1. Bộ phận của mắt giống như thấu kính là A. thủy dịch. B. dịch thủy tinh. C. thủy tinh thể. D. giác mạc. 2. Con ngươi của mắt có tác dụng A. điều chỉnh cường

1. Bộ phận của mắt giống như thấu kính là
A. thủy dịch. B. dịch thủy tinh. C. thủy tinh thể. D. giác mạc.
2. Con ngươi của mắt có tác dụng
A. điều chỉnh cường độ sáng vào mắt. B. để bảo vệ các bộ phận phía trong mắt.
C. tạo ra ảnh của vật cần quan sát. D. để thu nhận tín hiệu ánh sáng và truyền tới não.
3. Sự điều tiết của mắt là
A. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.
B. thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.
C. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
D. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.
4. Mắt nhìn được xa nhất khi
A. thủy tinh thể điều tiết cực đại. B. thủy tinh thể không điều tiết.
C. đường kính con ngươi lớn nhất. D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.
5. Điều nào sau đây không đúng khi nói về tật cận thị?
A. Khi không điều tiết thì chùm sáng song song tới sẽ hội tụ trước võng mạc;
B. Điểm cực cận xa mắt hơn so với mặt không tật;
C. Phải đeo kính phân kì để sửa tật;
D. khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn là hữu hạn.
6. Mắt lão thị không có đặc điểm nào sau đây?
A. Điểm cực cận xa mắt. B. Cơ mắt yếu. C. Thủy tinh thể quá mềm. D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.
7. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về mắt viễn thị?
A. Khi không điều tiết thì chùm sáng tới song song sẽ hội tụ sau võng mạc; B. Điểm cực cận rất xa mắt;
C. Không nhìn xa được vô cực; D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.
8: Một người bị cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính thi phải ngồi cách
màn hình xa nhất là A. 0,5m B. 1m C. 1,5m D. 2m
9: Một cụ già khi đọc sách cách mắt 25cm phải đeo kính số 2. Khoảng thấy rõ ngắn nhất của cụ già là:
A. 0,5m B. 1m C. 1,5m D. 2m
10: Một người cận thị đeo kính -1,5dp thì nhìn rõ các vật ở xa. Khoảng thấy rõ lớn nhất của người đó là:
A. 1m B. 2/3m C. 3/2m D. 2m
11: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 cm. Khi đeo kính có độ tụ +1 dp người này sẽ nhìn rõ các
vật gần nhất cách mắt là: A. 40 cm. B. 33,3 cm. C. 27,5 cm, D. 26,7 cm.
12: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Độ tụ của kính chữa tật của người này (đeo
kính sát mắt) là: A. +2dp B. +2,5dp C.-3dp D.-2dp
13: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính chữa tật của mắt, người này nhìn
rõ được các vật gần mắt nhất là A. 16,7 cm. B. 22,5 cm. C. 17,5 cm. D. 15 cm.
14: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 15,5 cm đến 50 cm. Người này đeo kính có độ tụ -1 dp. Miền nhìn
rõ khi đeo kính của người này là
A. 13,3 cm đến 75 cm. B. 1,5 cm đến 125 cm. C. 18,34 cm đến 100 cm D. 17 cm đến 25 cm
15: Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm. Người này muốn đọc sách cách mắt 25 cm thì phải đeo
kính có độ tụ là A. – 2,66 dp. B. – 4 dp. C. – 6,6 dp. D. 4 dp.
16: Một người viễn thị nhìn rõ vật từ khoảng cách d1= 1/3 m khi không dùng kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách
d2 = 1/4 m khi dùng kính. Kính của người này có độ tụ là:
A. 0,5dp B. 1dp C. 0,75dp D. 2dp
17: Một người cận thị không dùng kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách d1 = 1/6 m, khi dùng kính thì nhìn rõ vật từ
khoảng cách d2 = ¼ m. Kính của người đó có độ tụ là: A. -3 dp. B. 2 dp. C. – 2 dp. D. 3 dp.
18: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 10 cm đến 100 cm. Khi đeo kính có tiêu cự – 100 cm sát mắt, người
này nhìn rõ được các vật từ:
A. 100/9 cm đến vô cùng. B. 100/9 cm đến 100 cm. C. 100/11 cm đến vô cùng. D. 100/11 cm đến 100 cm.