✅ Câu hỏi tu từ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

Đánh giá bài viết post

Câu hỏi tu từ dễ không? Phân biệt câu hỏi tu từ và biện pháp tu từ

KHÁI NIỆM CÂU HỎI TU TỪ

Câu hỏi tu từ là một dạng câu hỏi không yêu cầu trả lời. Đó chính là loại câu hỏi hướng suy nghĩ của người đọc vào nội dung nhất định nhằm tăng khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Và tăng cường sức biểu cảm cho bài thơ, văn.

Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi được dùng nhiều trong văn học nghệ thuật. Dạng câu hỏi này không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời, làm rõ vấn đề. Mà nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh nội dung mà người nói người viết muốn gửi gắm.

Trong câu hỏi tu từ ý nghĩa nghi vẫn không phải là quan trọng, ý nghĩa tình thái bổ sung mới là ý nghĩa mà người viết (nói) muốn nhấn mạnh và người đọc (nghe) cần phải chú ý. Hỏi chỉ là cách thức thể hiện chứ không phải mục đích”

“Một thói quen cổ truyền trong việc xem xét câu nghi vấn là nêu lên hiện tượng trong câu nghi vấn tu từ học. Đó là cách dùng câu nghi vấn không cần câu trả lời và nhiều khi hỏi về những điều đã biết, nhằm thu hút sự quan tâm và làm cho thế văn trở nên hoạt bát”

Ví dụ về câu hỏi tu từ trong thơ văn:

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?

Có thể thấy câu hỏi tu từ trên, tác giả không dùng để hỏi. Mục đích của câu thơ trên là để cảm thán, khẳng định vẻ đẹp của cô gái.

CÂU HỎI TU TỪ WIKI

Tu từ học là nghệ thuật nói chuyện, nhằm mục đính tăng cường khả năng trình bày, thuyết phục và động viên những đối tượng tiếp thu nhất định của người nói và người viết trong những tình huống cụ thể

CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ

Đó là dạng câu hỏi được đặt ra mà không cần câu trả lời hoặc câu trả lời nằm ngay chính trong câu hỏi, thường dùng trong văn thơ. Trong lời nói bình thường ngoai đời cũng hay gặp câu hỏi tu từ nhưng mà là loại bình dân.

CÂU HỎI TU TỪ CÓ TÁC DỤNG GÌ

Là đặt câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác.

CÂU HỎI TU TỪ TRONG TIẾNG ANH

“Câu hỏi tu từ” dịch ra tiếng Anh là rhetorical question.

Rhetorical question là dạng câu hỏi để gây ấn tượng chứ chẳng phải để trả lời.

Ví dụ:

When a speaker states, “How much longer must our people endure this injustice?”, no formal answer is expected.

Khi một người phát biểu: “Mọi người của chúng ta còn phải chịu đựng sự bất công này bao lâu nữa?” Không có câu trả lời chính thức được mong đợi.

1. Câu hỏi không cần trả lời

Câu hỏi không phải luôn luôn chỉ để hỏi thông tin. Trong nhiều ngôn ngữ, câu hỏi có câu trả lời rõ ràng vẫn có thể được dùng như một cách đơn giản để thu hút sự chú ý đến thứ gì đó. Những câu hỏi thuộc lại này được gọi là câu hỏi tu từ.
Ví dụ:
Do you know what time it is? (= You’re late.)
(Anh có biết mấy giờ rồi không?) (= Anh đến muộn rồi.)
Who’s a lovely baby? (= You’re a lovely baby.)
(Ai là đứa bé đáng yêu nào?) (Cháu là một đứa bé đáng yêu.)
I can’t find my coat. ~ What’s this, then? (= Here it is, stupid.)
(Tớ không tìm thấy cái áo khoác của tớ đâu. ~ Thế đây là cái gì?) (= Đây này, đồ ngốc)

Thông thường, câu hỏi tu từ thu hút sự chú ý đến một tình huống phủ định – câu trả lời luôn là No, hoặc không có câu trả lời cho câu hỏi.
Ví dụ:
What’s the use of asking her? (= It’s no use asking her.)
(Hỏi cô ấy thì được gì?) (= Hỏi cô ấy cũng vô ích thôi.)
Where’s my money? (= You haven’t paid me.)
(Tiền của tôi đâu?) (= Anh chưa trả tiền cho tôi.)
I can run faster than you. ~ Who cares? (= Nobody cares.)
(Tớ có thể chạy nhanh hơn cậu. ~ Ai thèm quan tâm?) (= Không ai quan tâm cả.)
Are we going to let them do this to us? (= We aren’t …)
(Chúng ta định để họ làm thế với chúng ta sao?) (= Chúng ta không…)
Have you lost your tongue? (= Why don’t you say anything?)
(Anh bị mất lưỡi rồi à?) (= Sao anh không nói gì cả?)
Why don’t you take a taxi? (= There’s no reason not to.)
(Sao anh không bắt tắc-xi?) (= Không có lý do nào để không làm thế.)

2. Why/How should…?

Why should…? có thể dùng với thái độ gây gổ để từ chối một lời đề nghị, yêu cầu và chỉ thị.
Ví dụ:
Ann’s very unhappy. ~ Why should I care?
(Ann rất không vui. ~ Sao tôi phải quan tâm?)    
Could your wife help us in the office tomorrow? ~ Why should she? She doesn’t work for you.
(Ngày mai vợ anh có thể giúp chúng ta trong văn phòng không? ~ Sao cô ấy phải làm? Cô ấy còn chẳng làm việc cho anh.)

How should/would I know? là câu trả lời có ý gây hấn cho một câu hỏi nào đó.
Ví dụ:
 What time does the film start? ~ How should I know?
(Mấy giờ phim chiếu? ~ Làm sao tôi biết được?)

3. Câu hỏi yes/no phủ định

Câu hỏi yes/no phủ định thường chỉ ra rằng người nói muốn câu trả lời Yes hoặc những câu đáp mang tính tích cực khác.
Ví dụ:
Haven’t I done enough for you? (= I have done enough for you.)
(Tôi vẫn chưa làm đủ thứ cho anh sao?) (= Tôi đã làm đủ thứ cho anh.) 
Didn’t I tell you it would rain? (= I told you …)
(Không phải tớ đã bảo cậu trời sẽ mưa sao?) (= Tớ đã bảo cậu…)
Don’t touch that! ~ Why shouldn’t I? (= I have a perfect right to.)
(Đừng có chạm vào đó! ~ Sau lại không được chứ?) (= Tôi hoàn toàn có quyền để chạm vào.)

HIỆU QUẢ CỦA CÂU HỎI TU TỪ

Biểu hiện của câu hỏi tu từ:

Có hình thức nghi vấn.

Ngầm ẩn một nội dung khẳng định hoặc phán đoán.

Mục đích là nhằm khẳng định, nhấn mạnh ý của người nói. Hay đôi khi là ẩn dụ, nói lái đi ý kiến chê trách về một vấn đề nào đó.

Tùy vào mục đích người sử dụng, câu hỏi tu từ hầu như đều mang lại hiệu quả tức thì. Nhưng đôi khi, người nghe không hiểu dụng ý của người nói. Câu hỏi tu từ sẽ mất đi tác dụng.

SOẠN BÀI CÂU HỎI TU TỪ

Bài tập về câu hỏi tu từ khá đa dạng. Nhưng chủ yếu chúng xuất hiện trong thơ. Bởi lẽ cần sự ngắn gọn súc tích.
Một câu hỏi muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì cần ngắn gọn và đi vào chủ đề chính.

Câu hỏi tu từ cũng vậy, muốn nhấn mạnh thì đưa thẳng chủ thể trữ tình vào và cảm thán.

Hạnh phúc nào không là hạnh phúc đầu tiên?

Tôi nói thế bao giờ?

Đặc điểm của câu hỏi tu từ

Có thể đến đây bạn đã hiểu câu hỏi tu từ là gì rồi, tuy nhiên thế nào thì được gọi là câu hỏi tu từ, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những đặc điểm của một câu hỏi tu từ. Dựa vào những đặc điểm này chúng ta có thể phân biệt được với những dạng câu khác. Cụ thể như sau:

  • Câu hỏi tu từ bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ muốn nhấn mạnh một nội dung nào đó của người nói.
  • Câu hỏi tu từ có hình thức của một câu nghi vấn với dấu hỏi chấm ở cuối câu. 
  • Câu hỏi tu từ luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán nào đó, nó có thể là  khẳng định hoặc phủ định nội dung phán đoán của người đặt câu hỏi.
  • Câu hỏi tu từ được dùng với mục đích là khẳng định và nhấn mạnh ý mà người nói muốn biểu đạt. Hoặc được dùng theo cách ẩn dụ, nói lái đi nhằm thể hiện ý chê trách một điều gì đó.
  • Trong câu hỏi tu từ có từ phủ định nhưng lại mang hàm ý khẳng định ngầm với mệnh đề tương ứng. Và ngược lại, những câu hỏi tu từ không chứa từ phủ định nhưng nội dung của câu lại mang hàm ý thể hiện sự phủ định với mệnh đề tương ứng.
  • Câu hỏi tu từ được chia ra làm hai loại đó là câu hỏi tu từ khẳng định và câu hỏi tu từ phủ định.

PHÂN BIỆT CÂU HỎI TU TỪ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ

Dưới đây là một số khái niệm về biện pháp tu từ.

Biện pháp tu từ:

Khi nói và viết ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ.

Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngôn ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ…

So với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.

Biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật

Trong tiếng Việt, các biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng. Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt, các biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong những văn bản nghệ thuật.

Với một văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của một vài biện pháp tu từ nào đó.

Góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân độc đáo trong nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ.

Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh…

Phân loại biện pháp tu từ

Hiện nay biện pháp tu từ được chia làm 2 loại đó là biện pháp tu từ về cú pháp và biện pháp tu từ về từ. Trong mỗi loại này lại được chia ra làm nhiều nhánh nhỏ khác nhau. Cụ thể tất cả các biện pháp tu từ như sau:

Các biện pháp tu từ cú pháp

Tu từ về cú pháp được chia thành các loại như

  • Biện pháp tu từ về cú pháp dưới dạng câu hỏi tu từ
  • Biện pháp tu từ về cú pháp dưới dạng đảo trật tự cú pháp hay còn gọi là đảo ngữ
  • Biện pháp tu từ về cú pháp dưới dạng liệt kê
  • Biện pháp tu từ về cú pháp dưới dạng câu đặc biệt.
  • Biện pháp tu từ về cú pháp dưới dạng điệp cấu trúc câu

Các biện pháp tu từ về từ

Nếu bạn đọc còn chưa biết câu hỏi tu từ là gì thì hãy kéo lên trên để được giải đáp chi tiết nhất về vấn đề này nhé. Còn tiếp theo đây hãy cùng tìm hiểu các biện pháp tu từ mà chúng ta vẫn thường gặp

  • Biện pháp tu từ so sánh
  • Biện pháp tu từ nhân hóa
  • Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • Biện pháp tu từ hoán dụ
  • Biện pháp tu từ điệp ngữ
  • Biện pháp tu từ nói quá
  • Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • Biện pháp tu từ chơi chữ
  • Biện pháp tu từ tương phản
  • Biện pháp tu từ điệp từ điệp ngữ. 

Các biện pháp tu từ lớp 6

Chúng ta đã được học và làm quen với các biện pháp tu từ trong chương trình ngữ văn lớp 6. Đây là một trong những phần kiến thức rất quan trọng của môn ngữ văn lớp 6 buộc chúng ta phải nắm được.

Vậy trong phạm vi kiến thức bộ môn ngữ văn của lớp 6 chúng ta đã học những biện pháp tu từ nào trong số những biện pháp tu từ vừa được liệt kê ở phía trên? Cùng chúng tôi khám phá điều này trong phần dưới đây của bài viết nhé!

Trong chương trình ngữ văn lớp 6 chúng ta được học 4 biện pháp tu từ đó là so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ.

Biện pháp so sánh

Phương pháp tu từ so sánh chính là việc thực hiện đối chiếu 2 sự vật có các điểm tương đồng với nhau để làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt của đối tượng đó.

Đồng thời nó làm cho việc diễn đạt trở nên sống động, giàu cảm xúc và giàu hình ảnh hơn. Có 2 loại so sánh đó là so sánh không ngang bằng và so sánh ngang bằng.

Biện pháp nhân hóa

Nhân hóa là biện pháp tu từ được dùng để biến những sự vật vô tri vô giác trở nên sống động và có tình cảm, cảm xúc cùng hành động giống như của con người.

Dựa trên cách thức biến đổi sự vật, nhân hóa được chia thành 3 loại đó là: Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, trạng thái của con người cho vật; gọi tên vật giống như cách gọi tên người; trò chuyện với vật giống như trò chuyện với người;

Biện pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là phép tu từ gọi tên sự vật này bằng tên một sự vật khác dựa trên sự tương đồng giữa hai vật. Phép tu từ ẩn dụ được chia làm 4 loại đó là: ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ hình thức,ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ẩn dụ cách thức. 

Biện pháp hoán dụ

Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên một sự vật bằng tên một sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận của hai vật. Biện pháp tu từ hoán dụ được chia làm 4 loại là: Lấy vật chứa thay cho vật bị chứa; lấy một bộ phận thay thế cho toàn thể; lấy cái cụ thể thay thế cho cái trừu tượng, lấy dấu hiệu để thay cho vật mang dấu hiệu.

5 ví dụ về câu hỏi tu từ có trong ca dao hoặc thơ

VD1 :

   Bây giờ Mận mới hỏi Đào 

Vườn hồng có lối ai vào hay chưa ?

VD2 :

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối 

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

VD3 : 

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu ?

VD4 : 

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà ?

VD5 : 

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?