

Công Ty CP. Nef Digital

  • VPGD: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email:  [email protected]
  • Website: https://nef.vn